Aller au contenu principal

Henri IV của Pháp


Henri IV của Pháp


Henri xứ Bourbon (tiếng Pháp: Henri de Bourbon; 13 tháng 12 năm 1553 – 14 tháng 5 năm 1610), cũng gọi là Henri IV của Pháp (tiếng Pháp: Henri IV de France) hoặc Enrique III của Navarra (tiếng Tây Ban Nha: Enrique III de Navarra), là Vua nước Pháp từ năm 1589 đến 1610, từng là Vua Vương quốc Navarra (Henri III) từ năm 1572 đến 1610. Henri IV là quân vương đầu tiên của dòng Bourbon thuộc Vương tộc Capet của Vương quốc Pháp. Mẹ của ông là Juana III của Navarra, cha là Antoine de Bourbon, Công tước xứ Vendôme.

Là một tín hữu Kháng Cách (Huguenot), Henri tham gia cuộc Chiến tranh Tôn giáo trước khi đăng quang làm vua nước Pháp năm 1589. Năm 1598, Henri ban chỉ dụ Nantes bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho người Kháng Cách, nhờ đó mà kết thúc cuộc nội chiến. Để được ngai báu và sự ủng hộ của dân Pháp, Henri chấp nhận cải đạo từ Kháng Cách (theo thần học Calvin) sang Công giáo với câu nói trứ danh "'Paris vaut bien une messe'" (Paris xứng đáng cho một lễ Misa). Là một trong những quân vương được lòng dân nhất, Henri luôn quan tâm đến phúc lợi của thần dân, và kiên định với lập trường bao dung tôn giáo, một quan điểm khác thường vào thời ấy. Henri mất ngày 14 tháng 5 năm 1610, nhà vua bị François Ravaillac, một người Công giáo cuồng tín, ám sát.

Henri còn có biệt danh Henri Đại đế (Henri le Grand), ở Pháp, người ta còn gọi ông là le bon roi Henri (Vua Henri Nhân ái), hoặc le Vert galant (Ông Xanh hào hiệp).

Phả hệ

Henri IV là con trai của Antoine de Bourbon, Công tước xứ Vendome và Juana III của Navarra. Henri chào đời tại lâu đài Pau, thuộc tỉnh Pyrénées-Atlantiques, đông nam nước Pháp (trước đây là tỉnh Béarn). Khi vua nước Pháp là Henri III qua đời mà không có con nối dõi, ngai báu được truyền cho Henri IV, theo luật Salic, nguyên tắc truyền ngôi cho hậu duệ nam giới lớn tuổi nhất thuộc dòng họ Capet. Tuy nhiên, tân vương bị buộc phải tranh đấu một thời gian trước khi được người Công giáo (đa số chống đức tin Kháng Cách) công nhận là quân vương chính thức của nước Pháp.

Cuộc đời

Mặc dù chịu lễ rửa tội (báp têm) theo nghi thức Công giáo La Mã, Henri được mẹ giáo dưỡng trong đức tin Kháng Cách; Juana III công bố Thần học Calvin là quốc giáo của Vương quốc Navarra. Từ lúc còn niên thiếu, Henri đã gia nhập lực lượng Huguenot tham gia Chiến tranh Tôn giáo Pháp. Ngày 9 tháng 6 năm 1572, khi Jeanne tạ thế, cậu trở thành Vua Henri III của Navarre.

Ngày 18 tháng 8 năm 1572, Henri kết hôn với Marguerite của Pháp, em gái của vua Charles IX. Nhiều người tin rằng cuộc hôn nhân này là kết quả của một nỗ lực hòa giải hầu có thể mang hòa bình đến cho đất nước. Tuy nhiên, một số người Công giáo (trong đó có Caterina de' Medici, mẹ của cô dâu) bí mật hoạch định một vụ tàn sát người Kháng Cách khi họ tụ họp về Paris để dự hôn lễ. Trong vụ thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy, ngày 24 tháng 8, có vài ngàn người Kháng Cách thiệt mạng tại Paris, và thêm vài ngàn người khác bị sát hại ở vùng quê. Nhờ giả vờ đồng ý cải đạo mà Henri thoát chết, bị cầm tù, nhưng trốn thoát vào đầu năm 1576; ngày 5 tháng 2 cùng năm, tại Tours Henri bác bỏ đức tin Công giáo và tái gia nhập lực lượng Kháng Cách.

Năm 1584, khi François, Công tước xứ Alençon, em trai và là người kế vị nhà vua Công giáo Henri III (năm 1574, Henri III kế vị Charles IX) qua đời, Henri Navarre trở thành người chính thức kế thừa ngai báu nước Pháp. Bởi vì Henri là hậu duệ của Vua Louis IX, Henri III buộc phải thừa nhận Henri là người kế vị hợp pháp. Luật Salic không công nhân quyền thừa kế của chị em gái nhà vua, cũng như mọi phụ nữ khác trong hoàng tộc. Song, do Henri Navarre thuộc phe Huguenot, nhân tố khởi phát Chiến tranh ba Henri, một phần trong Chiến tranh Tôn giáo Pháp. Henri thứ ba, Công tước Henri nhà Guise, đẩy mạnh cuộc trấn áp người Huguenot và triệt để ủng hộ phe Công giáo, gây ra một loạt các chiến dịch tấn công và chiến dịch phản công mà cao điểm là trận Coutras. Tháng 12 năm 1588, Henri III cho ám sát Henri nhà Guise và người em, Hồng y Louis de Guise, khiến tình hình trở nên căng thẳng, kết cuộc là Henri III thiệt mạng bởi tay một tu sĩ cuồng tín trong một vụ ám sát.

Khi Henri III băng hà năm 1589, Henri Navarre trở thành vua nước Pháp. Nhưng Liên minh Công giáo, với hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là Tây Ban Nha, tập hợp lực lượng đủ mạnh để buộc ông phải chạy xuống phương nam, tại đây Henri khởi quân chiếm lại vương quốc với sự trợ giúp từ Elizabeth I của Anh. Liên minh Công giáo tôn Hồng y Charles de Bourbon làm vua Charles X, nhưng trước đó (tháng 12 năm 1588) Charles đã bị Henri bắt giam. Henri thắng trận tại Ivry và Arques, nhưng không chiếm được Paris.

Năm 1590, sau khi Charles qua đời, Liên minh Công giáo trở nên bất hòa. Một số ủng hộ các ứng viên thuộc nhà Guise, trong đó có Infanta Isabel, con gái Vua Felipe II của Tây Ban Nha, mẹ của Isabel là trưởng nữ của Henri II của Pháp. Điều này gây tổn hại cho uy tín của Liên minh vì bị xem là một công cụ của ngoại bang.

Theo lời khuyên của người tình chung thủy Gabrielle d'Estrées, ngày 25 tháng 7 năm 1593, Henri tuyên bố "Paris vaut bien une messe" (Paris xứng đáng cho một lễ Misa) và quyết định cải đạo, gây bất bình cho phe Huguenot và đồng minh cũ của ông, Nữ hoàng Elizabeth I. Tuy nhiên, việc gia nhập Giáo hội Công giáo bảo đảm cho Henri lòng trung thành của đa số thần dân. Sau đó, lễ đăng quang được tổ chức tại nhà thờ Đức Bà Chartres vào ngày 27 tháng 2 năm 1594. Năm 1598, nhà vua ra Chỉ dụ Nantes, ban cho người Huguenot một số quyền tự do hạn chế.

Cuộc hôn nhân đầu tiên không mang đến cho Henri con cái lẫn hạnh phúc. Hai người ly thân, từ tháng 8 năm 1589, Marguerite của Pháp sống trong lâu đài Usson ở Auvergne. Sau khi lên ngôi, khi các cố vấn yêu cầu nhà vua chọn người nối dõi, Henri muốn hủy bỏ hôn ước và cưới Gabrielle d'Estrées, lúc ấy đã có ba con với Henri, nhưng bị phản đối dữ dội. Vấn đề được giải quyết ổn thỏa khi Gabrielle d'Estrées đột ngột từ trần vào tháng 4 năm 1599 khi sinh non người con thứ tư. Năm 1599, hôn ước với Marguerite bị hủy bỏ, Henri kết hôn với Maria de' Medici năm 1600.

Henri IV là một nhà lãnh đạo can đảm và có tầm nhìn. Thay vì mở các cuộc chiến tốn kém chống lại các nhà quý tộc đối nghịch, Henri chọn cách trả tiền để thu phục họ. Là quân vương, Henri theo đuổi những chính sách và thực thi các đề án có mục tiêu nâng cao mức sống cho người dân, nhờ đó ông được xem là một trong những nhà cai trị được lòng dân nhất.

Một tuyên bố được cho là của nhà vua:

Câu nói này thể hiện thời kỳ thái bình và tương đối thịnh vượng mà Henri đã đem đến cho nước Pháp, sau những thập kỷ chiến tranh, cũng như thể hiện sự hiểu biết của nhà vua về hoàn cảnh của giới lao động và nông dân Pháp. Chưa hề có một quân vương nào của nước Pháp chịu quan tâm xem người nông dân có nổi một con gà để dùng bữa vào mỗi chủ nhật, hoặc biết đến gánh nặng sưu thuế oằn vai người dân, cho đến khi bùng nổ cuộc Cách mạng Pháp. Sau những thế hệ vua chúa nhà Valois đắm mình trong cuộc sống xa hoa phóng túng, khiến người dân Pháp trở nên thiếu đói vì phải trả giá cho những mưu mô tranh quyền đoạt lợi, và cho các loại chi tiêu hoang phí của hoàng tộc, thì những đức tính này của Navarre đã khiến nhà vua được thần dân hết lòng mến yêu.

Tính chính trực, lòng dũng cảm, và những chiến tích của Henri là hình ảnh đối cực với tình trạng bạc nhược, suy kiệt vì bệnh tật của các quân vương sau cùng thuộc nhà Valois, nhất là khi Henri tuyên bố sẽ "ngồi trên lưng ngựa, vũ khí trong tay" (on a le bras armé et le cul sur la selle) mà cai trị đất nước.

Trong triều chính, Henri IV đặt lòng tin vào Maximilien de Bethune, Công tước của Sully (1560-1641), một cận thần trung thành với nhà vua trong nỗ lực quy hoạch nền tài chính quốc gia, phát triển nông nghiệp, thoát nước các vùng đầm lầy để biến thành đất canh tác, xây dựng các tiện ích công, tiến hành các đề án giáo dục như thiết lập College Royal Louis-Le-Grand ở La Flèche, nay là Trường Thiếu sinh quân quốc gia. Nhà vua và Sully ban hành chính sách bảo vệ rừng, xây dựng một hệ thống xa lộ có trồng cây hai bên đường, cũng như xây cầu và phát triển kênh đào. Nhà vua đã cho xây dựng một kênh đào dài 1.200 m trong công viên lâu đài Fontainebleau, và cho trồng thông, du và các loại cây ăn trái ở đó.

Henri bắt tay tái thiết Paris xứng tầm một đại đô thị, cho xây dựng tiếp Pont Neuf nối hai bờ sông Seine. Nhà vua cho xây quảng trường Hoàng gia (ngày nay là quảng trường Vosgues), và xây dựng thêm Grande Galerie cho cung điện Louvre. Với chiều dài 400 m và 35 m chiều ngang dọc theo bờ sông Seine, đây công trình kiến trúc dài nhất thế giới vào thời ấy. Vua Henri IV cũng là nhà bảo trợ nghệ thuật cho tất cả tầng lớp dân chúng, nhà vua cho mời hàng trăm nghệ sĩ và nghệ nhân đến sống và làm việc tại các tầng thấp trong tòa nhà. Truyền thống này được tiếp nối trong hai trăm năm kế tiếp, trước khi bị chấm dứt dưới triều Hoàng đế Napoléon I. Từ đó, nghệ thuật và kiến trúc trong thời kỳ nhà vua trị vì được mệnh danh phong cách Henri IV.

Tầm nhìn của Henri IV không chỉ giới hạn trong lãnh thổ nước Pháp, nhà vua tài trợ các cuộc thám hiểm của Pierre Dugua, Sieur de Monts và Samuel de Champlain đến Bắc Mỹ, cũng như chứng kiến nước Pháp tuyên bố chủ quyền trên Canada.

Ám sát

Tuy Henri là một vị quân vương nhân ái, giàu lòng trắc ẩn, hóm hỉnh và được thần dân yêu mến, nhưng ông cũng là mục tiêu của nhiều vụ mưu sát (chẳng hạn như của Pierre Barriere và Jean Chatel). Trước đó,ông cũng đã thoát chết nhiều lần trong khi Thái hậu Catherine cố mưu hại ông nhưng ông đều thoát một cách thần kì. Ngày 14 tháng 5 năm 1610, tại Paris, Vua Henri IV bị mưu hại bởi François Ravaillac, một người Công giáo cuồng tín. Ravaillac đâm nhà vua đến chết khi ông đang ngồi trên xe. Henri được an táng tại Basilique de Saint-Denis. Hoàng hậu Marie de Médicis, trở thành nhiếp chính cho con trai chín tuổi của bà, Louis XIII, cho đến năm 1617.

Ảnh hưởng

Với việc ông chấm dứt cuộc chiến tranh tôn giáo thì chế độ quân chủ Pháp cận đại đã được thiết lập. Triều đại Henri IV có ảnh hưởng lâu dài trên nhiều thế hệ người Pháp. Năm 1614, người ta đúc tượng để tưởng niệm Henri, bức tượng được đặt tại Pont Neuf ở Paris. Vào thế kỷ 18, đại văn hào Voltaire ca ngợi công đức của ông trong bản anh hùng ca Henriade. Mặc dù tượng Henri IV – cùng chung số phận với tất cả các tượng vua chúa Pháp – bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Pháp, đó là bức tượng đầu tiên được làm lại, vào năm 1818, vẫn còn tại Pont Neuf cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ phục hồi vương quyền dưới triều Bourbon, xuất hiện tình trạng sùng bái cá nhân dành cho Henri. Nhà Bourbon, vì muốn làm giảm nhẹ giai đoạn phân hóa dưới thời trị vì của Louis XV và Louis XVI, đã tập trung vào những năm thái hòa dưới quyền cai trị của vị quân vương giàu lòng nhân ái Henri IV. Ca khúc "Vive Henri IV" (Đức Vua Henri IV muôn năm) trở nên quốc ca không chính thức của nước Pháp trong thời kỳ này, dù nhà vua đã qua đời từ lâu.

Khi Công chúa Maria Carolina hạ sinh một con trai để nối ngôi nước Pháp, bảy tháng sau khi chồng bà, Charles Ferdinand, Công tước Berry, bị ám sát bởi một người theo chủ trương cộng hòa cuồng tín, đứa bé (tức Henri của Artois)được đặt tên Henri với gợi ý về tổ phụ Henri IV. Cậu bé chịu lễ rửa tội theo nghi thức Navarre, với một muỗng vang Jurançon và một ít tỏi, theo cách Henri IV từng làm khi được rửa tội tại Pau, mặc dù tập quán này đã bị nhà Bourbon cấm đoán. Cậu bé này về sau trở thành Henri V của Pháp, vị vua Pháp trên danh nghĩa đã ở ngôi được 5 ngày sau cuộc Cách mạng tháng 7 lật đổ vua Charles X.

Gia quyến

Ngày 18 tháng 8 năm 1572, Henri kết hôn với Marguerite của Pháp, năm 1599 hủy hôn ước, hai người không có con.

Ngày 17 tháng 12 năm 1600, Henri kết hôn với Marie de Médicis. Họ có sáu người con:

Ngoại hôn

Người ta tin là Henri IV có ít nhất mười một người con ngoại hôn.

Với Gabrielle d'Estrée:

Với Catherine Henriette de Balzac d'Entragues, Nữ Hầu tước của Verneuil:

Với Jacqueline de Bueil, Nữ Bá tước của Moret (1580-1651):

Với Charlotte des Essarts, Nữ Bá tước của Romorantin:

Tổ tiên

Xem thêm

  • Vương tộc Bourbon
  • Juana III của Navarra
  • Marguerite của Pháp
  • Maria de' Medici
  • Gabrielle d'Estrées

Chú thích

Tham khảo

    • Baumgartner, Frederic J. France vào thế kỷ XVI. Luân Đôn: Macmillan, 1995. ISBN 0-333-62088-7 .
    • Briggs, Robin. Nước Pháp thời cận đại, 1560–1715. Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1977. ISBN 0-19-289040-9 .
    • Buisseret, David. Henry IV: Vua của Pháp. New York: Routledge, 1990. ISBN 0-04-445635-2 ).
    • Cameron, Keith, biên tập. Từ Valois đến Bourbon: Vương triều, Nhà nước & Xã hội ở nước Pháp thời kỳ cận đại. Exeter: Đại học Exeter, 1989. ISBN 0-85989-310-3 .
    • Finley-Croswhite, S. Annette. Henry IV và các thị trấn: Theo đuổi quyền hợp pháp trong xã hội đô thị Pháp, 1589–1610. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1999. ISBN 0-521-62017-1 .
    • Frieda, Leonie. Catherine de Medici. Luân Đôn: Phoenix, 2005. ISBN 0173820390 .
    • Greengrass, Mark. Nước Pháp trong thời đại Henri IV: Cuộc đấu tranh cho sự ổn định. Luân Đôn: Longman, 1984. ISBN 0-582-49251-3 ).
    • Holt, Mack P. Cuộc chiến tôn giáo ở Pháp, 1562–1629. Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2005. ISBN 0-521-54750-4 .
    • Người hầu, RJ Catherine de 'Medici. London và New York: Longman, 1998. ISBN 0-582-08241-2 .
    • Knecht, RJ Các cuộc chiến tranh tôn giáo ở Pháp, 1562–1598. Oxford: Osprey, 2002. ISBN 1-84176-395-0 .
    • Knecht, RJ Sự trỗi dậy và sụp đổ của nước Pháp thời Phục hưng, 1483-1610. Oxford: Blackwell, 2001. ISBN 0-631-22729-6 .
    • Lockyer, Roger. Habsburg và Bourbon Châu Âu, 1470–1720. Harlow, Vương quốc Anh: Longman, 1974. 0582350298.
    • Cảm ơn, A. Lloyd. Louis XIII, Đấng Công chính. Berkeley: Nhà xuất bản Đại học California, 1991. ISBN 0-520-07546-3 .
    • Anh họ, Roland . Vụ ám sát Henry IV: Vấn đề chế độ bạo chúa và sự củng cố chế độ quân chủ tuyệt đối của Pháp vào đầu thế kỷ thứ mười bảy. New York: Scribner, 1973. ISBN 0-684-13357-1 .
    • Pettegree, Andrew. Châu Âu vào thế kỷ XVI. Oxford: Blackwell, 2002. ISBN 0-631-20704-X .
    • Ritter, Gerhard . Frederick Đại đế: một hồ sơ lịch sử Nhà xuất bản Đại học California, 1975.
    • Salmon, JHM Society in Crisis: France in the Six Century. Luân Đôn: Ernest Benn, 1975. ISBN 0-510-26351-8 .
    • Sutherland, NM Henry IV của Pháp và Chính trị về Tôn giáo, 1572–1596. 2 vôn. Bristol: Ngân hàng Elm, 2002. ISBN 1-84150-846-2 .
    • Sutherland, NM Vụ thảm sát St Bartholomew và Xung đột Châu Âu, 1559–1572. Luân Đôn: Macmillan, 1973. ISBN 333136292.
    • Sutherland, NM Các hoàng tử, Chính trị và Tôn giáo, 1547–1589. Luân Đôn: Nhà xuất bản Hambledon, 1984. ISBN 0-907628-44-3 .

Liên kết ngoài

  • Miêu tả vụ ám sát Henri IV (tiếng Tây Ban Nha)
  • Thư từ của Henri IV trên Bảo tàng Quốc gia Pháp (tiếng Pháp)

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Henri IV của Pháp by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Louis XIV của Pháp


Louis XIV của Pháp


Louis XIV của Pháp (Louis Dieudonné; 5 tháng 9 năm 1638 – 1 tháng 9 năm 1715), còn được gọi là Louis Đại đế (Louis the Great, Louis le Grand) hay Vua Mặt Trời (The Sun King, le Roi Soleil), là một quân chủ thuộc Nhà Bourbon, đã cai trị với danh hiệu Vua của Pháp và Navarra từ ngày 14 tháng 5 năm 1643 cho đến khi ông qua đời vào năm 1715. Ông được xem là một trong những nhà chinh phạt lớn trong lịch sử. Triều đại kéo dài 72 năm 110 ngày đã khiến ông trở thành vị vua của một quốc gia có chủ quyền tại vị lâu nhất trong lịch sử. Pháp dưới thời Louis XIV là biểu tượng của thời đại chuyên chế ở châu Âu. Xung quanh nhà vua là hàng loạt nhân vật chính trị, quân sự và văn hóa quan trọng, chẳng hạn như Mazarin, Colbert, Louvois, Grand Condé, Turenne, Vauban, Boulle, Molière, Racine, Boileau, La Fontaine, Lully, Charpentier, Marais, Le Brun, Rigaud, Bossuet, Le Vau, Mansart, Charles Perrault, Claude Perrault và Le Nôtre.

Ông lên ngôi khi được 4 tuổi, và được mẹ là Ana của Tây Ban Nha nhiếp chính. Khi lên 9 tuổi, sau những cuộc nổi loạn, ông được dẫn đi ẩn náu khỏi kinh đô Paris. Ông cảm thấy bị sỉ nhục và nhất quyết muốn tự chủ, không để ai chi phối như Hồng y Richelieu đã chi phối cha ông và Hồng y Mazarin đã chi phối mẹ ông. Cũng từ đây trở về sau, ông có ác cảm với kinh đô Paris và không bao giờ muốn trở lại thành phố này. Năm 1661, khi được 23 tuổi, Louis XIV mới chính thức cai trị vương quốc sau cái chết của Hồng y Mazarin. Là một người tuân thủ khái niệm về quyền lực thần thánh, Louis XIV chủ trương thiết lập một triều đình chuyên chế, xóa bỏ tàn dư phong kiến phân quyền đã ảnh hưởng sâu sắc toàn bộ nước Pháp, và một trong những việc này là tiến hành xây dựng Điện Versailles.

Năm 1666, ông chọn địa điểm của cung điện cho riêng ông, cách Paris 20 kílômét về hướng tây, rồi ra lệnh thi công. Ông huy động 36.000 công nhân, thêm 6.000 ngựa để chuyên chở vật liệu xây dựng. Thương vong của công nhân khá cao. Mỗi đêm, xe goòng đi nhặt xác chết do tai nạn nghề nghiệp. Hàng chục người chết mỗi tuần vì sốt rét. Năm 1682, Điện Versailles hoàn thành, trở thành một cung điện vĩ đại nhất thế giới. Điện Versailles không có thành lũy, vị vua đã xây cung điện trị vì không được che chắn, giữa đồng trống, để chứng tỏ một đấng quân vương đủ quyền lực không cần đến hào và tường thành để bảo vệ. Versailles trở thành biểu tượng của vị thế giàu có và quyền lực của đế chế hùng mạnh nhất châu Âu. Trên toàn lục địa, những quân vương khác – kể cả người đang có chiến tranh với Pháp – thể hiện tình thân hữu, lòng ganh tỵ và thách đố họ bằng cách xây cung điện theo mẫu Versailles. Mỗi quân vương đều muốn xây một Versailles cho riêng mình. Ngay cả những đại lộ dài và hoành tráng ở thủ đô Washington, D.C. của Mỹ, được quy hoạch 100 năm sau, cũng do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế tổng thể theo mẫu Versailles.

Sau khi hoàn thành Điện Versailles, Louis XIV đã triệu tập các nhà quý tộc của Pháp dời đến trong triều đình để định cư, làm dịu đi những sự phân tranh của tầng lớp quý tộc, trong đó có nhiều người tham gia vào cuộc Biến loạn Fronde khi ông còn đang giai đoạn nhiếp chính. Bằng cách này, Louis XIV đã thiết lập một chế độ quân chủ chuyên chế tuyệt đối của các Vua Pháp, được duy trì mãi tận đến khi xảy ra cuộc Cách mạng Pháp.

Quân đội Pháp bao gồm 15 vạn binh sĩ vào thời bình và 40 vạn quân tinh nhuệ trong thời chiến. Bản thân vua Louis XIV không có kinh nghiệm chiến trường, nhưng ông là nhà chiến lược và quản lý quân sự tài ba. Kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh, nhà vua bàn luận về vĩ mô chiến lược với các tướng lĩnh dày dạn trận mạc của ông, rồi chỉ đạo các hoạt động cung ứng quân nhu, tuyển quân, huấn luyện, tình báo quân đội... Theo thời gian, uy tín của Louis XIV và của nước Pháp dâng cao mỗi năm. Quân đội Pháp trở nên đáng sợ nhất châu Âu. Turenne - vị thống soái được Hoàng đế Napoléon Bonaparte ngợi ca là Vị tướng Pháp vĩ đại nhất - đã phò tá dưới triều vua Louis XIV. Vào năm 1672, nhà vua sai tướng Turenne mang quân đi đánh Hà Lan nhưng không thành, phải rút lui. Vẻ lộng lẫy của cung điện Versailles dấy lên lòng ngưỡng mộ và ganh tỵ của thế giới. Tiếng Pháp trở nên ngôn ngữ phổ cập trong ngoại giao, xã hội và văn học. Dường như bất kỳ việc gì – mọi việc – đều khả thi, nếu dưới văn bản chỉ thị có mang chữ ký cao to, nguệch ngoạc "Louis".

Những năm cuối của triều đại Louis XIV xảy ra nhiều thảm họa. Trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, liên quân Anh - Áo - Phổ do Công tước thứ nhất của Marlborough, Leopold I xứ Anhalt-Dessau và Vương công Eugène de Savoie-Carignan chỉ huy đập tan tác Quân đội vua Louis XIV trong trận đánh lớn tại Blenheim (1704) - một đòn đánh cực kỳ đau vào quân Pháp. Sau chiến bại thê thảm tại Blenheim, Quân đội vua Louis XIV lại bị Quận công Marlborough đại phá trong trận đánh tại Ramilies (1706). Cùng năm đó, liên quân Áo - Phổ của Vương công Leopold và Vương công Eugène đè bẹp trong trận đánh tại Turin. Mãi đến năm 1712, Quân đội Pháp do Thống chế Claude-Louis-Hector de Villars thống lĩnh mới đánh tan tác liên quân Áo - Hà Lan của Eugène trong trận đánh nhỏ tại Denain. Song, người con chính thức độc nhất, người kế vị ngai vàng của nhà vua, qua đời năm 1711. Con trai của ông, Quận công của Bourgogne, hiện thân cho niềm hy vọng của nước Pháp trong tương lai, qua đời năm 1711 vì bệnh sởi ở tuổi 30. Đứa con trai trưởng của Quận công, cháu nội của Louis XIV, cũng chết vì bệnh sởi ít ngày sau.

Chỉ còn có một đứa trẻ thuộc dòng dõi kế vị ngai vàng trực tiếp, mới lên 2, là cháu kêu Louis XIV bằng ông cố. Đứa trẻ này cũng mắc bệnh sởi, nhưng thoát chết nhờ người bảo mẫu nhốt kín cậu bé và không cho phép các bác sĩ sờ đến cậu với hai bàn tay mang những bọc mọng nước. Hoàng tôn này được sống sót để trị vì nước Pháp trong 59 năm dưới hiệu là Louis XV. Trên giường bệnh, Louis XIV triệu người chắt lên 5 tuổi đến và nói: "Cháu ạ, một ngày cháu sẽ là vị Quân chủ vĩ đại. Đừng bắt chước tính hiếu chiến của ta. Hãy luôn hành xử dựa theo Chúa và khiến cho thần dân phải trọng vọng Người. Ta đau lòng mà thấy đã để cho thần dân trong tình trạng như thế."

Vua Louis XIV qua đời năm 1715 sau khi trị vì 72 năm, thọ 76 tuổi. Có lẽ ông là vị Vua vĩ đại nhất của Pháp. Những vị vua kế tục ông không tham vọng như ông, và huyền thoại về một lực lượng Quân đội Pháp bất khả chiến bại đã bị phá vỡ tan tành với việc họ bị Quân đội tinh nhuệ Phổ của vua Friedrich II Đại Đế đè bẹp trong trận đánh lớn tại Rossbach (1757), và sau này là đại bại trong Chiến tranh Bảy năm trước người Anh, và mất hết lãnh thổ Bắc Mỹ vào tay Anh.

Thời thơ ấu

Louis XIV sinh vào ngày 5 tháng 9 năm 1638, tại Lâu đài Château de Saint-Germain-en-Laye, là con trai của Louis XIII của Pháp và vương hậu Ana của Áo. Cha mẹ của ông đã kết hôn được 23 năm trước khi sinh ra ông. Mẹ ông đã từng mang thai bốn lần, nhưng cả bốn lần đều bị hỏng. Do đó, mọi người coi ông như là một món quà mà Thiên Chúa ban tặng, và ngày sinh của ông là một phép lạ của Chúa Trời. Cũng vì vậy mà ông được đặt tên Louis-Dieudonné (Louis Chúa ban) và sớm mang danh hiệu Trữ quân nước Pháp: Dauphin.

Năm 1643, khi đang hấp hối, Louis XIII đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để giúp đỡ con trai mình trong những năm đầu trên ngai vàng. Ông lập một Hội đồng nhiếp chính, tạm quyền thay cho Louis trong thời gian còn thơ ấu. Trái ngược với truyền thống, ông không cho vợ Anne độc chiếm chức nhiếp chính vì ông không chắc chắn về tài năng chính trị của bà. Nhưng ông đã nhượng bộ về việc bổ nhiệm Anne trở thành người đứng đầu Hội đồng.

Quan hệ giữa Louis và mẹ ông được xem là hiếm có vào thời điểm đó. Nhiều người đương thời cho rằng, Vương hậu Anne gần như đã dành toàn bộ thời gian với Louis. Cả hai đều có những sở thích về ẩm thực và nghệ thuật sân khấu. Cũng chính thái hậu đã khiến Louis vững tin thực hiện ý niệm tiến hành quân chủ chuyên chế của mình.

Tuổi vị thành niên và nội chiến Fronde

Lên ngôi

Ngày sau khi Louis XIII qua đời vào ngày 14 tháng 5 năm 1643, Vương hậu Anne đã dùng Parlement de Paris (một cơ quan tư pháp bao gồm chủ yếu là quý tộc và giáo sĩ cao cấp) để tuyên bố hủy bỏ di chúc của chồng. Hành động này đã bãi bỏ hội đồng nhiếp chính và đưa Anne trở thành Nhiếp chính duy nhất của Pháp. Sau khi lưu đày một số Bộ trưởng thân cận của chồng, Anne đã đề bạt Brienne làm Bộ trưởng Ngoại giao của mình.

Anne giữ vững đường hướng chính sách tôn giáo trong tay cho đến năm 1661. Một trong những quyết định chính trị quan trọng nhất của bà là đề cử Hồng y Mazarin làm Thủ tướng, tiếp tục chính sách của người chồng quá cố và Hồng y Richelieu. Để bảo vệ Mazarin, Anne đã đày ải những ai mà bà cho rằng đang có âm mưu chống lại ông ta như Công tước Beaufort và Marie de Rohan. Vương hậu cũng là người đưa ra một số định hướng cho đường lối đối ngoại của Pháp. Điều này có thể cảm nhận được khi một đồng minh của Pháp là Hà Lan đã đàm phán với Tây Ban Nha về một nền hòa bình độc lập vào năm 1648.

Năm 1648, Anne và Mazarin đàm phán thành công Hòa ước Westfalen, kết thúc Chiến tranh Ba Mươi Năm. Các điều khoản của hòa ước đảm bảo sự độc lập của Hà Lan khỏi Tây Ban Nha, trao một số quyền tự trị cho các hoàng tử Đức khác nhau của Đế quốc La Mã Thần thánh, và cho Thụy Điển các ghế trong Hội đồng Hoàng gia cũng như các vùng lãnh thổ để kiểm soát các cửa sông Oder, Elbe và Weser. Tuy nhiên, Pháp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc dàn xếp này. Áo dưới sự cai trị của Hoàng đế Ferdinand III đã nhượng lại tất cả các vùng đất và tuyên bố chủ quyền của nhà Habsburg ở Alsace cho Pháp và thừa nhận chủ quyền trên thực tế của mình đối với ba giáo phận Metz, Verdun và Toul. Hơn nữa, với mong muốn tự giải phóng khỏi ách thống trị của Habsburg, các quốc gia nhỏ bé của Đức đã tìm kiếm sự bảo vệ của Pháp. Điều này đã dẫn đến sự hình thành của Liên đoàn sông Rhine năm 1658, làm sự suy giảm hơn nữa quyền lực của Đế quốc.

Bước đầu hành động

Sau khi Chiến tranh Ba Mươi Năm kết thúc, một cuộc nội chiến Fronde đã nổ ra ở Pháp. Cuộc nội chiến này cũng đã kiểm nghiệm khả năng khai thác quyền lợi từ Hòa ước Westfalen của triều đình Pháp. Anne và Mazarin chủ yếu theo đuổi các chính sách của Đức Hồng Y Richelieu, làm tăng sức mạnh của Vương vị trong giới quý tộc và Parlements. Vương Thái hậu Anne can thiệp nhiều vào chính sách đối nội hơn là đối ngoại; bà là một vương hậu rất kiêu hãnh, người kiên định với các quyền thiêng liêng của Vua nước Pháp.

Tất cả những điều này đã khiến bà trở thành một nhà quyết sách mạnh mẽ trong mọi vấn đề liên quan đến quyền lực của Nhà vua, theo cách cấp tiến hơn nhiều so với chính sách do Mazarin đề xuất. Hồng y phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ của Anne và phải sử dụng tất cả ảnh hưởng của mình lên Vương hậu để kiềm chế một số hành động cấp tiến của bà. Anne sẵn sàng bỏ tù bất kỳ ai kể cả giới quý tộc nếu họ thách thức ý chí của bà; mục đích chính của bà là chuyển giao cho con trai mình một quyền hành tuyệt đối trong các vấn đề tài chính và tư pháp. Một trong những lãnh đạo của Quốc hội Paris đã chết sau khi bị Vương hậu bắt bỏ tù.

Trong bối cảnh đó, Frondeurs – những người thừa kế chính trị của tầng lớp quý tộc phong kiến – đã cực kỳ bất mãn và tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi bao đời nay của họ khỏi một triều đình ngày càng tập quyền. Bên cạnh đó, một lực lượng mới nổi lên là Noblesse de Robe (quý tộc áo choàng) đã dần lấy được sự tin tưởng của những người đứng đầu vương quốc. Niềm tin của triều đình càng lớn, sự phẫn uất của quý tộc càng gia tăng.

Năm 1648, Anne và Mazarin cố gắng đánh thuế các thành viên của Parlement de Paris (Quốc hội Paris). Các thành viên Quốc hội đã từ chối tuân thủ và tỏ ra phản kháng bằng cách đốt tất cả các sắc lệnh trước kia của nhà vua. Trước sự khăng khăng của Vương hậu Anne, Mazarin đã tiến hành bắt giữ một số người tham gia Trận Lens để phô trương vũ lực sau chiến thắng của Louis, duc d’Enghien (sau này được gọi là le Grand Condé). Một trong những vụ bắt giữ quan trọng nhất trong mắt Anne liên quan đến Pierre Broussel, một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất ở Parlement de Paris.

Bắt đầu có sự phàn nàn trong dân chúng khi quyền lực của vương thất ngày càng mở rộng, mức thuế tăng cao và quyền lực của Parlement de Paris bị cắt giảm. Dưới áp lực dữ dội sau khi Paris nổ ra bạo loạn, Anne buộc phải trả tự do cho Broussel. Vào đêm 9-10 tháng 2 năm 1651, khi Louis chỉ mới 12 tuổi, một đám đông người Paris đã xông vào cung điện và yêu cầu được gặp mặt nhà vua. Sau khi được nhìn thấy Louis trong tình trạng giả vờ ngủ, đám đông đã được xoa dịu và chấp nhận rời đi.

Ngày sau đó, kết luận của Hòa ước Westfalen đã cho phép quân đội của Condé quay trở lại để trợ giúp Louis và vương thất. Vào thời điểm đó, gia đình Condé có mối quan hệ cực kỳ tốt với Anne, và ông đã đồng ý hỗ trợ Vương hậu giành lại quyền lực của nhà vua. Quân đội của Vương hậu với sự đứng đầu của Condé đã tấn công vào quân nổi dậy Paris. Sau một vài trận chiến, cả hai bên đã đạt được một thỏa hiệp chính trị, Hòa ước Rueil được ký kết.

Không may cho Anne là chiến thắng một phần này của bà phụ thuộc phần lớn vào Condé – một người có dã tâm kiểm soát Vương hậu và triệt tiêu sức ảnh hưởng của Mazarin. Chính chị gái của Condé là người đã thúc đẩy anh quay lưng lại với Vương hậu. Sau khi đạt được thỏa thuận với người bạn cũ Marie de Rohan, Anne đã ra lệnh bắt giữ Condé cùng với một số người thân của ông ta gồm Armand de Bourbon, Hoàng tử xứ Conti và chồng của Anne Genevieve de Bourbon, Nữ công tước xứ Longueville. Tình trạng này cũng không kéo dài, đặc biệt việc Mazarin không được lòng dân đã dẫn đến sự hình thành của một liên minh do Marie de Rohan và Nữ công tước Longueville đứng đầu. Liên minh quý tộc này đủ mạnh để giải phóng các vương tử, đày ải Mazarin và áp đặt điều kiện quản thúc tại gia đối với Vương hậu Anne.

Louis đã chứng kiến tất cả những sự việc này, cũng từ đây mà ông ngày càng mất lòng tin đối với Paris và tầng lớp quý tộc. Theo một nghĩa nào đó, thời thơ ấu của Louis đã kết thúc với sự bùng nổ của Fronde. Nó không chỉ khiến cuộc sống trở nên bất an và khó chịu mà Louis còn phải tin tưởng vào sự tin tưởng của mẹ và Mazarin cũng như những vấn đề chính trị và quân sự mà ông không thể hiểu sâu sắc". Những năm Fronde đã gieo vào Louis lòng căm thù Paris và hậu quả là quyết tâm rời khỏi cố đô càng sớm càng tốt, không bao giờ quay trở lại.

Mở rộng lãnh thổ

Chú thích

Tham khảo

Nguồn

Đọc thêm

  • Ashley, Maurice P. Louis XIV And The Greatness Of France (1965) excerpt and text search
  • Beik, William. (2000) Louis XIV and Absolutism: A Brief Study with Documents (The Bedford Series in History and Culture) 1st Edition
  • Beik, William. "The Absolutism of Louis XIV as Social Collaboration." Past & Present 2005 (188): 195–224. online at Project MUSEProject MUSEProject MUSE
  • Bluche, François, Louis XIV, (Franklin Watts, 1990)
  • Buckley, Veronica. Madame de Maintenon: The Secret Wife of Louis XIV. London: Bloomsbury, 2008
  • Burke, Peter. The Fabrication of Louis XIV (1994) excerpt and text search
  • Cambridge Modern History: Vol. 5 The Age Of Louis XIV (1908), old, solid articles by scholars; complete text online
  • Campbell, Peter Robert. Louis XIV, 1661–1715 (London, 1993)
  • Church, William F., ed. The Greatness of Louis XIV. (1972).
  • Cowart, Georgia J. The Triumph of Pleasure: Louis XIV and the Politics of Spectacle (U of Chicago Press, 2008) 299 pp; focus on opera and ballet
  • Cronin, Vincent. Louis XIV. London: HarperCollins, 1996 (ISBN 0002720728)
  • Dunlop, Ian. Louis XIV (2000), 512pp excerpt and text search
  • Erlanger, Philippe, Louis XIV (Praeger 1970)
  • Fraser, Antonia. Love and Louis XIV: The Women in the Life of the Sun King. London: Weidenfeld & Nicolson, 2006 (hardcover, ISBN 0-297-82997-1); New York: Nan A. Talese, 2006 (hardcover, ISBN 0385509847)
  • Goubert, Pierre. Louis XIV and Twenty Million Frenchmen (1972), social history from Annales School
  • Jones, Colin. The Great Nation: France from Louis XIV to Napoleon (1715–1799) (2002)
  • Lewis, W. H. The Splendid Century: Life in the France of Louis XIV (1953) excerpt and text search; also online complete edition
  • Le Roy Ladurie, Emmanuel. The Ancien Regime: A History of France 1610–1774 (1999), survey by leader of the Annales School excerpt and text search
  • Lynn, John A. (1999) The Wars of Louis XIV, 1667-1714 1st Edition
  • Mitford, Nancy. The Sun King (1995), popular excerpt and text search
  • Nolan, Cathal J. Wars of the Age of Louis XIV, 1650–1715: An Encyclopedia of Global Warfare and Civilization. (2008) 607pp; over 1000 entries; ISBN 978-0-313-33046-9
  • Rowlands, Guy. The Dynastic State and the Army under Louis XIV: Royal Service and Private Interest, 1661–1701 (2002) online edition
  • Rubin, David Lee, ed. Sun King: The Ascendancy of French Culture during the Reign of Louis XIV. Washington: Folger Books and Cranbury: Associated University Presses, 1992.
  • Shennan, J. H. Louis XIV (1993) online edition
  • Thompson, Ian. The Sun King's Garden: Louis XIV, André Le Nôtre And the Creation of the Gardens of Versailles. London: Bloomsbury Publishing, 2006 ISBN 1582346313
  • Treasure, Geoffrey. Louis XIV (London, 2001).
  • Wilkinson, Rich. Louis XIV (2007)
  • Wolf, John B. Louis XIV (1968), the standard scholarly biography online edition Lưu trữ 2012-04-20 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

  • Ranum, Orest, ed. The Century of Louis XIV (1972) documents; online
  • Các tác phẩm của hoặc nói về Louis XIV của Pháp tại Internet Archive
  • Tác phẩm của Louis XIV của Pháp trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng)
  • Louis XIV at History.com
  • Full text of marriage contract, France National Archives transcription (tiếng Pháp)
  • [[::S:fr:Le Siècle de Louis XIV]] by Voltaire, 1751, hosted by French Wikisource

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Louis XIV của Pháp by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Marie-Thérèse Charlotte của Pháp


Marie-Thérèse Charlotte của Pháp


Marie Thérèse Charlotte của Pháp (tiếng Pháp: Marie-Thérèse Charlotte de France; tiếng Đức: Marie Thérèse Charlotte von Frankreich; 19 tháng 12 năm 1778 – 19 tháng 10 năm 1851) là trưởng nữ của Quốc vương Louis XVI của Pháp và vợ của ông là Vương hậu Maria Antonia của Áo, thường được biết đến với cái tên Pháp Marie Antoinette. Bà là con gái của Quốc vương Pháp, cho nên được phong Fille de France, đồng thời là con gái cả của nhà vua cho nên bà còn được phong Madame Royale từ khi mới sinh.

Bà kết hôn cùng với người anh họ là Louis-Antoine, Công tước xứ Angoulême, trưởng nam của Charles X của Pháp. Sau khi kết hôn, bà mang tước hiệu của chồng và được biết đến như là Công tước phu nhân xứ Angoulême (Duchess of Angoulême). Bà trở thành Trữ phi nước Pháp (Dauphine of France) khi người cha chồng của bà Charles X lên ngôi vào năm 1824. Trên nguyên tắc, thì bà đã là Vương hậu nước Pháp trong vòng hai mươi phút vào năm 1830, vào khoảng thời gian từ khi cha chồng bà ký các công văn thoái vị cho đến khi chồng bà cũng miễn cưỡng ký một văn bản tương tự.

Đầu đời

Marie-Thérèse sinh tại Cung điện Versailles vào ngày 19 tháng 12 năm 1778, là con đầu lòng (sau tám năm chung sống của cha mẹ bà) và là con gái lớn của Vua Louis XVI và Vương hậu Maria Antonia.  Là con gái của vua Pháp, bà là vương nữ nước Pháp, và là con gái lớn của nhà vua, bà được phong là Madame Royale khi mới sinh.

Maria Antonia suýt chết vì ngạt thở trong lần sinh này do căn phòng chật chội và không thông thoáng, nhưng cửa sổ cuối cùng đã được mở để cho không khí trong lành vào phòng nhằm cố gắng cứu mẹ bà. Do trải nghiệm khủng khiếp, Louis XVI đã cấm công chúng xem, chỉ cho phép các thành viên thân thiết trong gia đình và một số cận thần thân tín chứng kiến ​​sự ra đời của những đứa con vương thất tiếp theo. Khi mẹ bà hồi phục, vương hậu chào đón con gái của mình (người mà sau này bà đặt biệt danh là Mousseline ) với niềm vui:

Tội nghiệp đứa con bé nhỏ, mọi người có vẻ không muốn con, nhưng con không phải là người kém hơn đối với ta! Một đứa con trai sẽ thuộc về nhà nước - con sẽ thuộc về ta.

Marie-Thérèse được rửa tội vào ngày sinh của bà. Bà được đặt theo tên bà ngoại của mình, đương kim Hoàng hậu Maria Theresia của Áo. Tên thứ hai của bà, Charlotte, được đặt theo chị gái yêu thích của mẹ bà, Maria Karolina của Áo, vương hậu Napoli và Sicilia, người được biết đến với tên Charlotte trong gia đình.

Hộ gia đình của Marie-Thérèse được đứng đầu bởi người quản lý của bà, Công chúa Victoire của Rohan-Guéméné, người sau đó phải từ chức do chồng phá sản và được thay thế bởi một trong những người bạn thân nhất của vương hậu, Yolande de Polastron, Duchesse de Polignac. Tuy nhiên, việc chăm sóc thực tế đã được thực hiện bởi các nữ phụ, đặc biệt là Nam tước Marie Angélique de Mackau. Louis XVI là một người cha giàu tình cảm, thích chiều chuộng con gái, trong khi mẹ bà nghiêm khắc hơn.

Maria Antonia quyết tâm rằng con gái của bà không nên lớn lên trở nên kiêu kỳ như những người cô độc thân của chồng. Bà thường mời những đứa trẻ thuộc cấp thấp hơn  đến dùng bữa với Marie-Thérèse và theo một số lời kể, bà đã khuyến khích đứa trẻ tặng đồ chơi của mình cho người nghèo. Trái ngược với hình ảnh một vương hậu tiêu tiền, bỏ qua hoàn cảnh của người nghèo, Maria Antonia cố gắng dạy con gái mình về nỗi đau khổ của người khác. Một tài khoản, được viết bởi một nguồn tin đảng phái vài năm sau khi bà qua đời, kể rằng vào ngày đầu năm mới năm 1784, sau khi mang một số đồ chơi đẹp đến căn hộ của Marie-Thérèse, Maria Antonia đã nói với bà:

Đáng lẽ ra, ta phải thích tặng các con tất cả những thứ này như những món quà năm mới, nhưng mùa đông thật khó khăn, có một đám đông bất hạnh, không có bánh để ăn, không có quần áo để mặc, không có củi để đốt lửa. Ta đã cho họ tất cả tiền của ta; Ta không còn gì để mua quà cho con, vì vậy sẽ không có món nào trong năm nay.

Marie-Thérèse có hai em trai và một em gái, Louis Joseph Xavier François, Trữ quân của Pháp, vào năm 1781, Louis-Charles của Pháp, Công tước của Normandy, vào năm 1785, và Sophie Hélène Béatrix, Madame Sophie, vào năm 1786. Hết tất cả em của bà, bà là người thân nhất với Louis Joseph, và sau khi anh qua đời thì chỉ còn lại Louis Charles. Khi còn là một cô gái trẻ, Marie-Thérèse được nhận xét là có ngoại hình khá quyến rũ, với đôi mắt xanh tuyệt đẹp, thừa hưởng vẻ ngoài ưa nhìn của mẹ và bà ngoại. Bà là người duy nhất trong số bốn người con của cha mẹ bà sống sót qua tuổi 10.

Cuộc sống trong thời kì Cách Mạng

Khi Marie-Thérèse trưởng thành, cuộc hành quân tiến tới Cách mạng Pháp đang trên đà phát triển. Sự bất mãn trong xã hội xen lẫn với thâm hụt ngân sách làm suy yếu đã làm bùng phát tư tưởng chống chuyên chế. Vào năm 1789, nước Pháp đang lao vào cuộc cách mạng do hậu quả của sự phá sản do nước này ủng hộ Cách mạng Mỹ và giá lương thực cao do hạn hán, tất cả đều trở nên trầm trọng hơn bởi các nhà tuyên truyền mà đối tượng trung tâm của sự khinh miệt và chế giễu là Vương hậu nước Pháp, Maria Antonia.

Khi các cuộc tấn công vào vương hậu ngày càng ác liệt hơn, chế độ quân chủ ngày càng mất lòng dân. Bên trong Tòa án tại Versailles, ghen tuông là nguyên nhân chính gây ra sự phẫn uất và tức giận đối với Maria Antonia. Việc bà không được lòng một số thành viên quyền lực của Tòa án, bao gồm cả Công tước xứ Orléans, ông đã dẫn đến việc in và phân phối các tập sách nhỏ về bệnh scurrilous buộc tội bà về một loạt các hành vi đồi trụy tình dục cũng như khiến đất nước đổ nát tài chính. Mặc dù hiện nay, mọi người thường đồng ý rằng hành động của vương hậu không gây ra sự thù địch như vậy, nhưng thiệt hại mà những cuốn sách nhỏ này gây ra cho chế độ quân chủ đã chứng tỏ là chất xúc tác cho cuộc biến động sắp tới.

Tuy nhiên, tình hình chính trị ngày càng trở nên tồi tệ không ảnh hưởng nhiều đến Marie-Thérèse, vì những bi kịch ngay lập tức xảy ra khi em gái của bà, Sophie qua đời vào năm 1787, hai năm sau đó là Trữ quân Louis Joseph cũng chết vì bệnh lao vào ngày 4 tháng 6 năm 1789, một ngày sau khi khai trương Estates-General.

Chuyển đến Tuileries

Khi Bastille bị một đám đông có vũ trang tấn công vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, tình hình lên đến đỉnh điểm. Cuộc sống của cô bé 10 tuổi Madame Royale bắt đầu bị ảnh hưởng khi một số thành viên trong gia đình vương thất được gửi ra nước ngoài vì sự an toàn của chính họ. Comte d'Artois, chú của bà, và nữ công tước de Polignac, nữ cai quản của những đứa trẻ hoàng gia, đã di cư theo lệnh của Louis XVI.

Duchesse de Polignac được thay thế bởi Công chúa Louise-Elisabeth de Croÿ, Marquise de Tourzel, người mà có con gái Pauline đã trở thành bạn suốt đời của Marie-Thérèse.

Vào ngày 5 tháng 10, một đoàn quân hỗn hợp bao gồm chủ yếu là phụ nữ lao động từ Paris đã hành quân đến Versailles, với ý định mua thực phẩm được cho là dự trữ ở đó, và để đáp ứng các yêu cầu chính trị. Sau khi cuộc xâm lược cung điện vào đầu giờ ngày 6 tháng 10 buộc gia đình phải trú ẩn trong căn hộ của nhà vua, đám đông đã yêu cầu và yêu cầu nhà vua cùng gia đình di chuyển đến Cung điện Tuileries ở Paris.

Khi tình hình chính trị trở nên tồi tệ, Louis XVI và Maria Antonia nhận ra rằng cuộc sống của họ đang gặp nguy hiểm, và thực hiện kế hoạch vượt ngục được tổ chức với sự giúp đỡ của Bá tước Axel von Fersen. Kế hoạch là để gia đình hoàng gia chạy trốn đến pháo đài phía đông bắc của Montmédy, một thành trì của phe bảo hoàng, nhưng chuyến đi đã bị chặn ở Varennes, và gia đình được đưa về lại Paris.

Chuyển đến nhà thờ

Vào ngày 10 tháng 8 năm 1792, sau khi hoàng gia nương náu trong Quốc hội lập pháp, Louis XVI bị phế truất, mặc dù chế độ quân chủ chưa bị bãi bỏ trước ngày 21 tháng 9. Vào ngày 13 tháng 8, toàn bộ gia đình bị giam trong Tòa tháp Temple, phần còn lại của một pháo đài thời trung cổ trước đây. Vào ngày 21 tháng 1 năm 1793, Louis XVI bị hành quyết trên máy chém, lúc đó em trai của Marie-Thérèse là Louis Charles được gia đình công nhận là Vua Louis XVII của Pháp.

Gần sáu tháng sau, vào tối ngày 3 tháng 7 năm 1793,lính canh ập vào căn hộ của gia đình hoàng gia, cưỡng bức Louis Charles lúc đó chỉ mới 8 tuổi, và giao cậu cho Antoine Simon, một giày và ủy viên của Tòa tháp chăm sóc. Những người còn lại trong căn hộ của họ trong Tháp là Maria Antonia, Marie-Thérèse và Madame Élisabeth, em gái út của Louis XVI. Khi Maria Antonia được đưa đến Conciergerie một tháng sau, vào đêm ngày 2 tháng 8, Marie-Thérèse được để lại cho dì Élisabeth chăm sóc, người lần lượt bị bắt đi vào ngày 9 tháng 5 năm 1794 và bị hành quyết vào ngày hôm sau. Trong số các tù nhân hoàng gia ở Đền thờ, Marie-Thérèse Charlotte là người duy nhất sống sót sau Triều đại Khủng bố.

Bà ở trong một mình Tòa tháp Temple và cảm thấy cô độc và thường rất chán. Hai cuốn sách mà bà có, cuốn sách cầu nguyện nổi tiếng mang tên The Imitation of Christ và Những chuyến du hành của La Harpe, bà đã được đọc đi đọc lại nhiều lần đến nỗi bà cảm thấy mệt mỏi với chúng. Nhưng lời kêu gọi mua thêm sách của bà đã bị các quan chức chính phủ từ chối, và nhiều yêu cầu khác thường xuyên bị từ chối, trong khi bà thường phải chịu đựng khi nghe tiếng khóc và tiếng la hét của em trai mình mỗi khi bị đánh. Vào ngày 11 tháng 5, Robespierre đã đến thăm Marie-Thérèse, nhưng không có ghi chép về cuộc trò chuyện. Trong thời gian bị giam cầm, Marie-Thérèse không bao giờ được kể về những gì đã xảy ra với gia đình mình. Tất cả những gì bà biết là cha bà đã chết. Những dòng chữ sau đây đã được cào trên tường của căn phòng của bà trong tòa tháp:

"Marie-Thérèse Charlotte là người bất hạnh nhất trên thế giới. Cô ấy không thể nhận được tin tức của mẹ mình; cũng không được đoàn tụ với bà ấy, mặc dù cô ấy đã hỏi điều đó hàng nghìn lần. Hãy sống, người mẹ tốt của tôi! Người mà tôi yêu quý, nhưng của người mà tôi không thể nghe thấy một chút tin tức nào. Hỡi cha của tôi! hãy trông chừng tôi từ Thiên đường trên cao. Lạy Chúa tôi! Hãy tha thứ cho những ai đã làm cho cha mẹ tôi đau khổ. " Marie-Thérèse-Charlotte est la plus malheureuse personne du monde. Elle ne peut obtenir de savoir des nouvelles de sa mère, pas même d'être réunie à elle quoiqu'elle l'ait demandé mille fois. Vive ma bonne mère que j'aime bien et dont je ne peux savoir des nouvelles. Ô mon père, veillez sur moi du haut du Ciel. Ô mon Dieu, pardonnez à ceux qui ont fait souffrir mes parents.

Cuối tháng 8 năm 1795, Marie-Thérèse cuối cùng cũng được Madame Renée de Chanterenne, người nữ tù cạnh bà cho biết chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà. Khi được thông báo về số phận của từng người, Marie-Thérèse đau khổ bắt đầu khóc, bật ra những tiếng nức nở vì đau khổ và đau buồn.

Chỉ khi Cuộc khủng bố kết thúc, Marie-Thérèse mới được phép rời nước Pháp. Bà được giải phóng vào ngày 18 tháng 12 năm 1795, vào trước sinh nhật lần thứ mười bảy của mình, được đổi lấy những tù nhân nổi tiếng của Pháp ( Pierre Riel de Beurnonville, Jean-Baptiste Drouet, Hugues-Bernard Maret, Armand-Gaston Camus, Nicolas Marie Quinette và Charles -Louis Huguet de S Pokémonville) và được đưa đến Viên, thành phố thủ đô của anh họ bà, Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II, và cũng là quê hương của mẹ bà.

Lưu vong

Marie-Thérèse đến Viên vào buổi tối ngày 9 tháng 1 năm 1796, hai mươi hai ngày sau khi bà rời khỏi Nhà thờ.

Sau đó bà rời Vienna và chuyển đến Mita, Courland (nay là Jelgava, Latvia), nơi người anh cả còn sống của cha bà, comte de Provence, sống với tư cách là khách của Sa hoàng Paul I của Nga. Ông đã tự xưng là Vua của Pháp với tên gọi Louis XVIII sau cái chết của em trai Marie-Thérèse. Không có con riêng, ông muốn cháu gái kết hôn với anh họ bà, Louis-Antoine, Công tước Angoulême, con trai của em trai mình, comte d'Artois. Marie-Thérèse đồng ý.

Louis-Antoine là một thanh niên nhút nhát, hay nói lắp. Cha của ông đã cố gắng thuyết phục Louis XVIII chống lại cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, đám cưới diễn ra vào ngày 10 tháng 6 năm 1799 tại Cung điện Jelgava (Latvia ngày nay). Cặp vợ chồng không có con.

Ở Anh

Gia đình vương thất chuyển đến Vương quốc Anh, nơi họ định cư tại Hartwell House, Buckinghamshire, trong khi cha chồng bà dành phần lớn thời gian ở Edinburgh, nơi ông được cấp các căn hộ tại Holyrood House.

Những năm dài lưu vong kết thúc với sự thoái vị của Napoléon I vào năm 1814, và cuộc Khôi phục Bourbon đầu tiên, khi Louis XVIII bước lên ngai vàng của Pháp, 21 năm sau cái chết của anh trai Louis XVI.

Khôi phục Bourbon

Louis XVIII đã cố gắng hướng một đường lối trung gian giữa những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa Bảo hoàng cực đoan do comte d'Artois lãnh đạo. Ông cũng cố gắng trấn áp nhiều người đàn ông tự nhận là em trai đã mất từ ​​lâu của Marie-Thérèse, Louis XVII. Những người yêu sách đó đã khiến công chúa gặp rất nhiều đau khổ.

Marie-Thérèse nhận thấy sự trở lại của mình cạn kiệt cảm xúc và bà không tin tưởng vào nhiều người Pháp đã ủng hộ Cộng hòa hoặc Napoléon. Bà đến thăm nơi em trai cô đã chết và Nghĩa trang Madeleine, nơi cha mẹ bà được chôn cất. Hài cốt vương tộc được khai quật vào ngày 18 tháng 1 năm 1815 và được quấn lại tại Vương cung thánh đường Saint-Denis, nghĩa địa vương thất của Pháp, vào ngày 21 tháng 1 năm 1815, kỷ niệm 22 năm ngày Louis XVI bị hành quyết.

Vào tháng 3 năm 1815, Napoléon quay trở lại Pháp và nhanh chóng bắt đầu có được những người ủng hộ và phát triển một đội quân trong thời kỳ được gọi là Trăm ngày. Louis XVIII chạy trốn khỏi Pháp, nhưng Marie-Thérèse, lúc đó đang ở Bordeaux, đã cố gắng tập hợp quân địa phương. Quân đội đồng ý bảo vệ bà nhưng không gây ra một cuộc nội chiến với quân đội của Napoléon. Marie-Thérèse ở lại Bordeaux bất chấp lệnh của Napoléon bắt bà phải bị bắt khi quân đội của ông ta đến. Tin rằng lý do của mình đã bị thất bại, và để tránh cho Bordeaux bị hủy diệt vô nghĩa, cuối cùng bà đã đồng ý ra đi. Hành động của bà khiến Napoléon nhận xét rằng bà là "người đàn ông duy nhất trong gia đình."

Sau khi Napoléon bị đánh bại tại Waterloo vào ngày 18 tháng 6 năm 1815, Nhà Bourbon được khôi phục lần thứ hai, và Louis XVIII trở về Pháp.

Vào ngày 13 tháng 2 năm 1820, bi kịch xảy ra khi con trai nhỏ của comte d'Artois, công tước de Berry, bị ám sát bởi Pierre Louvel, một người có cảm tình với chủ nghĩa Bonaparti. Ngay sau đó, vương thất đã được reo hò khi biết rằng nữ công tước de Berry đang mang thai vào thời điểm chồng bà qua đời. Vào ngày 29 tháng 9 năm 1820, bà sinh một con trai, Henri, Công tước Bordeaux, người được gọi là "Đứa trẻ thần kỳ", người sau này, với tư cách là người giả danh Bourbon lên ngai vàng Pháp, đã lấy tước hiệu là comte de Chambord.

Madame la Dauphine

Louis XVIII qua đời vào ngày 16 tháng 9 năm 1824, và được kế vị bởi em trai của ông, comte d'Artois, là Charles X. Chồng của Marie-Thérèse hiện là người thừa kế ngai vàng, và bà được gọi là Madame la Dauphine. Tuy nhiên, cảm giác chống chế độ quân chủ lại gia tăng. Sự đồng cảm với chủ nghĩa bảo hoàng cực đoan của Charles đã khiến nhiều thành viên của tầng lớp lao động và trung lưu xa lánh.

Vào ngày 2 tháng 8 năm 1830, sau Les Trois Glorieuses, cuộc Cách mạng tháng 7 năm 1830 kéo dài ba ngày, Charles X, người cùng gia đình đã đến Château de Rambouillet, thoái vị để ủng hộ con trai mình, người lần lượt thoái vị để ủng hộ ông cháu trai, Công tước Bordeaux khi đó chín tuổi. Tuy nhiên, bất chấp thực tế là Charles X đã yêu cầu ông làm nhiếp chính cho vị vua trẻ, Louis-Philippe đã chấp nhận vương miện khi Chambre des Députés phong ông là Vua của Pháp.

Vào ngày 4 tháng 8, trong một cuộc hôn nhân kéo dài, Marie-Thérèse rời Rambouillet để đến một cuộc lưu đày mới với chú của bà, chồng bà, đứa cháu nhỏ của bà và người mẹ, nữ công tước de Berry, và em gái Louise Marie Thérèse d'Artois. Vào ngày 16 tháng 8, gia đình đã đến cảng Cherbourg, nơi họ lên tàu đến Anh. Vua Louis-Philippe đã lo liệu việc thu xếp cho việc ra đi và đi thuyền của những người anh em họ của mình.

Cuộc lưu đày cuối cùng

Gia đình vương thất sống ở nơi hiện là 22 (sau đó là 21) Regent Terrace ở Edinburgh  cho đến năm 1833 khi cựu vương chọn chuyển đến Praha với tư cách là khách của em họ của Marie-Thérèse, Hoàng đế Francis I của Áo. Họ chuyển đến những căn hộ sang trọng ở Lâu đài Praha. Sau đó, gia đình hoàng gia rời Praha và chuyển đến điền trang của Bá tước Coronini gần Gorizia, khi đó thuộc Áo nhưng ngày nay thuộc Ý. Marie-Thérèse đã tận tình chăm sóc chú của mình qua trận ốm cuối cùng vào năm 1836, khi ông qua đời vì bệnh tả.

Chồng bà mất năm 1844 và được chôn cất bên cạnh cha. Marie-Thérèse sau đó chuyển đến Schloss Frohsdorf, một lâu đài theo phong cách baroque ngay bên ngoài Viên, nơi bà dành cả ngày để đi dạo, đọc sách, may vá và cầu nguyện. Cháu trai của bà, người bây giờ tự phong cho mình là comte de Chambord, và em gái của cậu đã sống cùng cùng bà ở đó. Năm 1848, triều đại của Louis Philippe kết thúc trong một cuộc cách mạng lần thứ hai, Pháp trở thành một nước Cộng hòa.

Cuối đời

Marie-Thérèse chết vì bệnh viêm phổi vào ngày 19 tháng 10 năm 1851, ba ngày sau lễ kỷ niệm 58 năm ngày hành quyết mẹ mình. Bà được chôn cất bên cạnh chú/bố chồng, Charles X và chồng và, Louis XIX, trong hầm mộ của nhà thờ tu viện dòng Franciscan Castagnavizza ở Görz, sau đó ở Áo, nay là Kostanjevica ở thành phố Nova Gorica của Slovenia. Giống như người chú đã khuất của mình, Marie-Thérèse vẫn là một tín đồ Công giáo La Mã sùng đạo.

Sau đó, cháu trai của bà là Henri, vương phi của Chambord, người đàn ông cuối cùng của dòng dõi cao cấp của Hạ viện Bourbon; vợ ông, comtesse de Chambord (trước đây là Nữ công tước Marie-Thérèse của Áo-Este, con gái của Công tước Francis IV của Modena và vợ ông, Công chúa Maria Beatrice của Savoy); và em gái duy nhất của ông, Louise, Nữ công tước xứ Parma, cũng được an nghỉ trong hầm mộ ở Görz. Công tước Blacas thời cổ đại nổi tiếng cũng được chôn cất ở đó để vinh danh những năm tháng phục vụ chu đáo của ông với tư cách là bộ trưởng của Louis XVIII và Charles X.

Marie-Thérèse được miêu tả trên bia mộ của bà là "Thái hậu của Pháp", ám chỉ đến thời kỳ cai trị 20 phút của chồng bà với tư cách là Vua Louis XIX của Pháp.

Bí ẩn "Nữ bá tước Bóng tối"

Vào tháng 10 năm 2013, ngôi mộ của một phụ nữ ở Hildburghausen, Thuringia, Đức, đã được khai quật để lấy ADN xét nghiệm, nhằm xác định xem bà có phải là Marie-Thérèse hay không. Người phụ nữ, tên là Sophie Botta, sống trong một lâu đài trong khu vực từ năm 1807 cho đến khi bà qua đời năm 1837, và không bao giờ nói chuyện trước đám đông, hoặc được nhìn thấy bên ngoài mà không che mặt. Cùng đi với cô là Leonardus Cornelius van der Valck, một thư ký của đại sứ quán Hà Lan ở Paris từ tháng 7 năm 1798 đến tháng 4 năm 1799, và họ cùng nhau được biết đến với cái tên Bá tước Bóng tối. Van der Valck gọi Botta là 'Quý ngài' và họ chỉ nói với nhau bằng tiếng Pháp. Một số nhà sử học Đức tin rằng người là Marie-Thérèse thật, đã đổi chỗ cho người chị nuôi, và có thể là em gái nuôi, Ernestine Lambriquet sau cuộc cách mạng. Có thể do bà quá chấn thương để tiếp tục vai trò trong xã hội, nhưng cũng có thể là do mang thai, sau khi bị những kẻ bắt giữ lạm dụng, được đề cập trong một bức thư từ một người bạn của gia đình, tại Tòa án Tây Ban Nha vào năm 1795.

Kết quả xét nghiệm DNA cho thấy nữ bá tước bóng tối không phải là Marie-Thérèse, mà là một người phụ nữ khác mà danh tính vẫn còn là một bí ẩn. Vào ngày 28 tháng 7 năm 2014, chương trình 'Interestssenkreis Dunkelgräfin' đã phát sóng kết quả chứng minh rằng Dunkelgräfin không phải là Marie-Thérèse trên truyền hình.

Trong văn hóa đại chúng

Phim

Marie-Thérèse đã được miêu tả trong một số bộ phim chuyển thể từ phim điện ảnh, chủ yếu là về cuộc đời của mẹ bà.

  • Năm 1934, bà được đóng dưới tên Duchess d'Angoulême bởi Gladys Cooper trong The Iron Duke, đối diện với George Arliss trong vai Công tước của Wellington.
  • Năm 1938, bà được Marilyn Knowlden đóng trong Marie-Antoinette, đối diện với Norma Shearer trong vai hoàng hậu.
  • Năm 1975, trong bộ phim truyền hình Pháp Marie-Antoinette, Marie-Thérèse do Anne-Laura Meury thủ vai.
  • Năm 1989, bà được đóng bởi Katherine Flynn trong The French Revolution. Mẹ trên màn ảnh của Katherine, Marie Antoinette, do mẹ ruột của bà, Jane Seymour thủ vai.
  • Năm 2001, Daisy Bevan đóng vai Marie-Thérèse trong một thời gian ngắn trong bộ phim cổ trang The Affair of the Bracelet đối diện với mẹ bà là Joely Richardson trong vai Marie Antoinette.
  • Năm 2006, Marie Antoinette, do Sofia Coppola đạo diễn, được phát hành. Marie-Thérèse do hai nữ diễn viên nhí khác nhau thủ vai. Lúc hai tuổi, bà được đóng bởi Lauriane Mascaro, và sáu tuổi, bà được đóng bởi Florrie Betts. Kirsten Dunst đóng vai chính mẹ bà, Maria Antonia của Áo.

Sân khấu và văn học

Bà cũng đã được miêu tả như sau:

  • Tất cả những ai đau khổ; một vở kịch của Bắc Ireland về bí ẩn của Louis XVII.
  • Madame Royale, một cuốn tiểu thuyết của Elena Maria Vidal, dựa trên cuộc đời của Marie-Thérèse.
  • The Dark Tower, một cuốn tiểu thuyết của Sharon Stewart, dựa trên Tạp chí Madame Royale, là tác phẩm của Marie-Thérèse. Cuốn tiểu thuyết sau đó đã được tái phát hành như một phần của loạt phim Beneath the Crown với tựa đề Công chúa trong tháp.
  • The Lacemaker and the Princess (2007), một tiểu thuyết dành cho trẻ em của Kimberly Brubaker Bradley
  • Faces of the Dead của Suzanne Weyn (2014) ISBN 978-0545425315

Tổ tiên

Chú thích

Xem thêm

  • Maria Antonia của Áo
  • Louis XVI của Pháp

Liên kết ngoài

Nguồn chính

  • (tiếng Pháp) Duchess of Angoulême's Memoirs on the Captivity in the Temple
  • Duchess of Angoulême's Memoir on the Flight to Varennes, (1823 English translation, by John Wilson Croker, of a slightly redacted French edition)
  • Duchess of Angoulême's Memoirs on the Captivity in the Temple, (same 1823 English translation)

Đọc thêm

  • Castelot, André, Madame Royale, Librairie Académique Perrin, Paris, 1962, ISBN 2-262-00035-2
  • Desmond, Alice Curtis. " Marie Antoinette's Daughter ". NY: Dodd, Mead & Company, 1967. ISBN 0396056415.
  • Lenotre, G., La fille de Louis XVI, Marie-Thérèse-Charlotte de France, duchesse d'Angoulême, in Mémoires et Souvenirs sur la Révolution et l'Empire, Librairie Académique Perrin, 1908.
  • Nagel, Susan. " Marie-Therese, Child of Terror: The Fate of Marie Antoinette's Daughter ". NY: Bloomsbury, 2008. ISBN 1-59691-057-7

Tư liệu khác

  • English language site of the franciscan Monastery in Kostanjevica Slovenia, where Marie Thérèse Charlotte is buried, together with the last French kings
  • English and German language site about the substitution theory of Madame Royale and the "Dark Countess of Hildburghausen"
  • [3] The Ruin of a Princess, which contains the life and letters of Madame Élisabeth, Journal of the Tower of the Temple by Cléry and Narrative of Madame Royale.

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Marie-Thérèse Charlotte của Pháp by Wikipedia (Historical)


Vương quốc Pháp


Vương quốc Pháp



Vương quốc Pháp (tiếng Pháp: Royaume de France, tiếng Latinh: Regnum Francia) Là một nhà nước quân chủ tồn tại trong suốt thời Trung Cổ và là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu và bắt đầu từ thời kỳ Trung kỳ Trung cổ, nó trở thành một cường quốc.

Nước Pháp có nguồn gốc từ Tây Frank (West Francia) - nửa phía Tây của Đế quốc Carolus (Carolingian Empire), được chia tách bởi Hiệp ước Verdun (843). Một nhánh của triều đại Carolingian tiếp tục cai trị lãnh thổ Tây Frank cho đến năm 987, khi Hugh Capet được bầu lên làm vua và thành lập Vương triều Capet (Capetian dynasty). Lãnh thổ vẫn được gọi là Frank và người cai trị có tước hiệu là Vua của người Frank (Rex Francorum). Vị vua đầu tiên xưng là Vua nước Pháp (Roi de France) chính là Philip II, vào năm 1190. Nước Pháp tiếp tục được cai trị bởi Nhà Capet và các chi nhánh của nó là Nhà Valois và Nhà Bourbon cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1792 sau cuộc Cách mạng Pháp.

Nước Pháp trong thời Trung cổ là một nước quân chủ phong kiến phi tập trung. Tại Brittany và Catalonia (nay là một phần của Tây Ban Nha), quyền lực của vua Pháp không hề được áp đặt lên lãnh thổ và người dân. Lorraine và Provence là các bang của Đế chế La Mã Thần thánh và chưa phải là một phần của Pháp. Trong suốt Hậu kỳ Trung cổ (Late Middle Ages), sự cạnh tranh giữa Vương triều Capet và chư hầu của họ là Nhà Plantagenet, hoàng tộc này cũng cai trị nước Anh, đã dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh vũ trang. Nổi tiếng nhất trong số đó là Chiến tranh Trăm Năm/Hundred Years'War (1337 - 1453), trong đó các vị vua Anh tuyên bố giành lấy ngai vàng của Pháp. Sau đó Pháp tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình sáng Bán đảo Ý, nhưng đã bị Tây Ban Nha và Đế chế La Mã Thần thánh đánh bại trong Các cuộc chiến tranh Ý (1494 - 1559).

Nước Pháp đầu thời kỳ Cận đại ngày càng được tập trung hoá, tiếng Pháp bắt đầu thay thế các ngôn ngữ địa phương để trở thành ngôn ngữ chính thức, và nhà vua mở rộng quyền lực tuyệt đối của mình, mặc dù các hệ thống hành chính vẫn còn phức tạp do chịu ảnh hưởng nặng nề từ lịch sử. Về mặt tôn giáo, nước Pháp trở nên chia rẽ giữa đa số theo Công giáo và thiểu số theo Tin Lành, điều này dẫn đến một loạt cuộc nội chiến, Chiến tranh Tôn giáo Pháp (1562 - 1598) đã làm tê liệt nước Pháp. Tuy nhiên những chiến thắng của Pháp trước Đế quốc Tây Ban Nha và Chế độ quân chủ Habsburg trong Chiến tranh Ba Mươi Năm (Thirty Years' War) đã làm cho nước Pháp trở thành quốc gia hùng mạnh nhất lục địa châu Âu một lần nữa. Pháp trở thành cường quốc văn hoá, chính trị và quân sự thống trị châu Âu vào thế kỷ XVII dưới thời vua Louis XIV (vua Mặt trời). Song song đó, Pháp phát triển đế chế thuộc địa đầu tiên của mình ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Các cuộc xung đột thuộc địa với Anh đã dẫn đến việc Pháp mất phần lớn thuộc địa ở Bắc Mỹ vào năm 1763. Sự can thiệp của Pháp vào Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đã giúp bảo đảm đền độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính việc giúp Mỹ độc lập không cho Pháp được ít lợi gì mà còn thúc đẩy Cách mạng Pháp diễn ra làm xụp đổ chế độ quân chủ.

Vương quốc Pháp thông qua hiến pháp thành văn đầu tiên vào năm 1791, nhưng chế độ quân chủ bị bãi bỏ chỉ một năm sau đó và thay thế bởi nền Đệ nhất cộng hoà Pháp. Chế độ quân chủ được phục hồi vào năm 1814 và kéo dài đến Cuộc Cách mạng Pháp năm 1848, bị gián đoạn bởi Triều đại Một trăm ngày (Hundred Days).

Lịch sử

Vương quốc phong kiến này bắt nguồn từ mảnh đất phía Tây của Đế quốc Frank, và củng cố uy thế cùng với ảnh hưởng đáng kể trong suốt hàng ngàn năm sau đó. Nhà vua Louis XIV, còn gọi là "Vua Mặt Trời", gầy dựng một Nhà nước vững mạnh và đưa nền quân chủ chuyên chế lên tới đỉnh cao hưng thịnh. Cuối cùng, những ảnh hưởng của trào lưu Khai sáng Pháp, cái giá cực đắt của sự tham chiến của nước Pháp trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, cùng với sự đòi hỏi của giai cấp tư sản về địa vị chính trị xứng đáng đã châm ngòi cho cơn bão Đại cách mạng Pháp bùng nổ, đánh dấu sự chấm dứt của Nhà nước quân chủ chuyên quyền và hình thành Vương quốc Pháp theo chế độ quân chủ lập hiến, và rồi đến nền Đệ nhất Cộng hòa Pháp.

Khởi đầu

Thời kỳ Trung cổ

Chiến tranh trăm năm

Thời kỳ Phục hưng

Bản mẫu:ChínhCác cuộc chiến tranh Ý

Thời kỳ Cận đại

Quân chủ lập hiến

Phục hoàng

Bourbon phục hoàng bắt đầu từ sự kiện Đệ nhất đế chế sụp đổ ngày 6 tháng 4 năm 1814 và kết thúc bằng cuộc Cách mạng tháng Bảy năm 1830. Đây là thời kỳ nhà Bourbon quay trở lại ngai vàng sau khi mất quyền lực kể từ Cách mạng Pháp.

Xen giữa giai đoạn Bourbon phục hoàng là Vương triều 100 ngày khi Napoléon Bonaparte từ đảo Elba quay trở lại ngôi hoàng đế. Vì vậy Bourbon phục hoàng được chia thành Phục hoàng lần thứ nhất và Phục hoàng lần thứ hai. Cách mạng tháng 7 năm 1830 kết thúc sự trị vì của Charles X, cũng là kết thúc của giai đoạn Bourbon phục hoàng. Louis-Philippe I, thuộc nhánh thứ dòng họ Bourbon, lên làm vua, bắt đầu nền Quân chủ tháng Bảy.Dưới góc nhìn khác, Quân chủ tháng Bảy được xem như Phục hoàng lần thứ 2.

Kết thúc

Quân chủ tháng Bảy bắt đầu từ 1830 tới 1848 trong lịch sử Pháp, Louis-Philippe I, vốn là Công tước Orléans, thuộc nhánh thứ dòng họ Bourbon, lên ngôi. Không còn xưng Vua nước Pháp như các vị vua trước đó, Louis-Philippe I là vua của người Pháp với một nền quân chủ lập hiến.

Bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy, Quân chủ tháng Bảy được kết thúc bằng một cuộc nổi dậy khác. Cách mạng 1848 đánh dấu chấm hết cho sự cai trị của dòng họ Bourbon. Nền Đệ nhị Cộng hòa, vốn nhen nhóm từ Cách mạng tháng Bảy, được tuyên bố ngày 24 tháng 2 năm 1848. Napoléon III trở thành tổng thống đầu tiên của nước Pháp.

Lãnh thổ

Các vùng lãnh thổ kế thừa từ Tây Francia:

Lãnh thổ của Vua Frank:
  • Ile de France
  • Reims
  • Bourges
  • Orléans
Chư hầu trực trị của vua Pháp trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 12:
  • Hạt Champagne
  • Hạt Blois
  • Công quốc Bourgogne
  • Hạt Flanders
  • Công quốc Bourbon

Mua lại trong thế kỷ 13 đến thế kỷ 14:

  • Công quốc Normandie (1204)
  • Hạt Tourain (1204)
  • Hạt Anjou (1225)
  • Hạt Maine (1225)
  • Hạt Auvergne (1271)
  • Quận Toulouse (1271), gồm:
    • Hạt Quercy
    • Hạt Rouergue
      • Hạt Rodez
    • Hạt Gevaudan
    • Tử tước Albi
    • Hầu tước Gothia
  • Hạt Champagne (thuộc địa vị hoàng gia vào năm 1316)
  • Dauphiné (1349), tài sản kế vị của các vị vua Pháp, do Dauphin nước Pháp nắm giữ, nhưng thực tế không phải là một phần của vương quốc Pháp vì trên danh nghĩa nó vẫn là một phần của Đế chế La Mã Thần thánh.
  • Hạt Blois (thuộc địa vị hoàng gia vào năm 1391)

Mua lại từ các vị vua Plantagenet của Anh với chiến thắng của Pháp trong Chiến tranh Trăm năm.

  • Công quốc Aquitaine (Guyenne), gồm:
    • Hạt Poitou
    • Hạt La Marche
    • Hạt Angoulême
    • Hạt Périgord
      • Hạt Velay
    • Hạt Saintonge
    • Lãnh địa Limousin
    • Lãnh địa Issoudun
    • Lãnh địa Déols
    • Công quốc Gascogne ( Ban công )
      • Hạt Agenais
  • Công quốc Bretagne (bị tranh chấp kể từ sau Chiến tranh Kế vị Breton, thuộc về Pháp năm 1453, thuộc địa vị hoàng gia vào năm 1547)

Mua lại sau khi Chiến tranh Trăm năm kết thúc:

  • Công quốc Bourgogne (1477)
  • Pale thuộc Calais (1558)
  • Vương quốc Navarra (1620)
  • Alsace: Hòa ướcWestphalia (1648), Hiệp ước Nijmegen, Thỏa thuận Ratisbon (1684)
  • Hạt Artois (1659)
  • Roussillon và Perpignan, Montmédy và các vùng khác của Luxembourg, các vùng của Vlaanderen bao gồm Arras, Béthune, Gravelines và Thionville (sau Hiệp ước Pyrenees 1659)
  • Hạt Burgundy (1668, 1679)
  • Hainaut Pháp(1679)
  • Thân vương quốc Orange (1713)
  • Công quốc Lorraine (1766)
  • Corsica thuộc Pháp (1769)
  • Comtat Venaissin (1791)

Xem thêm

  • Cách mạng Pháp
  • Quân chủ lập hiến Pháp

Chú thích

Tham khảo

  • Jacques Bainville, Histoire de France, Éd. Arthème Fayard, 1924
  • Georges Duby, Histoire de la France des origines à nos jours, Larousse
  • Pierre Goubert et Daniel Roche, Les Français et l'Ancien Régime, Armand Colin, 1984
  • Marcel Marion, Dictionnaire des institutions de France Bản mẫu:S mini- Bản mẫu:S-, Picard, 1923
  • Hubert Méthivier, Le siècle de Louis XIV, PUF collection Que-sais-je, 1988
  • Pierre Goubert et Daniel Roche, Les Français et l'Ancien Régime, Armand Colin, 1984
  • Beik, William. A Social and Cultural History of Early Modern France (2009) excerpt and text search
  • Caron, François. An Economic History of Modern France (1979) online edition
  • Doyle, William. Old Regime France: 1648–1788 (2001) excerpt and text search
  • Duby, Georges. France in the Middle Ages 987–1460: From Hugh Capet to Joan of Arc (1993), survey by a leader of the Annales School excerpt and text search
  • Fierro, Alfred. Historical Dictionary of Paris (1998) 392pp, an abridged translation of his Histoire et dictionnaire de Paris (1996), 1580pp
  • Goubert, Pierre. The Course of French History (1991), standard French textbook excerpt and text search; also complete text online
  • Goubert, Pierre. Louis XIV and Twenty Million Frenchmen (1972), social history from Annales School
  • Haine, W. Scott. The History of France (2000), 280 pp. textbook. and text search; also online edition
  • Holt, Mack P. Renaissance and Reformation France: 1500–1648 (2002) excerpt and text search
  • Jones, Colin, and Emmanuel Le Roy Ladurie. The Cambridge Illustrated History of France (1999) excerpt and text search
  • Jones, Colin. The Great Nation: France from Louis XV to Napoleon (2002) excerpt and text search
  • Jones, Colin. Paris: Biography of a City (2004), 592pp; comprehensive history by a leading British scholar excerpt and text search
  • Le Roy Ladurie, Emmanuel. The Ancien Régime: A History of France 1610–1774 (1999), survey by leader of the Annales School excerpt and text search
  • Potter, David. France in the Later Middle Ages 1200–1500, (2003) excerpt and text search
  • Potter, David. A History of France, 1460–1560: The Emergence of a Nation-State (1995)
  • Price, Roger. A Concise History of France (1993) excerpt and text search
  • Raymond, Gino. Historical Dictionary of France (2nd ed. 2008) 528pp
  • Roche, Daniel. France in the Enlightenment (1998), wide-ranging history 1700-1789 excerpt and text search
  • Wolf, John B. Louis XIV (1968), the standard scholarly biography online edition Lưu trữ 2012-04-20 tại Wayback Machine
  • Gildea, Robert. The Past in French History (1996)
  • Nora, Pierre, ed. Realms of Memory: Rethinking the French Past (3 vol, 1996), essays by scholars; excerpt and text search; vol 2 excerpts; vol 3 excerpts
  • Pinkney, David H. "Two Thousand Years of Paris," Journal of Modern History (1951) 23#3 các trang 262–264 in JSTOR
  • Revel, Jacques, and Lynn Hunt, eds. Histories: French Constructions of the Past (1995). 654pp, 64 essays; emphasis on Annales School
  • Symes, Carol. "The Middle Ages between Nationalism and Colonialism," French Historical Studies (Winter 2011) 34#1 pp 37–46
  • Thébaud, Françoise. "Writing Women's and Gender History in France: A National Narrative?" Journal of Women's History (2007) 19#1 các trang 167–172 in Project Muse

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Vương quốc Pháp by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


ghbass