Aller au contenu principal

NGC 147


NGC 147


NGC 147 (tên gọi khác là DDO3Caldwell 17) là một thiên hà lùn magellan hình cầu nằm trong chòm sao Thiên Hậu. Nó là thành viên của nhóm Địa phương và là thiên hà vệ tinh của thiên hà Tiên Nữ (Messier 31). Nó tạo thành một cặp với thiên hà lân cận tên là NGC 185, một thiên hà vệ tinh khác của thiên hà Tiên Nữ. Tháng 9 năm 1829, thiên hà này được nhà thiên văn học người Anh John Herschel phát hiện. Khi quan sát, nó mờ hơn và to hơn NGC 185 (và vì vậy nó có độ sáng bề mặt thấp). Điều này nghĩa là NGC 147 khó quan sát hơn NGC 185 khi nhìn bằng một kính viễn vọng nhỏ. Trong cuốn sổ tay Webb Society Deep-Sky Observer's Handbook, NGC 147 được mô tả là: "Rộng, hơi mờ, tròn một cách bất thường, cái nhân ở giữa của nó sáng.".

Nhận định NGC 147 nằm trong nhóm Địa phương được chứng minh bởi nhà thiên văn học người Đức Walter Baade khi ông đã phân tích thiên hà này thành từng ngôi sao một với một kính viễn vọng có kích thước 100 inch tại núi Wilson, gần Los Angeles.

Đặc điểm

Một cuộc khảo sát các ngôi sao gần không lồ sáng nhất trong bán 2' tính từ tâm NGC 147 cho thấy sự hình thành sao đạt đỉnh cao trước đây 3 giga năm. NGC 147 có rất nhiều ngôi sao già.

Tham khảo

Xem thêm

  • Danh sách các thiên hà vệ tinh của Thiên hà Tiên Nữ

Liên kết ngoài

  • SEDS – NGC 147
  • NGC 147 trên WikiSky: DSS2, SDSS, IRAS, Hydrogen α, X-Ray, Astrophoto, Sky Map, Bài viết và hình ảnh


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: NGC 147 by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Danh lục Caldwell


Danh lục Caldwell


Danh lục Caldwell là một danh lục thiên văn gồm 109 cụm sao, tinh vân, và thiên hà dành cho các nhà thiên văn nghiệp dư. Danh lục này được Patrick Moore soạn để bổ sung cho danh lục Messier.

Moore chỉ ra rằng danh lục Messier không dành cho các nhà thiên văn học nghiệp dư để quan sát các thiên thể trên bầu trời vì nó không bao gồm nhiều thiên thể sáng nhất trên bầu trời, như Hyades, cụm sao đôi (NGC 869 và NGC 884), và Thiên hà Ngọc Phu (NGC 253) (Danh lục Messier thật ra là danh lục các thiên thể đã được biết có thể bị nhầm lẫn với sao chổi). Thêm vào đó, Moore cũng chú ý rằng Messier soạn thảo bản danh sách này dựa vào những quan sát ở Paris, do đó nó không bao gồm các thiên thể có thể nhìn thấy ở Nam bán cầu, như Omega Centauri, Centaurus A, Jewel Box, và 47 Tucanae. Moore liệt kê một danh sách gồm 109 thiên thể và công bố trên tạp chí Sky & Telescope năm 1995.

Moore dùng họ của ông (Caldwell) để đặt tên danh lục này. Tên các mục trong danh lục là kết hợp giữa ký tự "C" và số của danh lục (1 tới 109).

Danh lục Caldwell được sắp xếp theo xích vĩ, với C1 nằm ở cuối về hướng bắc và C109 nằm ở cuối về hướng nam, với ngoại lệ là hai thiên thể (NGC 4244 và Hyades) không tuân theo thứ tự này.. Trong khi đó, các thiên thể trong danh lục Messier được liệt kê theo thứ tự mà Messier và đồng nghiệp đã khám phá.

Biểu đồ sao Caldwell

Số lượng thiên thể phân theo loại trong danh lục Caldwell.

Thiên thể Caldwell

Từ khóa

1–10

11–20

21–30

31–40

41–50

51–60

61–70

71–80

81–90

91–100

101–109

Xem thêm

  • Danh lục Messier
  • Danh lục Herschel 400
  • Danh lục Tổng quát Mới (NGC)
  • Danh lục Chỉ số (IC)
  • Danh lục Tổng quát Mới Sửa đổi (RNGC)
  • Danh lục Chỉ số Sửa đổi (RIC)

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới Caldwell objects tại Wikimedia Commons
  • The Caldwell Catalogue at SEDS
  • The Caldwell Club
  • Caldwell Star Charts, Images and more Lưu trữ 2006-11-14 tại Wayback Machine
  • Searchable Caldwell Catalogue list
  • Clickable Caldwell Object table Lưu trữ 2016-04-02 tại Wayback Machine Lưu trữ 2016-04-02 tại Wayback Machine

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Danh lục Caldwell by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


NGC 2613


NGC 2613


NGC 2613, là một thiên hà xoắn ốc trong chòm sao La Bàn. Nó có hình trục chính vì nó gần như cạnh với các đài quan sát trên Trái đất.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Tư liệu liên quan tới NGC 2613 tại Wikimedia Commons

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: NGC 2613 by Wikipedia (Historical)


Messier 110


Messier 110


Messier 110 (còn gọi là M110NGC 205) là thiên hà elip lùn và là một vệ tinh của thiên hà Tiên Nữ. M110 chứa các đám bụi và có khả năng là những vùng sản sinh sao, và điều này là bất thường đối với những thiên hà elip lùn nói chung.

Lịch sử

Mặc dù Charles Messier chưa bao giờ liệt kê thiên hà này vào danh sách nổi tiếng của ông, nhưng ông đã vẽ nó và M32 trên hình vẽ mô tả thiên hà Andromeda; nó được Messier đánh dấu trên hình vẽ là đã lần đầu tiên quan sát NGC 205 (M110) vào ngày 10 tháng 8 năm 1773. Sau đó bà Caroline Herschel độc lập quan sát thiên hà vào ngày 27 tháng 8 năm 1783; anh trai bà William Herschel đã nhắc đến phát hiện của bà vào năm 1785. Kenneth Glyn Jones đã đề xuất liệt kê thêm thiên hà này vào danh lục Messier năm 1967.

Năm 1999, Johnson và Modjaz đã phát hiện ra một nova trong M110.

Không như M32, các nhà thiên văn không thu được chứng cứ cho thấy NGC205 chứa một lỗ đen siêu khối lượng tại tâm của nó.

Xem thêm

  • Thiên hà Andromeda

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Messier 110 Data Sheed and additional information - Telescopius. (Deep Sky Objects Browser has been renamed and reformatted - the old links below no longer work correctly)
  • Messier 110 data sheet, altitude charts, sky map and related objects Lưu trữ 2013-10-16 tại Wayback Machine - Deep Sky Objects Browser
  • Messier 110 amateur astrophotography - Deep Sky Objects Browser
  • Messier 110 trên WikiSky: DSS2, SDSS, IRAS, Hydrogen α, X-Ray, Astrophoto, Sky Map, Bài viết và hình ảnh
  • SEDS: Elliptical Galaxy M110
  • Fohring, Dora; Merrifield, Michael. “M110 – Dwarf Galaxy”. Deep Sky Videos. Brady Haran.


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Messier 110 by Wikipedia (Historical)


ghbass