Aller au contenu principal

Tiếng Mường


Tiếng Mường


Tiếng Mường (thiểng Mường) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La và Ninh Bình .

Tiếng Mường có 6 thanh như tiếng Việt; tuy nhiên, thanh nặng chỉ được phân biệt tại các tỉnh Phú Thọ và Thanh Hóa, còn những người tỉnh Hòa Bình đọc như thanh sắc..

Bộ chữ viết Mường

Từ trước đến nay có nhiều nhà văn hóa nghiên cứu chuyên và không chuyên đã dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm ghi chép lại các di sản văn hóa này. Mỗi người ghi một cách khác nhau, không có sự đồng nhất. Ghi như vậy cũng không thể lột tả hết bản chất, cái hay, cái đẹp của Mo Mường hay những áng thơ văn Mường cổ.

Với xu thế hiện nay, tiếng nói cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động của bên ngoài, cho nên tiếng nói của người Mường đang rơi rụng. Chỉ khoảng vài chục năm nữa, nếu không ghi lại tiếng nói của người Mường bằng chữ Mường thì chắc chắn không thể giữ được bản thể tiếng Mường của người Mường. Bộ chữ Mường ra đời thật sự rất cần thiết để ghi lại những giá trị văn hóa và bảo tồn tiếng nói người Mường.

Đây là Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 . Bảng chữ cái này phục vụ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh.

Bộ chữ dân tộc Mường này có 28 chữ cái. Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường đã sử dụng bộ chữ này.

Ghi chú:

- Để ghi các biến thể của tiếng Mường cũng như các từ ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, v.v, tiếng Mường có thể sử dụng các con chữ khác như: j, q, s, y. Tuy nhiên, các con chữ này không thuộc bảng chữ cái tiếng Mường. Trường hợp này giống như tiếng Việt vẫn sử dụng f, j w, z để ghi, nhưng chúng không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.

Phụ âm đầu

Tiếng Mường có 24 phụ âm đầu, được ghi như sau:

Ghi chú:

+ Các tổ hợp phụ âm được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: kl, tl, hr

+ Các phụ âm đơn được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: ch, nh, ng, kh, ph, th

- Vì âm đầu của các biến thể từ vựng ở các địa phương có thể không giống nhau nên việc sử dụng ký hiệu chữ viết nào là tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn, để ghi các từ có nghĩa là “đầu, trắng, trâu” ở vùng Mường Bi phải sử dụng ký hiệu âm đầu là tl (tlôốc, tlắng, tlu) nhưng vùng Mường Khến thì sử dụng ký hiệu âm đầu là kl (klôốc, klắng, klu). Nhìn chung, giữa các địa phương trong tỉnh Hòa Bình thường có các biến thể ở các cặp âm đầu: b-p, đ-t, g-k, v-w, kl-tl, hr-r

- Trường hợp kc: k dùng để ghi phụ âm đầu, c dùng để ghi phụ âm cuối.

Âm đệm

Tiếng Mường có 01 âm đệm là /w/ được ghi bằng con chữ w.

Ví dụ: kwêl. khwắn (thuốc hút), khwắi (khoáy); kwa (chúng tôi), kwải (vãi, ném), kwang (sạch).

* Ghi chú:

So sánh với tiếng Việt: tiếng Việt có một âm đệm /w/ được ghi bằng hai con chữ ou. Ví dụ: hoa quả.

Nguyên âm

Tiếng Mường có 14 nguyên âm, gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, được ghi như sau:

*Ghi chú:

Những trường hợp viết bằng hai con chữ ở đây là để tránh sự ảnh hưởng từ cách phát âm của tiếng Việt: a/aa, ê/êê, o/oo, ô/ôô, u/uu, ư/ưư

Âm cuối

Hệ thống âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm: /p, t, c, k, m, n, ɲ, ŋ, l/ và 2 bán nguyên âm: /w, j/; được ghi như sau:

Thanh điệu

Tiếng Mường có 5 thanh điệu; được ghi như sau:

Ghi chú:

Các biến thể phát âm về thanh điệu ở các vùng miền có thể có khác nhau nhưng đều được quy về 5 thanh và ghi kí hiệu như trên. Ví dụ: Thanh 2 trong tiếng Mường ở các vùng có thể có cách phát âm khác nhau (chẳng hạn như thanh huyền tiếng Việt), nhưng đều thống nhất ghi bằng:

Hiện tượng này cũng thường gặp trong tiếng Việt, ví dụ: cách phát âm của người Sơn Tây về thanh huyền; cách phát âm của người khu bốn về thanh sắc (chủng tôi= chúng tôi), cách phát âm thanh hỏi như thanh ngã ở một số địa phương (bị ngả= bị ngã). Tuy nhiên về chính tả chung của tiếng Việt vẫn thống nhất.

Vần

Tiếng Mường có 152 vần, cụ thể như sau:

Một số ví dụ

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường
  • Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường
  • Ngôn ngữ giai đoạn tiền Việt-Mường
  • Quyết định 2295/QĐ-UBND phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường Hòa Bình 2016

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Tiếng Mường by Wikipedia (Historical)


INVESTIGATION