Aller au contenu principal

9K111 Fagot


9K111 Fagot


9M111 Fagot (tiếng Nga: 9М111 «Фагот»; tiếng Anh: bassoon) là một loại tên lửa chống tăng dẫn hướng bằng dây do Liên Xô sản xuất. "9M111" là tên gọi GRAU của tên lửa. Tên ký hiệu của NATO cho loại tên lửa này là AT-4 Spigot.

Phát triển

9M111 Fagot được phát triển bởi Phòng thiết kế vũ khí Tula (Tula KBP). Công việc bắt đầu vào năm 1962 với đích tới là chế tạo thế hệ tiếp theo của ATGM có hệ dẫn hướng bằng SACLOS, nhằm trang bị cho người lính và tiêu diệt xe tăng. 9M111 Fagot được phát triển cùng với 9M113 Konkurs (AT-5 Spandrel), cả hai loại tên lửa này đều dùng chung một công nghệ - chỉ khác kích thước.

9M111 được chấp nhận trang bị vào năm 1970.

Lịch sử

Một trung đội chống tăng của Liên Xô thuộc tiểu đoàn bộ binh cơ giới có 2 tổ ATGM, mỗi tổ có hai đội 9M111 Fagot. Một đội gồm 3 người - xạ thủ mang thiết bị phóng 9P135 và giá ba chân - 2 người còn lại mang theo 4 ống có chứa tên lửa. Ngoài ra họ còn mang theo súng trường tấn công, nhưng không mang RPG. Ngoài một đội mang 4 tên lửa, thường tiểu đoàn cũng có một xe BTR có 8 tên lửa bổ sung.

9M111 có thể được trang bị cho BMP-1P, BTR-D và UAZ-469.

Miêu tả

Tên lửa được bảo quản và mang trong một ống phóng. Nó được bắn từ thiết bị phóng 9P135 - một giá ba chân đơn giản. Một hộp dẫn hướng 9S451 được gắn vào giá ba chân - tên lửa đặt ngay phía trên. Kính ngắm 9Sh119 được gắn ở bên trái (phía xạ thủ). Một hệ thống phóng đầy đủ có trọng lượng 22.5 kg. Xạ thủ phải nằm sấp khi bắn. Hệ thống có thể khóa và tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển với vận tốc dưới 60 km/h. Thiết bị phóng có thể quay 360 độ theo phương nằm ngang và có góc nâng +/- 20 độ. Kính ngắm có khả năng phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 km. Có thể bắn 3 tên lửa trong mỗi phút từ thiết bị phóng.

Hệ thống sử dụng hệ thống nén khí để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng - khí cũng thoát ra từ phía sau của ống phóng giống như kiểu của một súng không giật. Tên lửa bay ra khỏi ống phóng với vận tốc 80 m/s và tầng hành trình được khởi động. Nó nhanh chóng tăng tốc lên tới 186 m/s bằng động cơ nhiên liệu rắn của mình. Tốc độ ban đầu làm giảm tầm sát thương của tên lửa, vì nó có thể được phóng trực tiếp đến mục tiêu, thay vì bắn theo đường vòng cung.

Người phóng theo dõi vị trí của một đèn hồng ngoại ở phía sau của tên lửa để điều chỉnh tên lửa đến mục tiêu - và truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nối đằng sau tên lửa. Hệ dẫn hướng SACLOS có nhiều lợi thế hơn MCLOS, nó có độ chính xác lên đến 90%, mặc dù hiệu quả của nó chỉ có thể so sánh với TOW hay phiên bản sau của 9K11 Malyutka (AT-3 Sagger) dùng SACLOS.

Các kiểu

Tên lửa

  • 9M111 Fagot (NATO: AT-4 SpigotAT-4A Spigot A) Trang bị năm 1970
  • 9M111-2 Fagot (NATO: AT-4B Spigot B) Cải tiến động cơ, dây dẫn hướng dài hơn. Tầm bắn tối đa 2500 m. Tăng đầu nổ 460 mm để chống lại giáp RHA
  • 9M111M Faktoriya (Trading post) (NATO: AT-4C Spigot C) 2 đầu nổ HEAT nối tiếp (600 mm) nhằm tăng hiệu quả chống lại giáp ERA.

Thiết bị phóng

  • 9P135 22.5 kg. Chỉ có thể bắn seri 9M111 Fagot.
  • 9P135M Có thể bắn seri 9M111 Fagot (AT-4) hay seri 9M113 Konkurs (AT-5 Spandrel).
  • 9P135M1 Phiên bản nâng cấp của 9P135.
  • 9P135M2 Phiên bản nâng cấp của 9P135.
  • 9P135M3 Triển khai đầu thập niên 1990. Gắn thêm kính ngắm ban đêm ảnh nhiệt 13 kg TPVP - tầm bắn ban đêm 2500 m.
  • 9S451M2 Thiết bị phóng với kính ngắm ban đêm có thể chống lóa.

Quốc gia sử dụng

 Afghanistan
 Algérie
 Angola
 Bosna và Hercegovina
 Belarus
 Bulgaria
 Croatia
 Cuba
 Tiệp Khắc
 Cộng hòa Séc
 Đông Đức
 Ethiopia
 Phần Lan
Có vài trăm thiết bị phóng 9P135M-1 (đã ngừng sử dụng) và tên lửa 9M111-2 Fagot (AT-4B), gọi là PstOhj 82
 Gruzia
 Hy Lạp
 Hungary
Hezbollah
 Ấn Độ
 Iran
 Iraq
 Kazakhstan
 Kuwait
 Libya
 Litva
 Moldova
sử dụng trên BMD-1
 Mozambique
 Bắc Triều Tiên
 Ba Lan
 Nga
 Serbia
 Slovakia
 Slovenia
 Syria
 Ukraina
 Yemen
 Việt Nam

Tham khảo

  • Hull, A.W., Markov, D.R., Zaloga, S.J. (1999). Soviet/Russian Armor and Artillery Design Practices 1945 to Present. Darlington Productions. ISBN 1-892848-01-5.

Liên kết ngoài

  • FAS
  • [1] in Russian

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: 9K111 Fagot by Wikipedia (Historical)


Mikoyan-Gurevich MiG-15


Mikoyan-Gurevich MiG-15


Mikoyan-Gurevich MiG-15 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-15) (tên ký hiệu của NATO đặt là "Fagot") là một máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất của Liên Xô do Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich thiết kế và phát triển. MiG-15 là một trong những máy bay phản lực thành công với cánh xuôi, và nó nổi tiếng trên bầu trời Triều Tiên, nơi trong thời kì đầu của cuộc chiến nó đã hạ gục mọi loại máy bay cánh thẳng của Mỹ và phương Tây, và có thể chiến đấu ngang bằng với loại F-86 hiện đại nhất của Mỹ khi đó (trong khi MiG-15 có giá rẻ hơn và dễ bảo trì hơn). MiG-15 là điểm khởi đầu cho sự phát triển MiG-17, một phiên bản cải tiến hơn đã trở thành lực lượng đối chọi với máy bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam những năm 1960.

MiG-15 là một trong những loại máy bay từng được sản xuất với số lượng nhiều nhất, với khoảng 13.130 chiếc đã được sản xuất (và với việc cung cấp giấy phép cho các nước khác sản xuất thì con số MiG-15 lên tới khoảng 17.300 chiếc). MiG-15 bay lần đầu tiên vào ngày 30-12-1947, được đưa vào sử dụng trong khoảng 1949-1950 và được sử dụng trên nhiều nước trên thế giới. Một biến thể khác của MiG-15 rất nổi tiếng là MiG-15UTI "Midget".

Thiết kế và phát triển

Hầu hết những máy bay phản lực đời đầu được thiết kế giống như máy bay chiến đấu động cơ pít tông với cánh thẳng đã giới hạn tính năng bay tốc độ cao của chúng. Nghiên cứu của Đức Quốc xã trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai đã cho thấy các cánh xuôi có hiệu năng tốt hơn ở những vận tốc cận siêu âm, và những nhà thiết kế máy bay của Liên Xô cũng nhanh chóng nắm bắt đặc tính tiên tiến từ thông tin này. Có luận cứ cho rằng Artem Ivanovich Mikoyan và Mikhail Iosifovich Gurevich (các tổng công trình sư của cục thiết kế "Mikoyan") đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi loại máy bay Focke-Wulf Ta 183, mặc dù vậy đó cũng chỉ là sự phỏng đoán vô căn cứ. Mặc dù những chiếc máy bay phản lực ra đời vội vã cuối chiến tranh của Đức Quốc xã có cánh xuôi và vẻ ngoài hơi giống với MiG-15 ra đời sau này nhưng hai loại máy bay lại có những điểm khác biệt hoàn toàn trong cấu trúc và thiết kế chung. Mặc dù Liên Xô đã nắm bắt được những thông tin của Ta-183, nhưng những kỹ sư của Focke-Wulf đã bị các nước đồng minh bắt giữ, vì thế có thể chứng tỏ rằng nhóm thiết kế của MiG-15 lấy cảm hứng từ Ta-183 nhưng không đủ bằng chứng cho rằng nó chịu ảnh hưởng lớn từ Ta-183. Ngày nay đa số nguồn thông tin cho rằng MiG-15 được phát triển dựa trên những thành tựu của người Đức, nhưng những thành tựu của Liên Xô cũng không thể phủ nhận trong ý tưởng, thiết kế chế tạo và sản xuất.

Chiếc máy bay thử nghiệm có trang bị cánh mũi khác thường MiG-8 Utka đã được chế tạo ngay cuối Thế chiến 2 bởi cục thiết kế MiG cho thấy rằng chính nó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng cánh xuôi trên các thiết kế sau này của Mikoyan.

Năm 1946, các kỹ sư Liên Xô đã thấy rằng không khả thi khi dùng loại động cơ phản lực hướng trục HeS-011 được thiết kế bởi người Đức, và những thiết kế khung máy bay mới từ Mikoyan đã tiến xa hơn việc phát triển các động cơ dành cho nó. Bộ trưởng hàng không Liên Xô Mikhail Khrunichev và nhà thiết kế máy bay Alexander Sergeyevich Yakovlev đã đề xuất với nhà lãnh đạo Iosif Vissarionovich Stalin nên mua loại động cơ phản lực từ Anh. Stalin đã trả lời rằng: "Kẻ ngu ngốc nào sẽ bán cho tôi và các anh điều bí mật của anh ta?". Tuy nhiên, Stalin cũng phê chuẩn lời đề nghị. Artem Mikoyan, nhà thiết kế động cơ Vladimir Klimov và những người khác đã nhiều lần tới Vương quốc Anh, với lời đề nghị mua động cơ phản lực của người Anh. Một điều ngạc nhiên đã dành cho Stalin, chính quyền Anh và bộ trưởng thương mại phụ trách Xô viết, ngài Stafford Cripps, thông báo sẽ sẵn sàng tuyệt đối cho việc cung cấp thông tin kỹ thuật và giấy phép sản xuất động cơ phản lực ly tâm Rolls-Royce Nene tại Liên Xô, loại động cơ này được thiết kế chuyển đổi hoàn toàn và được sản xuất dưới tên gọi Klimov RD-45, sau này nó được gắn vào MiG-15 (Rolls-Royce sau đó thử đề nghị tiền lệ phí cho việc sản xuất là 207 triệu bảng, nhưng không thành công).

Trong thời gian chuyển tiếp, vào ngày 15-4-1947, hội đồng bộ trưởng ra sắc lệnh #493-192, ra lệnh cho cục thiết kế của Mikoyan OKB sản xuất 2 mẫu thử nghiệm của loại máy bay chiến đấu phản lực mới. Sắc lệnh đã yêu cầu chuyến bay đầu tiên phải được thực hiện sớm trước tháng 12-1947, các kỹ sư của cục thiết kế OKB-155 đã phải dùng đến một bản thiết kế đang gặp nhiều rắc rối trước đó - Mikoyan-Gurevich MiG-9. MiG-9 có động cơ không đủ độ tin cậy và gặp trục trặc ở hệ thống điều khiển. Vấn đề thứ nhất được giải quyết thông qua động cơ Klimov mới đầy tính ưu việt, và để giải quyết vấn đề thứ hai, các kỹ sư đã thử nghiệm với loại cánh xuôi và thiết kế lại đuôi lái. Kết quả là mẫu thử nghiệm được định danh với tên gọi I-310.

I-310 có vẻ ngoài trơn nhẵn, là một máy bay chiến đấu cánh xuôi với các cánh và đuôi xuôi một góc 35°. I-310 có tính năng bay nổi bật, với vận tốc tối đa đạt được trên 650 mph (1.040 km/h). Đối thủ chính của nó là Lavochkin La-168 với cấu hình tương tự. Sau quá trình đánh giá, thiết kế của MiG đã được chọn để đưa vào sản xuất. Được định danh MiG-15, mẫu đầu tiên bay thử vào ngày 31-12-1948. Nó bắt đầu phục vụ trong không quân Xô viết năm 1949, sau đó NATO đặt cho nó cái tên là "Fagot". Những mẫu sản xuất đầu tiên có khuynh hướng lắc lư sang trái hoặc phải do các chi tiết không ăn khớp khi chế tạo, và vì thế các bộ tinh chỉnh khí động học được gọi là "nozhi (knives - các lưỡi dao)" được gắn khớp vào nhằm khắc phục vấn đề này, những lưỡi dao này sẽ được điều chỉnh bởi những kỹ thuật viên mặt đất cho đến khi máy bay bay ổn định.

Một biến thể cải tiến là MiG-15bis ("bis" ký hiệu mẫu tự Latin hoặc Pháp cho "encore"), được trang bị động cơ Klimov VK-1 đưa vào phục vụ năm 1950, một biến thể khác sử dụng động cơ RD-45/Nene, cộng với một số cải tiến và nâng cấp nhỏ.

MiG-15 là máy bay đầu tiên được sử dụng với ý định ngăn chặn máy bay ném bom Boeing B-29 Superfortress, sau này Liên Xô cũng chế tạo một loại máy bay ném bom dựa trên B-29 là Tupolev Tu-4. Để đảm bảo cho việc tiêu diệt chiếc B-29 to lớn, MiG-15 đã trang bị pháo hạng nặng có tầm bắn xa: 2 pháo 23 mm với 80 viên đạn mỗi pháo, một pháo 37 mm 40 viên đạn.

Pháo 23 mm bắn ra những viên đạn nặng 175 gam, trong khi pháo 37 mm bắn ra những viên đạn nặng tới 735 gam. Những vũ khí đó đã cung cấp sức mạnh lớn cho MiG-15 trong vai trò đánh chặn máy bay ném bom hạng nặng, chỉ cần vài phát đạn 37 mm trúng đích cũng đủ để bắn rơi cả một chiếc máy bay rất lớn như B-29. Tuy nhiên, để đổi lấy pháo cỡ nòng lớn thì MiG-15 phải chịu hạn chế về tốc độ bắn khá chậm và số đạn ít của mỗi khẩu pháo, điều này gây khó khăn trong các trận không chiến với các loại máy bay tiêm kích nhỏ và bay nhanh.

Có một biến thể khác của MiG-15 được sản xuất đó là MiG-15UTI (NATO gọi là "Midget") một loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Bởi vì Mikoyan-Gurevich không bao giờ tập trung sản xuất kiểu máy bay huấn luyện chuyển tiếp cho Mikoyan-Gurevich MiG-17 hoặc Mikoyan-Gurevich MiG-19, "Midget" còn là loại máy bay huấn luyện cho các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va vào những năm 1970, nó là mẫu đầu tiên đóng vai trò là cơ sở cho các loại máy bay huấn luyện khác như Aero L-29 Delfín "Maya" và Aero L-39 Albatros của Tiệp Khắc (sau này là Cộng hòa Séc, Ba Lan sử dụng loại máy bay huấn luyện phản lực là PZL TS-11 Iskra). Trong khi Trung Quốc sản xuất loại máy bay huấn luyện cho Mikoyan-Gurevich MiG-17 và Mikoyan-Gurevich MiG-19 thì Liên Xô lại cho rằng MiG-15UTI có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu và không nghiên cứu sản xuất máy bay huấn luyện cho những loại máy bay sau này của chính mình.

Lịch sử chiến đấu

MiG-15 lần đầu tiên bắn hạ máy bay trên không vào ngày 13 tháng 6 năm 1952, nhưng nó còn để lại nỗi sợ hãi sau nhiều năm sau đó. Nạn nhân đầu tiên của MiG-15 là chiếc Douglas DC-3 của Không quân Thụy Điển đã bay do thám trên Biển Baltic.

Tại Triều Tiên

Mikoyan-Gurevich MiG-15 được xuất khẩu rộng rãi, phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc là MiG-15bis năm 1950. MiG-15 của Trung Quốc là những chiếc MiG đầu tiên trực tiếp chống lại những máy bay phản lực khác của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên. Loại cánh mới của MiG-15 đã chứng tỏ khả năng của mình thế hệ đầu tiên của máy bay phản lực cánh xuôi. Loại máy bay phản lực cánh thẳng của không quân Hoa Kỳ như Lockheed P-80 Shooting Star, Gloster Meteor; loại sử dụng động cơ pít tông như North American P-51 Mustang và Vought F4U Corsair (mặc dù F-80 là máy bay bắn hạ MiG-15 đầu tiên), những loại này lần lượt bị MiG-15 hạ gục một cách dễ dàng.

Khi chiếc MiG-15 được đưa vào hoạt động tại Triều Tiên vào tháng 11 năm 1950, nó vượt hơn tất cả những loại máy bay tiêm kích đang hoạt động trong các lực lượng thuộc Liên Hợp Quốc. Cuộc không chiến đầu tiên xảy ra ngày 1 tháng 11 năm 1950 khi 8 chiếc MiG-15 của Liên Xô đánh chặn 15 chiếc North American P-51 Mustang của Mỹ và trung úy phi công Liên Xô Fiodor Chizh đã bắn hạ phi công Aaron Abercrombie. Vài ngày sau, trung úy phi công Semyon Jominich (hay còn được đánh vần là Khominich) của Liên Xô đã trở thành phi công đầu tiên trên thế giới dùng máy bay phản lực bắn hạ máy bay phản lực khi anh tiêu diệt chiếc Lockheed P-80 Shooting Star của phi công Hoa Kỳ Frank Van Sickle trong 1 cuộc hỗn chiến giữa 10 chiếc Lockheed P-80 Shooting Star và 3 chiếc MiG-15.

Cho đến khi North American F-86 Sabre - máy bay phản lực kiểu mới nhất của Không quân Hoa Kỳ được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên thì lợi thế trên không của hai bên mới cân bằng. Chiếc F-86 Sabre được Không quân Hoa Kỳ đưa vào phục vụ từ năm 1949, về bản chất nó là máy bay North American FJ Fury của hải quân được lắp đôi cánh mới vào. Tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơ North American F-86 Sabre tại Triều Tiên. Các phi cơ MiG-15 có thể bay cao hơn, 50.000 ft so với 42.000 ft (12.800 m) của F-86, cho thấy lợi thế rõ ràng lúc khởi đầu của không chiến của MiG-15. Trong lúc bay đường trường thì tốc độ tối đa của chúng bằng nhau - khoảng 660 dặm Anh/giờ (1.060 km/h). Phi cơ MiG-15 có thể leo lên cao tốt hơn; trong khi phi cơ "Sabre" có thao tác bay tốt hơn và có thể bổ nhào xuống dưới nhanh hơn. Trong trường hợp bị bám đuôi, MiG-15 có thể thoát khỏi F-86 bằng cách lao vọt lên độ cao trên 42.000 ft, khiến F-86 không thể đuổi theo. Về mặt vũ khí, phi cơ MiG mang 2 khẩu pháo 23 mm và 1 đại bác 37 mm chuyên dùng để bắn hạ máy bay cỡ lớn, so với phi cơ Sabre có 6 khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch (12,7 mm) chuyên dùng để bắn hạ máy bay cỡ nhỏ. Như vậy, F-86 của Mỹ có thể bắn nhanh và mang nhiều viên đạn hơn, trong khi MiG-15 có thể bắn ra những phát đạn có sức công phá mạnh hơn. Về mặt bảo trì, đây là một yếu điểm của F-86 đối với MiG-15, phần lớn phi cơ F-86 của Mỹ đã bị giữ dưới mặt đất để sửa chữa trong suốt cuộc chiến.

Về các thiết bị ngắm bắn, F-86 Sabre có lợi thế ở công cụ đo phạm vi bằng vô tuyến (một dạng radar đời đầu trang bị cho tiêm kích), cung cấp phạm vi ngắm bắn hiệu quả là 2,4 kilômét. Trong khi MiG-15 và MiG-17 của Liên Xô chỉ được lắp thiết bị ngắm bắn quang học ASP-3, phạm vi ngắn bắn hiệu quả tối đa chỉ khoảng 1 kilômét.

Dẫu cho F-86 Sabre (Lưỡi kiếm) không phải là đối thủ của MiG-15 trong một số thông số hiệu năng bay, nhưng với chiến thuật tốt và phi công được huấn luyện kỹ, các phi công Sabre của Mỹ cũng đạt được tỷ lệ bắn hạ MiG được lái bởi các phi công Trung Quốc và Triều Tiên, vốn chỉ được huấn luyện chưa lâu và còn thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi chiến đấu với các phi công Liên Xô có nhiều kinh nghiệm và biết tận dụng lợi thế của MiG-15, hiệu suất chiến đấu của F-86 bị sụt giảm đi rất nhiều.

Nhiệm vụ chính của MiG-15 không phải là chiến đấu với những chiếc tiêm kích F-86 của Mỹ, mà là chặn đánh các phi đội máy bay ném bom hạng nặng B-29 Superfortress của Không lực Hoa Kỳ. Thứ 5 ngày 12 tháng 4 năm 1951 được gọi là ngày thứ năm đen đủi của phi công Mỹ khi 3 phi đội MiG-15 (2 phi đội của Liên Xô, 1 phi đội của Trung Quốc, tổng cộng 44 chiếc) tấn công 3 phi đội ném bom Boeing B-29 Superfortress (48 chiếc) cùng với 18 máy bay F-86 Sabre, 24 chiếc Lockheed P-80 Shooting Star và 54 chiếc Republic F-84 Thunderjet bay theo bảo vệ. Tổng cộng 12 chiếc B-29, 4 chiếc tiêm kích bị bắn rơi, nhiều chiếc khác bị bắn hỏng, trong khi không có chiếc MiG nào của Liên Xô và Trung Quốc bị hạ. Các phi công Liên Xô cho rằng: Nếu máy bay Mỹ không vội quay đầu về phía bờ biển, nơi các phi cơ của Liên Xô không được phép đuổi theo thì tổn thất của không quân Mỹ sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Sau đó phía Mỹ đã công bố con số thiệt hại là 10 máy bay ném bom B-29, gồm 3 chiếc rơi và 7 chiếc bị hư hại nặng không thể sửa chữa. Không quân Hoa Kỳ tuyên bố để tang một tuần lễ cho các phi công tử trận và ngày 12 tháng 4 trở thành "ngày thứ Năm đen tối". Các phi vụ của Mỹ bị dừng lại trong khoảng ba tháng sau đó, buộc các lực lượng Hoa Kỳ phải thay đổi chiến thuật ban đêm trong các nhóm nhỏ.

Sau đó sáu tháng, không chiến tái diễn ác liệt. Cựu phi công Kramarenko cho biết: Một số phi công Liên Xô tuyên bố đã có tới 20 chiếc B-29 bị MiG-15 bắn rơi trong tuần lễ không chiến ác liệt từ 20/10/1951 tới 27/10/1951. Trong đó, ngày 23/10/1951 tiếp tục trở thành "ngày thứ ba đen tối" của Không quân Mỹ khi họ bị tiêm kích MiG-15 bắn hạ một nửa số pháo đài bay B-29 Superfortress. Để thực hiện cuộc oanh tạc vào Namsi, Mỹ đã điều động lực lượng rất lớn: khoảng 200 tiêm kích hộ tống và 21 máy bay ném bom B-29. Đã có 58 chiếc MiG-15 xuất kích chặn đánh phi đội Mỹ. Những chiếc MiG-15 chia làm nhiều biên đội nhỏ (mỗi biên đội 2 chiếc), đánh bổ nhào từ trên cao, tấn công cùng lúc từ nhiều hướng để tận dụng ưu thế cơ động. Chiến thuật cơ động nhanh đã phát huy hiệu quả, làm tan rã đội hình của Không quân Mỹ. Trong cuộc không chiến này, 10 pháo đài bay B-29 của Mỹ đã bị tiêu diệt và nhiều máy bay khác bị hư hỏng, 4 chiếc tiêm kích Mỹ cũng bị hạ, trong khi phía Liên Xô chỉ mất duy nhất một tiêm kích MiG-15.

Những tổn thất nặng nề của lực lượng máy bay ném bom hạng nặng B-29 vào cuối tháng 10/1951 đã buộc Bộ Tư lệnh Không lực Viễn Đông (Hoa Kỳ) phải hủy bỏ các cuộc ném bom vào ban ngày của B-29 và chỉ thực hiện các phi vụ ném bom vào ban đêm, dù điều đó làm giảm đi nhiều độ chính xác của những trận ném bom

Trong nhiều năm, các lực lượng Liên Hợp Quốc đã nghi ngờ là có sự tham dự của các phi công Liên Xô vào chiến tranh Triều Tiên, nhưng Liên Xô luôn phủ nhận. Khi cuộc Chiến tranh Lạnh chấm dứt, nhiều phi công Liên Xô mà đã tham dự vào cuộc chiến tranh, đã bắt đầu tiết lộ vai trò của họ. Nhiều máy bay của Liên Xô được tô điểm bởi nhãn hiệu của Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc, còn phi công thì mặc quân phục Bắc Triều Tiên hay dân sự để cải trang nguồn gốc của họ. Để liên lạc bằng truyền thanh, họ được đưa những thẻ cho những từ ngữ không quân khác nhau, có chữ Triều Tiên và cách đọc bằng chữ cái Kirin. Những lẩn tránh này không giấu giếm được lâu dài do những khẩn trương trong khi chiến đấu trên không, các phi công Liên Xô thường phát hiệu lệnh hoặc văng tục bằng tiếng mẹ đẻ, mà phi công Mỹ có thể nghe được. Cho tới khi những cuốn sách được ấn hành gần đây bằng tiếng Trung Quốc hay tiếng Nga và các tác giả từ các nước mà trước đây thuộc Liên Xô như Zhang Xiaoming, Leonid Krylov, Yuriy Tepsurkaev và Igor Seydov, người ta biết rất ít về các phi công thực sự bay.

Mong muốn có một chiếc MiG-15 nguyên vẹn để nghiên cứu, người Mỹ đã đưa ra giá trị tiền thưởng lên tới 100.000 USD (theo thời giá năm 1950) và cấp quy chế tị nạn chính trị cho phi công nào đào thoát được với máy bay của mình. Cuối cùng, một phi công Bắc Triều Tiên, trung úy No Kum-Sok đã giành lấy giải thưởng bằng việc đào ngũ và hạ cánh chiếc MiG-15 của mình xuống căn cứ không quân Kimpo, Hàn Quốc, vào tháng 9 năm 1953, cho phép người Mỹ đánh giá bước đầu chi tiết của chiếc máy bay. Chiếc máy bay mà No Kum-Sok lái để trốn sang Hàn Quốc hiện đang được trưng bày tại bảo tàng không quân quốc gia Hoa Kỳ ở gần Dayton, Ohio.

Chiếc MiG-15 đã được nghiên cứu tỉ mỉ và được bay thử nghiệm bởi nhiều phi công, trong đó có cả phi công thử nghiệm nổi tiếng của Mỹ là Chuck Yeager. Yeager đã miêu tả trong cuốn tự truyện của mình rằng MiG-15 có khiếm khuyết nghiêm trọng trong một số thao tác điều khiển, và đã xác nhận điều đó trong chuyến viếng thăm Liên Xô. Khi các phi công Liên Xô nghe được câu chuyện này - được Yeager xác nhận - họ đã giận dữ và phản đối kịch liệt. Các phi công Liên Xô thì hoài nghi việc Yeager đã thực hiện bổ nhào MiG-15 vì họ không gặp vấn đề gì khi thực hiện động tác này. Giả thuyết máy bay MiG-15 sẽ bị mất lái khi bổ nhào ngày nay được xác nhận là không đúng. Trong thực tế, mặc dù MiG-15 bị châm chọc trong vấn đề điều khiển nhưng trên nguyên lý - nếu vượt quá giới hạn bay khi bổ nhào các phanh hãm khí động lực sẽ tự động mở ra tại vạch đỏ giới hạn, ngăn chặn máy bay bị mất điều khiển. Câu chuyện của Yeager hiện nay đã được xác nhận là sai.

Các số liệu từ các nguồn của Liên Xô thống kê rằng trong chiến tranh Triều Tiên, MiG-15 của không quân Liên Xô đã thực hiện 60.450 phi vụ ban ngày và 2.779 phi vụ ban đêm, tham gia 1.683 trận không chiến ban ngày và 107 trận không chiến ban đêm. MiG-15 được tuyên bố đã bắn rơi 1.097 máy bay đối thủ, bao gồm 647 chiếc F-86, 185 chiếc F-84, 118 chiếc F-80, 28 chiếc F-51, 11 chiếc F-94, 65 chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-29, 26 chiếc Gloster Meteors và 17 máy bay các loại khác. Đổi lại, có 335 chiếc MiG-15 của không quân Liên Xô đã bị mất trong không chiến hoặc bị tai nạn, khiến 120 phi công tử trận Một thống kê khác của Liên Xô cho rằng MiG-15 của họ đã bắn rơi 1.038 máy bay đối thủ, bao gồm 595 chiếc F-86, 178 chiếc F-84, 103 chiếc F-80, 23 chiếc F-51, 10 chiếc F-94, 66 chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-29, 28 chiếc Gloster Meteors và hàng chục máy bay các loại khác

Phía Trung Quốc bị mất 224 chiếc MiG-15, 3 chiếc La-11 và 4 chiếc Tu-2 trong toàn cuộc chiến, 116 phi công Trung Quốc đã tử trận, đổi lại các phi công Trung Quốc tuyên bố đã bắn rơi 211 chiếc F-86, 72 chiếc F-84 và F-80, và 47 máy bay các loại khác

Không quân Mỹ thống kê tại Triều Tiên họ bị mất 1.466 máy bay trong chiến đấu và 516 máy bay do các nguyên nhân ngoài chiến đấu (chưa tính thiệt hại của các lực lượng không quân đồng minh của Mỹ như Anh, Úc, Nam Phi...). Trong số 1.466 máy bay bị mất trong khi bay chiến đấu, 550 chiếc bị pháo phòng không bắn rơi, 139 chiếc bị MiG bắn rơi, 305 chiếc không rõ bị MiG hay pháo phòng không bắn rơi, 472 chiếc là "rơi bởi các nguyên nhân khác". Chia theo loại máy bay thì tổn thất bao gồm 78 chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-29 Superfortress, 228 chiếc máy bay ném bom hạng trung B-26 Invader, 332 chiếc P-51 Mustang, 368 chiếc F-80, 358 chiếc F-84, 250 chiếc F-86... cùng nhiều loại máy bay khác.

Trong các cuộc không chiến ở Triều Tiên, 67 phi công Liên Xô, 7 phi công Trung Quốc và 2 phi công Triều Tiên đã được ghi nhận đạt cấp Aces (bắn hạ từ 5 máy bay địch trở lên). Đứng đầu bảng là phi công Liên Xô, thiếu tá Yevgeni G. Pepelyayev với 22 chiến công. Kế tiếp là đại tá Nikolai Sutyagin, ông đã bắn rơi 21 máy bay đối phương (bao gồm 3 chiếc F-86, 1 F-84 và 1 Gloster Meteor) trong vòng chưa đầy 7 tháng (sau đó ông được rút về làm công tác huấn luyện). Còn phi công Trung Quốc có thành tích cao nhất là Châu Bảo Tùng với 9 chiến công. Phi công Triều Tiên có thành tích cao nhất là Kam Den Dek, hạ được 8 máy bay địch.

Các phi công MiG-15 có thành tích nổi bật trong không chiến ở Triều Tiên:

  • Yevgeny Pepelyaev: Hạ 22,5 máy bay địch.
  • Nikolay V. Sutyagin: Hạ 22 máy bay địch.
  • Alexandr P. Smortzkow: Hạ 15 máy bay địch.
  • Lev K. Schukin: Hạ 15 máy bay địch.
  • Dimitri P. Oskin: Hạ 14 máy bay địch.
  • Mikhail S. Ponomaryev: Hạ 14 máy bay địch.
  • Sergei M. Kramarenko: Hạ 13 máy bay địch.
  • Ivan A. Suchkov: Hạ 12 máy bay địch.
  • Konstantin N. Sheberstov: Hạ 12 máy bay địch.
  • Stepan A. Bahayev: Hạ 11 máy bay địch.
  • Nikolai K. Dokashenko: Hạ 11 máy bay địch.
  • Grigorii U. Ohay: Hạ 11 máy bay địch.
  • Dimitri A. Samoilov: Hạ 11 máy bay địch.
  • Pavel S. Milaushkin: Hạ 10 máy bay địch.
  • Grigorii I. Pulov: Hạ 10 máy bay địch.
  • Châu Bảo Tùng: Hạ 9 máy bay địch.

... 61 phi công khác hạ được từ 5-9 máy bay địch.

Các nước khác

Sau hiệp định đình chiến Triều Tiên, một vài chiếc MiG-15 của Không quân Bắc Triều Tiên vẫn còn tiếp tục bị bắn hạ bởi những chiếc F-86 trong phi đội máy bay ném bom và chiến đấu số 67 của Không quân Hoa Kỳ do vô tình bay qua giới tuyến. Suốt thời gian còn lại của những năm 1950, những máy bay MiG-15 của Liên Xô và các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va đã ngăn chặn những máy bay do thám của Không quân Mỹ và đã bắn hạ vài chiếc. Còn những chiếc MiG-15 của Không quân quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAF) lại thường xuyên chạm trán với máy bay của Đài Loan và Hoa Kỳ trong các trận chiến. Vào năm 1958, một chiếc máy bay chiến đấu của Đài Loan đã dùng tên lửa AIM-9 Sidewinder để bắn hạ một chiếc MiG-15 của PLAAF trong một trận không chiến.

MiG-15 còn phục vụ trong lực lượng không quân các quốc gia Ả Rập như trong Khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956 và Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.

Việt Nam vận hành một số MiG-15 và MiG-15UTIs, nhưng chỉ dùng để đào tạo. Không có chiếc MiG-15 nào đã tham gia không chiến chống lại máy bay Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Phi hành gia nổi tiếng của Liên Xô Yuri Alekseievich Gagarin đã hy sinh trong khi đang điều khiển máy bay huấn luyện MiG-15UTI vào tháng 3 năm 1968. Có thể do tầm nhìn bị hạ chế và mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay mặt đất, chiếc máy bay đã đâm xuống. Nhưng một số tài liệu lại cho rằng chiếc MiG-15UTI do Yuri Gagarin lái đã bị mất lái do bay quá gần một chiếc Sukhoi Su-15 cũng đang bay trong khu vực đó.

Số lượng

Liên Xô đã sản xuất khoảng 12.000 chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-15 với mọi biến thể. MiG-15 còn được sản xuất ở Tiệp Khắc (biến thể S-102S-103) và Ba Lan (với tên gọi Lim-1, Lim-2 và loại 2 chỗ SB Lim-1, SB Lim-2).

Đầu những năm 1950, Liên Xô đã cung cấp hàng trăm chiếc MiG-15 cho Trung Quốc, người Trung Quốc đã gọi chúng với tên "J-2". Liên Xô đã cử 1.000 kỹ sư, chuyên gia tới Trung Quốc, họ đã giúp đỡ cho nhà máy máy bay Shenyang sản xuất máy bay huấn luyện MiG-15UTI (tiếng Trung: "JJ-2"). Trung Quốc chưa bao giờ sản xuất máy bay chiến đấu một chỗ ngồi J-2/MiG-15, mà chỉ sản xuất loại biến thể hai chỗ huấn luyện JJ-2/MiG-15UTI.

Đã có một số cuộc tranh luận về tên gọi "J-4". Một số ý kiến cho rằng sĩ quan quan sát của phương Tây sai lầm khi cho rằng MiG-15bis của Trung Quốc có tên gọi là "J-4", trong khi PLAAF chưa bao giờ sử dụng tên gọi "J-4" cho MiG-15. Một số ý kiến lại cho rằng "J-4" được dùng cho Mikoyan-Gurevich MiG-17, khi tên gọi "J-5" được dùng cho MiG-17PF. Một số khác nữa cho rằng PLAAF dùng tên gọi "J-4" cho MiG-17A của Liên Xô, và nó nhanh chóng được sản xuất ở Trung Quốc với biến thể MiG-17F / Shenyang J-5. Có thể chắc chắn rằng thời gian phục vụ của J-2 và J-4 trong PLAAF khá ngắn và nó được thay thế bởi những máy bay co năng lực hơn là Shenyang J-5 và Shenyang J-6.

Các biến thể

  • I-310: Mẫu đầu tiên.
  • MiG-15: máy bay chiến đấu phản lực một chỗ. Mẫu sản xuất đầu tiên.
  • MiG-15P: Máy bay đánh chặn mọi thời tiết, phiên bản của MiG-15bis.
  • MiG-15SB: Máy bay chiến đấu ném bom một chỗ.
  • MiG-15SP-5: Máy bay đánh chặn mọi thời tiết 2 chỗ, phiên bản của MiG-15UTI.
  • MiG-15T: Phiên bản máy bay dành cho tập bắn.
  • MiG-15bis: Phiên bản cải tiến một chỗ.
  • MiG-15bisR: Phiên bản trinh sát một chỗ.
  • MiG-15bisS: Phiên bản hộ tống một chỗ.
  • MiG-15bisT: Phiên bản làm bia tập bắn một chỗ.
  • MiG-15UTI: máy bay huấn luyện phản lực hai chỗ, hai hệ thống lái.
  • J-2: Tên gọi MiG-15 một chỗ.
  • JJ-2: Tên gọi máy bay huấn luyện 2 chỗ MiG-15UTI.
  • Lim-1: Máy bay chiến đấu Mikoyan-Gurevich MiG-15 sản xuất ở Ba Lan.
  • Lim-1A: Máy bay trinh sát MiG-15 với camera AFA-21 sản xuất ở Ba Lan.
  • Lim-2: MiG-15bis sản xuất ở Ba Lan.
  • Lim-2R: Máy bay trinh sát tấn công mặt đất phiên bản MiG-15bis với camera trước vòm kính che buồng lái sản xuất ở Ba Lan.
  • Lim-2A: Phiên bản tấn công mặt đất và trinh sát 2 chỗ sản xuất ở Ba Lan.
  • SB Lim-1: Máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ RD-45.
  • SB Lim-2: Máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ VK-1.
  • SB Lim-2A hay -2Art: Phiên bản trinh sát hai chỗ do Ba Lan chế tạo, để cung cấp tọa độ cho pháo binh.
  • S-102: Máy bay phản lực MiG-15 sản xuất ở Tiệp Khắc.
  • S-103: Máy bay phản lực MiG-15bis sản xuất ở Tiệp Khắc.
  • CS-102: Máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Tiệp Khắc.

Các nước từng sử dụng

  • Afghanistan: 42 chiếc bao gồm cả 38 chiếc MiG-15UTI, được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Afghanistan năm 1951, ngừng phục vụ năm 1979.
  • Albania: 80 chiếc hoặc hơn, phục vụ trong Không quân Albanian từ 1955. Ngừng phục vụ năm 1990.
  • Algérie
  • Angola
  • Bulgaria
  • Burkina Faso
  • Campuchia
  • Trung Quốc: Tự sản xuất một số chiếc để làm mẫu và huấn luyện cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
  • Cộng hoà Congo
  • Cuba
  • Tiệp Khắc
  • Cộng hòa Dân chủ Đức
  • Ai Cập
  • Phần Lan
  • Guinée
  • Guiné-Bissau
  • Hungary
  • Indonesia
  • Iraq
  • Libya
  • Madagascar
  • Mali
  • Mông Cổ
  • Maroc
  • Mozambique
  • Nigeria
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được hỗ trợ hàng trăm chiếc MiG-15 để tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên
  • Việt Nam
  • Pakistan
  • Ba Lan
  • România
  • Somalia
  • Liên Xô
  • Sri Lanka
  • Sudan
  • Syria
  • Tanzania
  • Uganda
  • Hoa Kỳ
  • Yemen

Thông số kỹ thuật (MiG-15bis)

Thông số chung

  • Phi hành đoàn: 1
  • Chiều dài: 10.11 m (33 ft 2 in)
  • Sải cánh: 10.08 m (33 ft 1 in)
  • Chiều cao: 3.70 m (12 ft 2 in)
  • Diện tích cánh: 20.6 m² (221.74 ft²)
  • Loại cánh: TsAGI S-10 / TsAGI SR-3
  • Trọng lượng rỗng: 3.580 kg (7.900 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 4.960 kg (10.935 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 6.105 kg (13.460 lb)
  • Sức chứa nhiên liệu: 1.400 L (364 US gal))
  • Động cơ: 1x Klimov VK-1 loại động cơ phản lực, công suất 26.5 kN (5.950 lbf)

Hiệu suất bay

  • Vận tốc cực đại: 1.075 km/h (668 mph)
  • Vận tốc tuần tra trên biển: 840 km/h (520 mph)
  • Tầm hoạt động: 1.200 km, 1.975 km với thùng nhiên liệu phụ 745 mi / 1.225 mi)
  • Trần bay: 15.500 m (50.850 ft)
  • Tốc độ lên cao: 50 m/s (9.840 ft/min)
  • Lực nâng của cánh: 240.8 kg/m² (49.3 lb/ft²)
  • Lực nâng/khối lượng: 0.54 kN/kg

Vũ khí

  • 2x 23 mm pháo Nudelman-Rikhter NR-23KM (80 viên đạn mỗi khẩu, tổng cộng 160 viên), và 1x 37 mm pháo Nudelman N-37D (tổng cộng 40 viên)
  • 2x 100 kg (220 kg) bom, thùng nhiên liệu, hoặc tên lửa không điều khiển.

Tham khảo

Ghi chú

Tài liệu

Liên kết ngoài

  • by David Noland Fighter Planes: MiG-15. The air power of the Evil Empire
  • THE MIKOYAN MIG-15 at Greg Goebel's AIR VECTORS
  • MiG-15.com
  • Warbird Alley: MiG-15 page - Information about privately owned MiG-15s
  • MiG-15 in Korea
  • MiG-15 FAGOT at Global Security.org
  • MiG-15 Fagot at Global Aircraft
  • MiG-15 Fagot at FAS
  • Cuban MiG-15
  • Giới thiệu sơ MiG-15

Nội dung liên quan

Máy bay có cùng sự phát triển

MiG-17

Máy bay có tính năng tương đương

  • Focke-Wulf Ta 183
  • FMA IAe 33 Pulqui II
  • F-84 Thunderjet
  • F-86 Sabre
  • Lavochkin La-15
  • Dassault Ouragan
  • Saab 29 Tunnan

Trình tự thiết kế

MiG-8 - MiG-9 (I-210)/MiG-9 (I-301) - MiG-13 (I-250) - MiG-15 - MiG-17 - MiG-19 - MiG-21

Phiên bản Trung Quốc

J-4 - J-5 - J-6 - J-7 - J-8 - J-9 - J-10 - J-11 - J-12 - J-XX - J-13

Xem thêm

  • F-86 Sabre
  • B-29 Superfortress
  • Clement Atlee
  • Stafford Cripps
  • Artem Mikoyan

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Mikoyan-Gurevich MiG-15 by Wikipedia (Historical)


BMP-2


BMP-2


BMP-2 (Boyevaya Mashina Pekhoty-2) là thế hệ xe chiến đấu bộ binh thứ hai, được Liên Xô thiết kế và đưa vào chế tạo từ thập niên 1980. So với BMP-1, BMP-2 không khác nhiều mà chỉ có một vài cải tiến để tăng khả năng tự vệ cho xe. Những cải tiến này được quyết định sau khi BMP-1 tham gia chiến đấu thực tế và bộc lộ những điểm yếu của nó trong Chiến tranh Yom Kippur.

BMP-2 có tháp xe rộng hơn so với BMP-1. Xa trưởng sẽ ngồi trong tháp xe cùng với pháo thủ. Ngoài kíp xe, xe chỉ mang theo tối đa 7 chiến sĩ thay vì 8 như xe BMP-1. Hỏa lực trên xe trở nên mạnh hơn với pháo tự động 2A42 30 mm, súng máy PKT đồng trục 7,62 mm với 2000 viên, và tên lửa chống tăng 9M111 Fagot hoặc 9M113 Konkurs. Ngoài ra, xe có thể được trang bị cả RPG-7 với cơ số đạn là 5 quả. Số lỗ châu mai mỗi bên xe giảm xuống còn 2. Giáp xe được tăng cường.

Hệ thống trinh sát, ngắm bắn

Những chiếc BMP-2 chế tạo từ thập niên 1970 có kênh ngắm đêm tương đối tốt theo tiêu chuẩn thời đó, nhưng tới hiện nay thì đã khá lạc hậu, chúng phải dùng đèn chiếu sáng hồng ngoại chủ động, điều này làm lộ vị trí ban đêm của xe khi chiến đấu. BMP-2 đời cũ không có máy đo xa tự động mà đo bằng các vạch xác định độ cao mà trưởng xe hay trắc thủ sẽ căn cứ vào so sánh mục tiêu với các vạch này để tính cự li. Kênh ngắm bắn đêm của BMP-2 đời đầu rất khó bắn trúng mục tiêu ở cự ly trên 1000 mét do thiết bị chưa hoàn chỉnh.

Bình luận viên báo “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” là sĩ quan từng phục vụ ở quân khu miền Nam cho biết: “Tôi rất quen với xe BMP-3, BMP-2 và có thể so sánh hai loại xe này. Phải thừa nhận là theo tiêu chuẩn hiện nay thì cách hoạt động của kíp xe BMP-2 thật sự là cổ lỗ khủng khiếp. Trưởng xe phát hiện mục tiêu bằng kính TKN-3B (kính quan sát của trưởng xe BMP-2) theo “công thức phần nghìn”, tính nhẩm cự li và chỉ thị mục tiêu cho trắc thủ, trắc thủ chọn cự li trên máy ngắm của mình theo thang vạch chuyên dùng. Mà có đến ba hàng khắc vạch, một hàng dùng cho đạn xuyên giáp, một hàng cho đạn nổ mảnh của pháo và một hàng riêng cho súng máy. Chỉ sau đó mới có thể bắn. Ngay cả kíp xe đã được huấn luyện chu đáo việc này đòi hỏi 20-30 giây, có khi là đến một phút, mà điều này trong đối đầu trực tiếp của trận đánh hiện đại đồng nghĩa với thương vong chắc chắn cho xe của ta. Xe BMP-2 cũ không có máy ngắm tìm nhiệt, không có máy đo xa, không có cả kính ngắm toàn cảnh cho trưởng xe. So với các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại ngày nay, khi mà sau khi phát hiện mục tiêu không chỉ cự li bắn được tự động tính toán, mà còn có tất cả lượng sửa, và máy bám mục tiêu tự động sẽ bám đối phương đến cùng”.

“Trắc thủ phải xoay người sang bên, mà trong khoang xe BMP-2 chật hẹp thì làm điều này không dễ. Các cần điều khiển tên lửa chống tăng cũng không thuận tiện. Dễ hiểu là vào những năm 1980 thì đây là một giải pháp đột phá, nhưng đến nay thì thì thật sự là không thuận tiện. Thêm vào đó các tổ hợp tên lửa Konkurs hoặc Fagot lắp trên BMP-2 tùy theo biến thể dẫu sao cũng đã lạc hậu”."

Để nâng cấp những chiếc BMP-2 cũ này, quân đội Nga và một số nước khác đã giới thiệu một số gói nâng cấp hệ thống ngắm bắn cho BMP-2, bao gồm kính nhìn đêm kiểu mới, đo xa laser, máy tính đạn đạo…

Tham khảo

Xem thêm

  • BMP-1
  • BMP-3

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới BMP-2 tại Wikimedia Commons

  • SOVIET BMP-2 Infantry Fighting Vehicle – Walk around photos
  • Global Security Article on the BMP-2
  • BMP-2 at indian-military.org Lưu trữ 2009-11-20 tại Wayback Machine
  • BMP-2M Berezhok walk-around on Prime Portal
  • Giới thiệu sơ BMP-2M


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: BMP-2 by Wikipedia (Historical)


Danh sách tên ký hiệu của NATO cho tên lửa chống tăng


Danh sách tên ký hiệu của NATO cho tên lửa chống tăng


Tên ký hiệu của NATO cho series AT tên lửa điều khiển chống tăng, với các thiết kế của Liên Xô:

  • AT-1 Snapper (3M6 Shmel)
  • AT-2 Swatter (3M11 Falanga)
  • AT-3 Sagger (9M14 Malyutka)
  • AT-4 Spigot (9M111 Fagot)
  • AT-5 Spandrel (9M113 Konkurs)
  • AT-6 Spiral (9M114 Shturm)
  • AT-7 Saxhorn (9M115 Metis)
  • AT-8 Songster (9M112 Kobra)
  • AT-9 Spiral-2 (9M120 Ataka)
  • AT-10 Stabber (9M117 Bastion)
  • AT-11 Sniper (9M119 Svir" / "Refleks)
  • AT-12 Swinger (9M118 Sheksna)
  • AT-13 Saxhorn-2 (9M131 Metis-M)
  • АТ-14 Spriggan (9M133 Kornet)
  • АТ-15 Springer (9M123 Khrizantema)
  • AT-16 Scallion (9A1472? Vikhr / Vikhr-M?)

Xem thêm: Tên ký hiệu của NATO, Danh sách tên lửa điều khiển chống tăng

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Antitank weapons Lưu trữ 2009-01-29 tại Wayback Machine at armscontrol.ru.
  • Designations of Soviet and Russian Military Aircraft and Missiles



Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Danh sách tên ký hiệu của NATO cho tên lửa chống tăng by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Nikolay Fyodorovich Makarov


Nikolay Fyodorovich Makarov


Nikolay Fyodorovich Makarov (tiếng Nga: Никола́й Фёдорович Мака́ров; 22/05/{ngày cũ là 9/5}1914 – 13/05/1988) là một nhà thiết kế vũ khí của Liên Xô,một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất của ông là súng ngắn Makarov.

Sản phẩm

  • Makarov PM (được Quân đội Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1951)
  • АМ-23 cannon (được đưa vào sử dụng năm 1953)
  • 9K111 Fagot (được đưa vào sử dụng năm 1970)
  • 9M113 Konkurs (được đưa vào sử dụng năm 1974)

Các giải thưởng

  • Giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1952, 1967)
  • Huân chương cờ đỏ lao động (1966)
  • Huân chương Lenin (1971, 1974)
  • Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa (1974)

Chú thích


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Nikolay Fyodorovich Makarov by Wikipedia (Historical)


Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam


Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam


Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" ngày 13 tháng 4 năm 1967.

Lịch sử hình thành

  • Ngày 29 tháng 6 năm 1946 là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng (4 pháo phòng không 75mm), Pháo đài Xuân Tảo (2 pháo phòng không 75mm), Pháo đài Xuân Canh (1 pháo phòng không 75mm).
  • Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn: tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10), tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên, được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948.
  • Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn. Ngày 20 tháng 11 năm 1950 thành lập trung đoàn 675, Trung đoàn pháo cơ giới 45 được thành lập với trang bị gồm 20 khẩu lựu pháo 105 mm và 40 ô tô các loại.
  • Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng.
  • Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh–pháo binh) 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.
  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105 mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120 mm, 30 khẩu sơn pháo 75 mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102 mm, 36 khẩu cối 82 mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh.
  • Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Pháo binh.
  • Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.
  • Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh để đặt dưới quyền Bộ Tư lệnh Phòng không mới được thành lập.
  • Ngày 15 tháng 10 năm 1965, thành lập Đoàn pháo binh 69 (còn gọi là Đoàn pháo binh Biên Hòa), thuộc Bộ Tư lệnh Miền (chiến trường B2). Tháng 1 năm 1972, Đoàn pháo binh 69 chuyển thành Sư đoàn pháo binh 75 thuộc Bộ Tư lệnh Miền.

Pháo đài Láng

  • Trung đội pháo đài Láng thành lập ngày 29 tháng 6 năm 1946, gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, do Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên.. Pháo đài Láng vốn do Pháp lập ra sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ để bắn máy bay Nhật. Ở đây có 4 khẩu pháo cao xạ 75 mm mua của Đức là loại súng tối tân lúc bấy giờ được gắn cố định vào bệ bê tông. Năm 1940, Nhật đã buộc Pháp phải dùng pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ đến ném bom Hà Nội. Bộ đội Việt Nam dùng 2 khẩu cao xạ còn lại với 400–500 viên đạn làm pháo bắn mục tiêu mặt đất.
  • Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng đã nổ súng bắn vào thành Hà Nội, yểm trợ cho bộ đội Việt Nam. Ba ngày sau, pháo đài Láng bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp. Nửa tháng sau thì pháo đài hết đạn, nhưng được điều thêm 1 khẩu sơn pháo 75 mm có bánh xe do ô tô kéo về. Ngày 10 tháng 1 năm 1947, trung đội pháo đài Láng rút khỏi Hà Nội, kết thúc đợt chiến đấu đầu tiên của pháo binh Việt Nam.

Pháo hỏa tiễn ĐKB

  • Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến này được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương.

Nhiệm vụ

Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng chiến đấu, là hỏa lực chủ yếu của lục quân; có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến.

  1. Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, phân tán, rộng khắp trong địa bàn tác chiến.
  2. Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy của địch.
  3. Chế áp, phá hoại, khống chế các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình địch như sở chỉ huy (vị trí chỉ huy), trung tâm thông tin, sân bay, kho, bến cảng... và hậu phương của địch.
  4. Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu diệt, gây tổn thất làm địch mất sức chiến đấu. Bắn phá các mục tiêu công sự, công trình phòng ngự của địch... gây mất tác dụng.
  5. Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch, tạm thời mất sức chiến đấu, cơ động hạn chế, chỉ huy rối loạn.
  6. Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác động về tinh thần, tâm lý để hạn chế và ngăn chặn hoạt động của địch một cách tạm thời.

Lãnh đạo hiện nay

  • Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hồng Phong
  • Chính ủy: Đại tá Bùi Ngọc Tuyên
  • Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Hữu Phước
  • Phó Tư lệnh: Đại tá Phạm Minh Trung
  • Phó Chính ủy: Đại tá Trương Văn Tâm

Tổ chức chính quyền

Cơ quan

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Phòng Khoa học quân sự
  • Phòng Điều tra hình sự

Đơn vị

  • Trường Sĩ quan Pháo binh – TX Sơn Tây, TP Hà Nội
  • Lữ đoàn 45 – TX Sơn Tây, TP Hà Nội
  • Lữ đoàn 204 – TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
  • Lữ đoàn 490 – Chí Linh, Hải Dương
  • Lữ đoàn 675 – Hiệp Hòa, Bắc Giang
  • Lữ đoàn 96 – Long Thành, Đồng Nai
  • Trung tâm Huấn luyện – Đào tạo - Thạch Thất, Hà Nội
  • Kho K380 – Chợ Đồn, Bắc Kạn
  • Kho K86 - Thạch Thất, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 371 - Thạch Thất, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 97 - Ba Vì, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 10 Vận tải, Cục Hậu cần

Khen thưởng

  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1976);
  • Huân chương Hồ Chí Minh (1979);
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001);
  • Huân chương Sao Vàng (2006)

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ

Cục Pháo binh, Bộ Tổng tư lệnh

  • Năm 1949–1954: Trần Đại Nghĩa: Thiếu tướng, Cục trưởng.

Bộ Chỉ huy Pháo binh

  • 1954–1956: Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng (1948), Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh

Tư lệnh Binh chủng

  • 1956–1963: Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng, Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Pháo binh.
  • 1964–1968: Nguyễn Thế Lâm, Thiếu tướng (1974)
  • 1968–1977: Doãn Tuế, lúc làm Tư lệnh là thiếu tướng, trung tướng (1984)
  • 1979–1988: Nguyễn Trung Kiên, Thiếu tướng
  • 1988–1995: Nguyễn Nam Hồng, Thiếu tướng (1989)
  • 1995–1998: Tống Ngọc Thắng, Thiếu tướng. Từ 1998 là Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 1998– 2005: Đỗ Quốc Ân, Thiếu tướng.
  • 2005–2009: Vũ Thanh Lâm, Thiếu tướng (2006)
  • 2009–2015: Nguyễn Văn Côn, Thiếu tướng (2009)
  • 2015–6.2020: Đỗ Tất Chuẩn, Thiếu tướng (9.2015), nguyên Phó Tư lệnh kiêm TMT Binh chủng Pháo binh
  • 6.2020– nay, Nguyễn Hồng Phong, nguyên Phó Tư lệnh kiêm TMT Binh chủng Pháo binh

Chính ủy Binh chủng, Phó tư lệnh chính trị

  • 1958–1959: Lê Hiến Mai, Chính ủy đầu tiên của Binh chủng Pháo binh, trung tướng (1974)
  • 1959–1961: Nguyễn Xuân Hoàng, trung tướng (1986)
  • 1961–1963: Lê Quang Hòa, thượng tướng (1986)
  • 1963?–1965: Trương Công Cẩn
  • 1966–1971: Tạ Xuân Thu, Thiếu tướng (1961)
  • 1971–1973: Đặng Hòa, Trung tướng (1986)
  • 1973–1979: Nguyễn Nam Thắng, Thiếu tướng
  • 1979–1980: Đặng Hòa, Thiếu tướng
  • 1980–1988: Hoàng Văn Thạ, Thiếu tướng
  • 1988–1993: Hoàng Định, Đại tá.
  • 1993–2005: Lê Giám đốc, Thiếu tướng.
  • 2005–2010: Trần Hữu Định, Thiếu tướng (2006)
  • 2010–9.2017: Nguyễn Thanh Ngụ. Thiếu tướng (2010)
  • 9.2017– nay: Hoàng Quang Thuận, Thiếu tướng

Tham mưu trưởng

  • Phan Hạo, Thượng tá (1966-1967, 1969-1971)
  • Tô Thuận, Thiếu tướng (1985)
  • Hoàng Văn Khoát, Đại tá

Trang thiết bị

Pháo xe kéo- Pháo cối

Pháo phản lực

Pháo tự hành

Tên lửa mặt đất

Chú thích

Liên kết ngoài


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam by Wikipedia (Historical)


Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam


Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam


Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận chính cấu thành nên Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam đã không được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác.

Đến năm 2030, Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để xây dựng và chính thức thành lập Quân chủng Lục quân, có thể xây dựng theo các mô hình: sư đoàn mạnh, tăng thêm về tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, có thể biên chế trung đoàn bộ binh cơ giới; sư đoàn nhẹ, tổ chức như sư đoàn hiện nay biên chế ở cấp quân khu, nhất là quân khu ở địa hình rừng núi. Tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân chỉ huy lực lượng cơ động chiến lược gồm các sư đoàn mạnh và các lữ đoàn binh chủng hiện đại.

Tổ chức

Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh, đặc công, công binh, thông tin-liên lạc... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản.

Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:

- Lục quân trực thuộc bộ: gồm 3 quân đoàn bộ binh hợp thành lần lượt là: Quân đoàn 12,Quân đoàn 3,Quân đoàn 4, các lữ đoàn trực thuộc các binh chủng của Lục quân.

- Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn binh chủng lục quân.

Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng chủ yếu báo vệ địa phương. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:

- Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.

- Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 - 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực.

Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có lục quân với bộ binh là chính. Qua quá trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và lực lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Quân khu

Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu.

  • Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9

Quân đoàn

Quân đoàn là đơn vị cơ động chiến lược của Lục quân trực thuộc Bộ Quốc phòng được bố trí để bảo vệ các vùng trọng yếu của quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ quân sự theo sự điều động của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn bao gồm các sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn.

  • Quân đoàn 12 Ngày 29/11, tại Ninh Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tiếp nhận nguyên trạng các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) về Quân đoàn 12.
  • Quân đoàn 1 - Quyết Thắng (điều chuyển về Quân đoàn 12)
  • Quân đoàn 2 - Hương Giang (điều chuyển về Quân đoàn 12)
  • Quân đoàn 3 - Tây Nguyên
  • Quân đoàn 4 - Cửu Long

Binh chủng

Quân hàm


Trang bị

Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại. Trải qua thử thách trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và tạo nên truyền thống vẻ vang. Tất cả các quân đoàn, hầu hết các binh chủng và nhiều đơn vị của Lục quân đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

Xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành

Pháo - Súng cối

Tên lửa mặt đất

Súng bộ binh

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bqp.vn

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam by Wikipedia (Historical)


Trang bị Quân đội nhân dân Việt Nam


Trang bị Quân đội nhân dân Việt Nam


Trang bị Quân đội nhân dân Việt Nam là danh sách liệt kê những trang thiết bị khí tài được sử dụng bởi Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lục quân

Quân phục

Binh chủng bộ binh

Trang bị hiện tại

Vũ khí dự bị hoặc đã bị loại bỏ

  •  Liên Xô Nagant M1895 Súng lục ổ xoay
  •  Đế quốc Nhật Bản Shiki 26 Súng lục ổ xoay
  •  Anh Webley MK2 súng lục ổ xoay
  •  Đế quốc Nhật Bản Nambu Shiki 14 Súng lục bán tự động
  •  Đế quốc Nhật Bản Type 100 Súng tiểu liên
  •  Pháp MAT-49 Súng tiểu liên
  •  Đế quốc Nhật Bản Arisaka kiểu 99 Súng trường chiến đấu
  •  Đế quốc Nhật Bản Arisaka kiểu 38 Súng trường chiến đấu
  •  Pháp MAS-36 Súng trường chiến đấu
  •  Pháp MAS-49 Súng trường
  •  Hoa Kỳ Browning M1917 Súng máy hạng nặng 7.62 mm
  •  Đế quốc Nhật Bản Shiki 11 (LMG) Súng máy cá nhân 6,5 mm
  •  Đế quốc Nhật Bản Shiki 99 (LMG) Súng máy cá nhân 7,7 mm
  •  Pháp FM 24/29, súng máy cá nhân 7,5 mm
  •  Anh Bren Súng máy cá nhân 7,62 mm
  •  Đức Quốc Xã MG-34 Súng máy cá nhân 7,92 mm
  •  Đức Quốc Xã MG-42 Súng máy đa năng hạng nhẹ 7,92 mm
  •  Đức Quốc Xã Walther PP Súng ngắn bán tự động
  •  Germany StG 44 Súng trường tấn công

Binh chủng tăng thiết giáp

Trang bị hiện tại

Lực lượng xe tăng chủ lực của Việt Nam bao gồm xe tăng T-90S/SK và các biến thể xe tăng T-54/-55

Trang bị trong quá khứ

Binh chủng pháo binh

Pháo xe kéo- Pháo cối

Pháo phản lực

Pháo tự hành

Tên lửa mặt đất

Binh chủng công binh

Binh chủng hóa học

Phương tiện hậu cần

Phòng Không-Không Quân

Binh chủng Ra đa

Radar cảnh giới

  • Radar cảnh giới P-12 Yenisei (mã định danh NATO: Spoon Rest A):Ra-đa P-12 là loại ra-đa tự hành, sóng mét, dùng để phát hiện, nhận biết và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa, pháo phòng không, bổ trợ dẫn đường cho máy bay. Các bộ phận chính gồm an-ten, xe an-ten, xe đài, máy hỏi NRZ-12 và nguồn điện. Vùng phát hiện của ra-đa theo phương vị 360o, theo góc tà từ 1,5o đến 300, cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 1m2 ở độ cao 500m đạt 45 km, và đạt 200 km với mục tiêu ở độ cao hơn 10 km. Ra-đa P-12 có 4 dải tần làm việc để chống nhiễu tích cực và chống nhiễu tiêu cực. Thời gian mở máy 6 phút, triển khai và thu hồi 90 phút, tốc độ quay an-ten từ 0,5 đến 6 vòng/phút.
  • Radar cảnh giới P-14 Oborona-14 (mã định danh GRAU: 5N84A, mã định danh NATO: Tall King C): Là loại ra đa cảnh giới, làm việc trên dải sóng mét, có cự ly phát hiện xa với tầm hoạt động 600 km, tốc độ quét 2-6 vòng/phút, độ cao tìm kiếm cực đại 46 km và 65 km với phiên bản nâng cấp. Giới hạn "đường chân trời" (tầm quét tối đa) là 400 km.
  • Radar cảnh giới P-15 Tropa (mã định danh GRAU: 1RL13, mã định danh NATO: Flat Face A): Là loại ra đa giám sát, bắt mục tiêu và cung cấp thông tin cho hệ thống tên lửa, hoạt động trên tần số cực cao (UHF) ở định dạng 2D, tầm quét 150 km. P-15 là một radar có tính cơ động cơ và với anten được đặt trực tiếp trên một xe tải Zil-157 được sử dụng để vận chuyển và hệ thống có thể được triển khai trong thời gian chưa đến 10 phút. Radar có thể nhanh chóng dịch tần số của mình lên một trong bốn tần số ấn định trước để tránh nhiễu chủ động, nhiễu thụ động bị loại bỏ bởi một bộ lọc doppler liên kết.
  • Radar bắt mục tiêu và cảnh báo P-18 Terek (mã định danh GRAU: 1RL131, mã định danh NATO: Spoon Rest D): Đây là loại ra đa làm việc trên dải sóng mét, có tầm hoạt động tối đa 170 km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu. Hiện Quân đội nhân dân Việt Nam bố trí các loại ra đa này trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  • Radar cảnh giới kiêm giám sát mục tiêu P-19 Danube (mã định danh GRAU: 1RL134, mã định danh NATO: Flat Face B): Radar có khả năng phát hiện số lượng lớn các mục tiêu tầm thấp. Trang bị trong các đại đội ra đa tầm thấp, trung đội ra đa độc lập thuộc quân chủng Phòng không. Đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu tầm thấp trong tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Hoạt động trên tần số UHF, có tầm quét 260 km và có thể quay 360 độ.
  • Radar cảnh giới kiêm dẫn đường P-35 Saturn (mã định danh NATO: Bar Lock): Loại ra đa này được trang bị hệ thống xử lý sơ cấp và hệ thống xử lý thứ cấp (bắt và bám) tích hợp với đài điều khiển từ xa, trang bị máy tính mới hiện đại cùng màn hình màu độ phân giải cao, trang bị hệ thống nhận diện địch - ta.
  • Radar cảnh giới nhìn vòng P-37: là ra-đa cảnh giới nhìn vòng, cung cấp thông tin cho các sở chỉ huy phòng không-không quân và các đài điều khiển sân bay. Radar P-37 cảnh giới kiêm dẫn đường. Loại ra đa này được trang bị hệ thống xử lý sơ cấp và hệ thống xử lý thứ cấp (bắt và bám). Phiên bản nâng cấp áp dụng công nghệ tiên tiến thiết kế mới các bộ chuyển mạch, mạch trộn tần, mạch tự động bám tần số, tích hợp với đài điều khiển từ xa, trang bị máy tính mới hiện đại cùng màn hình màu độ phân giải cao, trang bị hệ thống nhận diện địch - ta.
  • Radar đo độ cao PRV-16: Có nhiệm vụ cảnh giới kiêm dẫn đường, có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát các mục tiêu trên không, nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không, dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ bầu trời. Các loại ra này ít chịu ảnh hưởng nhiễu và hoạt động tốt trong nhiều điều kiện thời tiết.
  • Radar RSP-10/RSP-10M: Ra đa giám sát máy bay và kiểm soát không lưu. Đặt tại các sân bay quân sự.
  • Radar 36D6 thuộc loại radar giám sát không phận được thiết kế để sử dụng như một phần của hệ thống phòng không tích hợp. Đài làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Đặc biệt, đài 36D6 là một thành phần quan trọng của hệ thống hỗ trợ điều khiển trong hệ thống phòng không tích hợp S-300PMU1/2, nơi nó hoạt động với vai trò là hệ thống trinh sát và nhắm mục tiêu cho tên lửa S-300PMU1/2.
  • Radar Kasta-2E2: là loại ra đa nhìn vòng 3 tham số chuyên thực hiện nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, máy bay không người lái. Phạm vi trinh sát tối đa 150 km, radar này có khả năng phát hiện mục tiêu bay ở độ cao dưới 100m từ khoảng cách tới 55 km.
  • Radar 55Zh6UE Nebo-UE: Được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, xác định và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay của các loại mục tiêu bay gồm cả mục tiêu bay đường đạn, mục tiêu kích cỡ nhỏ và mục tiêu có hệ số phản xạ điện từ thấp cho các hệ thống khí tài chiến đấu hay màn hiện sóng của trắc thủ radar.
  • Radar Vostok E: Hệ thống radar cảnh giới Vostock E có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350 km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72 km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 bánh lốp nên có khả năng cơ động rất cao. Radar có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút với kíp chiến đấu chỉ có hai người.
  • Hệ thống điện từ Kolchuga: Hệ thống radar hiện đại do Ukraina cung cấp có khả năng phát hiện máy bay tàng hình cùng các loại máy bay đời mới như B-2 Spirit mà không chịu ảnh hưởng của các thiết bị phá sóng hoặc tên lửa bức xạ chống ra đa.
  • Radar ELM-2228ER: Hệ thống radar thụ động ELM-2288 AD STAR do Israel sản xuất có tầm trinh sát tới 430 km, là radar 3D hoạt động ở băng tần S, nó được trang bị bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số có khả năng tự động theo dõi và phân loại mục tiêu. Nó có khả năng cơ động cao, xử lý xung Doppler, tự động phát hiện mục tiêu, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo, khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống nhận dạng bạn thù IFF, có thể hoạt động một cách độc lập hoặc một phần trong hệ thống phòng không tích hợp. ELM-2288 hiện gồm hai phiên bản: ELM-2288MR và ELM-2288ER. Phiên bản chính xác của ELM-2288 mà Quân đội nhân dân Việt Nam đang sử dụng được xác nhận là ELM-2288ER.
  • Radar VERA-E: VERA-E là loại ra đa thụ động do Cộng hòa Séc nghiên cứu và chế tạo hoạt động trên nguyên lý không phát sóng mà chỉ thu tín hiệu của sóng điện từ trong một môi trường không gian đồng nhất. Loại ra đa này hoạt động tương tự hệ thống Kolchuga của Ukraina và là phiên bản cơ động, lắp đặt trên khung gầm xe dòng ra đa thụ động Tamara cũng của CH Séc chế tạo.
  • Radar Coast Watcher 100 (CW-100):Là hệ thống ra đa được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Hệ thống do Tập đoàn Thales (Pháp) sản xuất.Coast Watcher 100 Để vượt "giới hạn đường chân trời", sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất. Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Nó có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.

Các loại ra đa bám sát mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa

Hệ thống S-75 Volga (SAM-2)
  • P-12 "Spoon Rest" - Radar cảnh báo sớm dải sóng VHF, tầm hoạt động 200 kilômét (120 mi).
  • SNR-75 "Fan Song" - Radar xử lý thông tin, bám mục tiêu và điều khiển tên lửa.
  • P-15 "Flat Face" - Radar cảnh giới và bắt mục tiêu, chống mục tiêu bay thấp băng C, công suất 380 kW, tầm hoạt động 250 km/155 dặm.
  • PRV-11 "Side Net" - Hệ thống đo độ cao mục tiêu.
Hệ thống S-125 Pechora 2M (SAM-3)
  • P-15 "Flat Face"/P-15M(2) "Squate Eye" - radar cảnh giới và bắt mục tiêu/phiên bản cải tiến chống mục tiêu bay thấp băng C, công suất 380 kW, tầm hoạt động 250 km/155 dặm.
  • SNR-125 "Low Blow" - radar bám mục tiêu, điều khiển tên lửa băng I/D, công suất 250 kW
  • PRV-11 "Side Net" - đài radar đo độ cao băng E, tầm hoạt động 28 km/17 dặm, độ cao đo được lên tới 32 km/105,000 ft
Hệ thống S-300PMU1 (SAM-20)
  • 30N6E "Flap Lid" - Radar dẫn đường tên lửa
  • 96L6E "Cheese Board" - Radar giám sát mọi độ cao.
  • 36D6 "Tin Shield" - Radar điều khiển và giám sát trong hệ thống tên lửa

Radar thuộc tổ hợp tên lửa

S-75 SAM-2

S-125 SAM-3

S-300PMU1 SAM-20

Binh chủng Pháo phòng không

Binh chủng Tên lửa Phòng không

Binh chủng Không Quân

Trang bị hiện tại

Tên lửa trang bị trên máy bay

  •  Liên Xô Vympel K-13 Tên lửa không đối không
  •  Liên Xô Molniya R-60 Tên lửa không đối không
  •  Nga R-27 Tên lửa không đối không
  •  Nga R-73 Tên lửa không đối không (ít nhất 250 tên lửa)
  •  Nga R-77 Tên lửa không đối không
  •  Nga Kh-25 Tên lửa không đối đất
  •  Nga Kh-41 Moskit Tên lửa chống hạm (phiên bản phóng từ trên không của P-270)
  •  Nga Kh-31 Tên lửa chống hạm (Kh-31A) hoặc chống radar (Kh-31P) (180 quả)
  •  Nga Kh-59 Tên lửa không đối đất (phiên bản Kh-59ME, 80 quả)
  •  Nga Kh-29 Tên lửa không đối đất

Vũ khí đã từng được sử dụng

Lực lượng đổ bộ đường không

Hải quân

Binh chủng Tên lửa- Pháo bờ biển

Pháo binh

Tên lửa phòng thủ bờ biển

Tên lửa chống hạm

Binh chủng Tàu mặt nước

Trang bị hiện tại

Trang bị từng sử dụng

Binh chủng tàu ngầm

Trang bị hiện tại

Trang bị từng sử dụng

  •  Bắc Triều Tiên Tàu ngầm lớp Yugo (tàu ngầm mini, ngừng sử dụng 2012)

Binh chủng hải quân đánh bộ

Trang bị hiện nay

Lực lượng đặc nhiệm hải quân

Trang bị hiện nay:

Vũ khí bộ binh:

  •  Liên Xô Makarov PM Súng ngắn 9x18 mm
  •  Tiệp Khắc CZ-83 Súng ngắn 9x18mm/9x19mm
  •  Liên Xô AKM Súng trường tấn công 7,62x39mm
  •  Liên Xô AKMS Phiên bản báng gập của AKM
  •  Nga AK-74 Súng trường tấn công 5,45x39mm
  •  Nga AKS-74 Phiên bản báng gập của AK-74
  •  Nga AKS-74U Phiên bản carbine của AK-74
  •  Liên Xô APS Súng trường tấn công dưới nước
  • Việt Nam CAR-15/M-18 Súng carbine 5,56x45mm
  •  Liên Xô RPK Súng máy hạng nhẹ 7,62x39mm
  •  Nga RPK-74 Súng máy hạng nhẹ 5,45x39mm
  •  Liên Xô SVD Súng bắn tỉa 7,62x54mm
  •  Nga SVU Súng bắn tỉa 7,62x54mm
  •  Israel IMI Galatz Súng bắn tỉa 7,62x51mm
  •  Liên Xô RPG-7V Súng phóng lựu chống tăng (hay còn gọi là B-41)
  •  Hoa Kỳ M-79 Súng phóng lựu chống bộ binh
  • Việt Nam Milkor MGL Súng phóng lựu chống bộ binh.

Phương tiện cơ giới quân sự hỗ trợ:

  • Việt Nam Xuồng cao tốc đổ bộ CQ
  •  Liên Xô Trực thăng vận tải/cứu hộ Mil Mi-171/Mi-17Sh

Lực lượng không quân hải quân

Ngư lôi

  •  Nga VA-111 Shkval Ngư lôi dành cho tàu ngầm lớp Kilo
  • Việt Nam ngư lôi cỡ 400mm
  •  Liên Xô/ Nga 53-65 Ngư lôi dành cho tàu ngầm lớp Kilo, tàu phóng lôi

Thủy lôi

  •  Liên Xô / Việt Nam KMP Thủy lôi chạm nổ chống tàu mặt nước
  • Việt Nam UĐM Thủy lôi từ trường chống tàu ngầm và tàu mặt nước.

Biên phòng

-  Israel /  Việt Nam Galil ACE Súng trường tấn công

-  Liên Xô Kalashnikov Súng trường tấn công

Cảnh sát biển

Chú thích

|}


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Trang bị Quân đội nhân dân Việt Nam by Wikipedia (Historical)


INVESTIGATION