Aller au contenu principal

Polystyren


Polystyren


Polystiren (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa nhiệt dẻo, được tạo thành từ phản ứng trùng hợp stiren. Công thức cấu tạo của polystiren là (̵CH[C6H5]-CH2n.

Lịch sử khám phá và sử dụng PS

Polystiren được biết đến năm 1845 khi đốt nóng styren trong ống thủy tinh ở nhiệt độ 200 °C, tổng hợp được nhờ nhiệt phân các hydrocarbon thì loại nhựa này mới được tập trung nghiên cứu. Sản phẩm monostyren dạng thương mại được đưa ra năm 1925. Nhưng PS chỉ được tổng hợp năm 1937.

Tính chất vật lý

PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, khi cháy cho ngọn lửa không ổn định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180–200 ℃).

Độ hòa tan

PS hòa tan trong carbide hydro thơm, carbide hydro clo hóa, aceton. PS không hòa tan trong carbide hydro mạch thẳng, rượu thấp (rượu có độ rượu thấp), ete, phenol, axit acetic và nước. PS bền vững trong các dung dịch kiềm, axit sulfuric, photphoric và boric với bất kỳ nồng độ nào. Bền với axit clohydric 10–36%, axit acetic 1–29%, axit formic 1–90% và các axit hữu cơ khác. Ngoài ra PS còn bền với xăng, dầu thảo mộc và các dung dịch muối. Axit nitric đậm đặc và các chất oxy hóa khác sẽ phá hủy PS.

Tính chất cơ học

Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng phân tử thấp rất giòn và có độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng lên thì độ bền cơ và nhiệt tăng, độ giòn giảm đi. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì tính chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên. Độ giãn dài tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới nhiệt độ 80oC. Vượt quá nhiệt độ đó PS sẽ trở lên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 80 ℃.

Một số tính chất cơ học của PS

Tham khảo

Collection James Bond 007

Liên kết ngoài

  • Polystyrene–The University of Southern Mississippi
  • SPI resin identification code Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine–Society of the Plastics Industry
  • Bacteria Turns Styrofoam into Biodegradable Plastic–Scientific American, ngày 27 tháng 2 năm 2006
  • Polystyrene Data Sheet
  • Polystyrene (packaging) facts Lưu trữ 2007-08-12 tại Wayback Machine

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Polystyren by Wikipedia (Historical)


Minecraft


Minecraft


Minecraft là trò chơi điện tử sandbox được phát triển và phát hành bởi Mojang Studio. Trò chơi được tạo bởi Markus "Notch" Persson bằng ngôn ngữ lập trình Java. Sau khi thử nghiệm một số phiên bản riêng tư ban đầu, trò chơi được công khai rộng rãi lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 trước khi phát hành đầy đủ vào tháng 11 năm 2011 với việc Notch từ chức và Jens "Jeb" Bergensten tiếp quản công việc phát triển. Kể từ đó Minecraft được chuyển sang một số nền tảng khác và trở thành trò chơi điện tử bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 238 triệu bản được bán ra và gần 140 triệu người dùng hoạt động hằng tháng tính đến năm 2021.

Trong Minecraft, người chơi khám phá thế giới 3D hình khối được tạo ngẫu nhiên với địa hình gần như vô hạn, đồng thời có thể khám phá và khai thác các nguyên liệu thô, chế tạo công cụ và vật phẩm, xây dựng các công trình và máy móc đơn giản. Tùy thuộc vào chế độ chơi, người chơi có thể chiến đấu với các mob được điều khiển bởi máy tính cũng như hợp tác hoặc cạnh tranh với các người chơi khác trong cùng một thế giới. Trò chơi có các chế độ bao gồm chế độ sinh tồn trong đó người chơi cần tài nguyên để xây dựng thế giới và duy trì sức khỏe (thanh máu và thanh thức ăn) và chế độ sáng tạo cho phép người chơi sử dụng nguồn tài nguyên không giới hạn và có thể bay. Người chơi có thể sửa đổi trò chơi để tạo các cơ chế chơi, vật phẩm và nội dung mới.

Minecraft nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, giành được một số giải thưởng và được coi là trò chơi điện tử hay nhất mọi thời đại. Các phương tiện truyền thông xã hội, parody, các chuyển thể, sản phẩm và quy ước Minecon hằng năm đóng vai trò lớn trong việc phổ biến trò chơi. Trò chơi cũng đã được sử dụng trong môi trường giáo dục để giảng dạy hóa học, thiết kế được sự hỗ trợ bởi máy tính và khoa học máy tính. Vào năm 2014, Mojang và IP Minecraft đã được mua lại bởi Microsoft với 2,5 tỷ đô la Mỹ. Một số trò chơi spin-off cũng đã được thực hiện bao gồm Minecraft: Story Mode, Minecraft Dungeons, Minecraft Legends và Minecraft Earth.

Lối chơi

Minecraft là một trò chơi thế giới mở mà không có mục tiêu cụ thể cho người chơi để thực hiện, cho phép người chơi có thể tự do lựa chọn chơi như thế nào. Tuy nhiên, Minecraft vẫn sẽ có một hệ thống thành tích mặc định. Góc nhìn mặc định của trò chơi là góc nhìn thứ nhất, nhưng người chơi có thể lựa chọn chơi ở góc nhìn thứ ba hoặc ở góc nhìn ngay trước mặt mình. Thế giới trong trò chơi được tạo ra cho người chơi chủ yếu là các khối lập phương 3D nằm trong bản đồ và tượng trưng cho các vật liệu khác nhau (ví dụ như đất, đá, các loại quặng, dung nham, nước, gỗ,...) Người chơi có thể di chuyển tự do trên toàn thế giới, các khối chỉ có thể được đặt ở một vị trí cố định nào đó. Người chơi có thể thu thập các khối vật chất và đặt chúng ở những nơi khác để xây dựng công trình khác nhau.

Vào lúc bắt đầu trò chơi, người chơi được tạo trên bề mặt của một thế giới hoang sơ và hầu như vô hạn. Thế giới được chia thành nhiều quần xã sinh vật khác nhau (sa mạc, rừng cho tới vùng đất tuyết). Người chơi có thể đi lại trên các địa hình đồng bằng, núi, rừng, hang động, khe nứt, đầm lầy và các vùng nước khác nhau.

Thời gian ở trong trò chơi được hệ thống theo một chu kỳ ngày đêm, với một chu kỳ đầy đủ kéo dài 20 phút thời gian thực. Trong suốt quá trình chơi, người chơi sẽ được gặp nhiều sinh vật được gọi là "mobs" bao gồm các loài động vật, dân làng và các quái vật. Những động vật như bò, bò nấm, lợn, gà, cừu, ngựa, gấu Bắc Cực, thỏ, cá heo, rùa, mực, dê núi có thể được săn bắt để ăn hay chế tạo vật phẩm và vật liệu, được sinh ra vào ban ngày hoặc bằng các loại trứng spawn ở chế độ sáng tạo. Kỳ giông Mexico, Iron Golem, Snow Golem,... là những mobs tiện ích có thể giúp người chơi tấn công một số quái vật. Ngược lại, những quái vật như nhện, skeleton và thây ma được sinh ra vào ban đêm hoặc trong những nơi tối tăm như hang động, khe vực và thù địch với người chơi. Một số sinh vật trông đặc biệt và nguy hiểm chỉ có trong Minecraft như Creeper, một sinh vật nổ lén đằng sau người chơi, và Enderman, một sinh vật có khả năng dịch chuyển và nhặt khối tự do. Creeper có thể xuất hiện vào ban đêm, tuy nhiên không giống như những quái vật khác, Creeper không bị cháy khi tiếp xúc với nắng.

Thế giới trong trò chơi được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong lúc người chơi khám phá nó, bằng cách sử dụng một tọa độ (gọi là seed, cùng nghĩa với từ hạt giống, chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng chúng là hạt giống) được tạo ra từ hệ thống, trừ khi người chơi muốn tạo tọa độ theo ý mình. Mặc dù có những hạn chế về di chuyển lên và xuống, Minecraft cho phép tạo ra một thế giới vô cùng lớn hoàn toàn là một mặt phẳng nằm ngang. Trò chơi đạt được điều này bằng cách chỉnh sửa dữ liệu trong thế giới đang chơi thành các phần nhỏ hơn gọi là "khối", mà chỉ được tạo ra hoặc được nạp vào bộ nhớ khi người chơi đang chơi.

Hệ thống vật lý của trò chơi thường được mô tả bởi các nhà phê bình là không thực tế. Hầu hết các khối rắn không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Chất lỏng chảy ra từ một nguồn nằm trong một khối có thể dừng dòng chảy bằng cách đặt một khối vững chắc ở nguồn của nó, hoặc bằng cách múc nó bằng một cái xô. Các hệ thống phức tạp có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí thô sơ, mạch điện, và các cánh cổng tự động được xây dựng bởi một vật liệu trong trò chơi được gọi là Đá đỏ (Redstone).

Các thế giới (Chiều không gian)

Minecraft có hai thế giới khác ngoài thế giới chính (Overworld) là Nether (Địa Ngục) và The End (Thế giới Tận Cùng hay Thế giới Kết Thúc).

Nether

Nether là một thế giới được đi tới bằng một cánh cổng được người chơi xây bằng hắc diện thạch có diện tích ít nhất là 2×3 và diện tích trung bình là 3×4 (Obsidian và khởi động bằng dụng cụ đánh lửa, cầu lửa, Ghast,...) nơi này chứa nhiều tài nguyên độc đáo, quái vật lạ, pháo đài, Tàn tích Bastion, rừng và dung nham. Nether cũng rộng lớn như thế giới thực.

Nether còn được biết là "quê hương" của một boss được gọi là "The Wither" hay "Wither Boss" (Quái vật khô héo), khi đánh bại nó, rơi ra một vật phẩm là sao Nether mà khi dùng nó có thể chế tạo ra "đèn hiệu" (tiếng Anh: beacon), một khối có thể dùng để đánh dấu vị trí hoặc giúp cho người chơi nhận được những hiệu ứng trong phạm vi nhất định dựa theo những khối sắt, vàng, ngọc lục bảo, kim cương hoặc netherit.

The End

The End là một chiều không gian bóng tối bao gồm các hòn đảo riêng biệt trong khoảng không được làm từ đá end, quê hương của những Enderman, Shulker (trong các End City) được boss cuối của game là Rồng Ender (tiếng Anh: Ender Dragon) cai quản.

Sau khi hạ gục Rồng Ender, thế giới sẽ tạo ra cổng end cho phép người chơi đi đến các hòn đảo ngoài chứa những End City, kích hoạt cổng thoát, bài thơ kết thúc (End poem, viết bởi Julian Gough) và các điều khoản của trò chơi sẽ hiện ra khi người chơi vào cổng. Người chơi sau đó được cho phép dịch chuyển trở lại điểm hồi sinh của họ hoặc điểm hồi sinh của thế giới, và sẽ nhận được thành tích "The End".

Chế độ chơi

Minecraft có 3 chế độ chơi chính: Sinh tồn, Phiêu lưu và Sáng tạo. Chế độ Khán giả chỉ cho phép tham quan, không cho phép tương tác với thế giới trong trò chơi nhưng có thể đi xuyên khối. Chế độ Phiêu lưu được thiết lập cho những thế giới được thiết kế sẵn nhằm bổ trợ cho một cốt truyện hoặc mục tiêu khác của bên thứ ba ngoài tuyến cốt truyện chính của Minecraft.

Chế độ sinh tồn (Survival)

Người chơi phải tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên như gỗ, và đá để tạo các khối và vật phẩm khác. Tùy thuộc vào độ khó, quái vật sẽ được sinh ra ở khắp nơi, khiến người chơi phải tìm hoặc xây dựng nên một nơi trú ẩn. Chế độ này có thanh máu và thanh đói, nguyên nhân chết trong trò chơi được hiển thị sau khi chết trong khuông lệnh.

Trong Minecraft, người chơi chỉ được mang đồ với số lượng hạn chế, với trên tay chính là 9, tay phụ là 1. Thanh kinh nghiệm giúp bạn cường hóa dụng cụ và vũ khí, lấy kinh nghiệm bằng nhiều hoạt động khác nhau (trao đổi, khai khoáng, đánh quái). Mục tiêu chính của chế độ theo hệ thống thành tích trong trò chơi là đánh thắng Wither, sau đó là Rồng Ender. Sau khi đánh bại Rồng Ender, trò chơi được coi là hoàn thành, bạn vẫn có thể quay lại thế giới cũ để tiếp tục chơi.

Chế độ sáng tạo (Creative)

Trong chế độ sáng tạo, người chơi có nguồn cung cấp vật phẩm và vật liệu vô hạn, có gần như tất cả các tài nguyên và dụng cụ trong trò chơi. Họ có thể đặt hoặc phá bỏ chúng ngay lập tức. Người chơi còn có khả năng bay lượn tự do trên khắp thế giới trong trò chơi, không bị tấn công hay chết vì các nguyên nhân khác (vẫn có thể chết bởi nhảy xuống The Void ở Java Edition). Chế độ này chủ yếu để người chơi sáng tạo và làm nên các công trình lớn.

Chế độ khán giả (Spectator)

Chế độ này cho phép người chơi bay xuyên qua các khối và nhìn mọi vật trong trò chơi nhưng không thể tương tác với chúng. Bạn cũng có thể xem từ điểm nhìn của một người chơi khác hoặc các sinh vật khác. Một số thứ có thể trông khác nhau từ góc nhìn của sinh vật khác.(VD: Creeper: Creeper sẽ nhìn thấy toàn màu xanh lá.)

Chế độ phiêu lưu (Adventure)

Chế độ phiêu lưu đã được thêm vào Minecraft từ phiên bản 1.3.1; nó được tạo ra đặc biệt để người chơi có thể trải nghiệm sử dụng các bản đồ được tạo ra tùy chỉnh và đi phiêu lưu. Cách chơi tương tự như chế độ sinh tồn nhưng có hạn chế cho người chơi về các cách đặt, phá khối khác nhau, có thể được sử dụng cho một thế giới trong game bởi các tác giả của bản đồ. Điều này là để người chơi có thể chơi và cuộc phiêu lưu đúng như những người tạo ra bản đồ dự định. Một bổ sung được thiết kế cho việc tùy chỉnh các bản đồ là khối lệnh; khối này cho phép tạo ra bản đồ và mở rộng sự tương tác với người chơi thông qua các lệnh máy chủ nào đó.

Chế độ siêu khó (Hardcore)

Chế độ siêu khó cho người chơi trải nghiệm như Survival (Sinh tồn) nhưng lại giống ngoài đời thật, bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất. Nếu chết thì kết thúc trò chơi, bạn không thể hồi sinh nhưng vẫn có thể lựa chọn xóa thế giới hoặc tham quan lại qua chế độ Khán giả. Chế độ này chỉ có sẵn trên Minecraft: Java Edition.

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2019, một youtuber tên Ph1LzA đã lập kỉ lục thế giới với thời gian sống sót trong một thế giới Hardcore lâu nhất với thời gian là 5 năm kể từ bắt đầu vào tháng 3 năm 2014. Điều này đã thu hút BBC làm phỏng vấn cùng với anh vào ngày 29 tháng 4 năm 2019.

Nhiều người chơi (Multiplayer)

Chế độ này cho phép người chơi có thể kết nối với các máy chủ khác để cùng xây dựng các công trình trong một thế giới duy nhất. Nhưng bạn cần IP (Internet Protocol), tạo máy chủ riêng hoặc dùng mạng LAN ảo Hamachi, Radmin VPN hoặc có thể tạo máy chủ trên các trang web khác, chỉ cần sao chép liên kết và vào Chơi mạng và nhập địa chỉ máy chủ vào. Ở phiên bản Bedrock Edition thì người chơi có thể sử dụng tài khoản Microsoft để đăng nhập Xbox.

Chế độ LAN

Trong cùng nhiều mạng Wi-Fi, bạn bè có thể kết nối các thiết bị với nhau để chơi cùng 1 thế giới. Cần 1 người làm host để duy trì.

Chế độ Realms (Cõi)

Chế độ này là một chế độ có trên cả Java Edition và Bedrock Edition , cũng giống như chế độ bạn bè nhưng mà bạn sẽ có thể chơi với nhau mà không cần cùng mạng Wi-Fi, nhưng để chơi chế độ này bạn cần bỏ ra một số tiền nhất định hàng tháng để chơi chế độ này.

Độ khó

Trò chơi có 4 độ khó (nếu tính cả Hardcore sẽ là 5): Bình yên, Dễ, Bình thường và Khó. Trừ ba độ khó phía sau thì Bình yên có vài ưu điểm cho người chơi mới.

Độ khó Bình yên

Độ khó này cho phép người chơi không cần ăn ở chế độ Sinh tồn trong Minecraft vì thanh thức ăn không giảm, ngoài ra độ khó này còn loại bỏ một số sinh vật thù địch và trung lập. Các mobs lành tính (như sói, cá heo, gấu trúc) nếu bị tấn công và tấn công người chơi, người chơi sẽ không nhận bất kỳ sát thương nào. Đồng thời, tốc độ hồi lại thanh máu của độ khó này cũng rất nhanh khi bị nhận sát thương.

Phát triển

Markus "Notch" Persson đã bắt đầu phát triển Minecraft như một dự án. Ông đã được truyền cảm hứng bởi một số trò chơi khác như War Fortress, Dungeon Keeper và sau đó là Infiniminer. Vào thời điểm đó, ông đã hình dung một trò chơi xây dựng 3D. Infiniminer ảnh hưởng nhiều đến phong cách của trò chơi, bao gồm cả các khía cạnh người chơi, các "khối ô vuông" và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng. Tuy nhiên, không giống như Infiniminer, Persson muốn Minecraft có yếu tố RPG.

Minecraft lần đầu tiên được phát hành cho công chúng vào ngày 17 tháng 5 năm 2009, như là một phiên bản phát triển trên diễn đàn TIGSource, sau đó trở nên nổi tiếng như là phiên bản cổ điển. Bản cập nhật lớn đầu tiên, được gọi là phiên bản alpha, đã được phát hành vào ngày 28 tháng 6 năm 2010. Persson duy trì công việc với Minecraft bằng toàn bộ thời gian sau khi phiên bản alpha của trò chơi phát triển. Persson tiếp tục cập nhật những phiên bản mới của trò chơi cho người dùng một cách tự động. Những bản cập nhật bao gồm các tính năng như các mặt hàng mới, khối mới, quái vật mới, chế độ, và thay đổi hành vi của trò chơi (như cách hoạt động của nước).

Để phát triển của Minecraft, Persson lập một công ty trò chơi tên là Mojang. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2010, Persson thông báo rằng Minecraft đã bước vào giai đoạn thử nghiệm beta của nó ngày 20 tháng 12 năm 2010. Trong quá trình phát triển, Mojang đã thuê một số nhân viên mới để làm việc trên dự án.

Âm nhạc

Âm nhạc và các hiệu ứng âm thanh trong Minecraft chủ yếu được sản xuất bởi nhà thiết kế âm thanh người Đức Daniel "C418" Rosenfeld. Ngày 4 tháng 3 năm 2011, Rosenfeld phát hành một album mang tên Minecraft – Volume Alpha; nó bao gồm hầu hết các âm thanh đặc trưng trong Minecraft, cũng như nhạc âm khác không có trong game. Blog video game Kotaku đã chọn âm nhạc trong Minecraft là một trong những album nhạc game hay nhất của năm 2011. Ngày 9 tháng 11 năm 2013, Rosenfeld đã phát hành album chính thức thứ hai, mang tên Minecraft - Volume Beta, trong đó bao gồm các bản nhạc được thêm vào trong phiên bản mới của trò chơi. Tính đến thời điểm hiện tại trò chơi đã chính thức có thêm 7 đĩa nhạc mới không phải do C418 sản xuất, bao gồm: Pigstep, Otherside, Creator, Creator (Music box) - Lena Raine; 5 - Samuel Åberg; Relic, Precipice - Aaron Cherof và nhiều bản nhạc khác.

Các phiên bản

Phiên bản Minecraft: Java Edition là phiên bản đầu tiên được phát hành của trò chơi được phát hành vào ngày 17 tháng 5 năm 2009. Nó được thiết kế để dành cho các máy tính chạy hệ điều hành Windows, MacOS hay Linux.

Nó hiện là phiên bản duy nhất có một Launcher riêng để chạy game, đi kèm với Java phiên bản 1.8.0_51 và là phiên bản Java mặc định của Minecraft: Java Edition, tuy nhiên người chơi cũng có thể thay đổi phiên bản Java đang sử dụng.

Minecraft: Legacy Console Edition

Minecraft: Legacy Console Edition từng là một nhóm phiên bản Minecraft dành cho các hệ máy game console, từng được phát triển bởi Mojang và 4J Studios. Bản Digital - Marketplace lần đầu tiên được phát hành cho hệ máy Xbox 360 vào ngày 9 tháng 5 năm 2012, và bản Retail - DVD đã được phát hành 1 năm sau đó. Hiện tại, bản Legacy Console Edition đã bị ngưng phát triển, do số lượng người chơi hiện nay quá thấp. Tuy nhiên, những bản cập nhật vẫn được phát hành cho hệ máy PlayStation 4, còn hệ máy Xbox One và Nintendo Switch thì được nhận các bản cập nhật qua phiên bản Minecraft độc lập khác, Minecraft: Bedrock Edition. Minecraft: Legacy Console Edition bao gồm các phiên bản sau đây:

  1. Minecraft: Xbox 360 Edition
  2. Minecraft: Xbox One Edition
  3. Minecraft: PS3 Edition
  4. Minecraft: PS4 Edition
  5. Minecraft: PS Vita Edition
  6. Minecraft: Nintendo Switch Edition

Minecraft: New Nintendo Switch 3DS Edition

Đây là phiên bản Minecraft dành cho hệ máy New Nintendo 3DS, New Nintendo 3DS XL và New Nintendo 2DS XL, phiên bản này lần đầu tiên được phát hành trên Nintendo eShop ở khu vực Bắc Mỹ và Nhật Bản vào ngày 13 tháng 9 năm 2017. Sau đó, phiên bản này đã được phát hành toàn cầu vào ngày 20 tháng 9 năm 2018, chỉ một năm và bảy ngày từ ngày phát hành đầu tiên.

Mặc dù phiên bản gốc chỉ là một phiên bản khác của Minecraft: Pocket Edition Alpha 0.15.4, nó có thêm vài tính năng mới và những sửa đổi mới so với Pocket Edition, và được phát triển chỉ dành riêng cho hệ máy New Nintendo 3DS. Nó không có mối liên hệ nào với Minecraft: Legacy Console Edition và khá tương đương với Minecraft: Pocket Edition 1.1.5.1.

Phiên bản này đã bị ngưng phát triển với phiên bản mới nhất là 1.9.19 vào ngày 15 tháng 1 năm 2019.

Minecraft: Bedrock Edition

Là một phiên bản Minecraft được lập trình lại nhằm tránh sự phân rã quá nhiều phiên bản trên nhiều thiết bị giống nhau như Legacy Edition, viết bằng ngôn ngữ C++, người chơi có thể mua/tải về các DLC qua Minecraft Marketplace hoặc cài mod như Java Edition (Chỉ hỗ trợ trên điện thoại). Bedrock Edition được viết nhằm hỗ trợ chơi trực tuyến đa nền tảng (cross-platform multiplayer). Ngoài ra, phiên bản Bedrock Edition có thể chạy trên máy tính nhưng với cái tên "Windows 10 Edition"

Minecraft: Education Edition

Đây là phiên bản Minecraft dành cho giáo dục dành cho giáo viên và học sinh. Nhiều nước đã áp dụng phiên bản này như một môn học bắt buộc (Trong đó có cả Việt Nam nhưng chưa được phổ biến rộng rãi). Ở phiên bản này, chế độ PVP đã bị loại bỏ và thêm vào các items, block và mob mới và các tính năng liên quan đến lập trình, đặc biệt là áp dụng với môn Hóa học.

Minecraft: Raspberry Pi Edition

Đây là phiên bản Minecraft được Mojang phát triển dành riêng cho bo mạch nhúng Raspberry Pi dựa trên một phiên bản cực kì cũ của Minecraft: Pocket Edition. Ở phiên bản này, người chơi có thể sửa đổi thế giới của mình thông qua các dòng lệnh, thậm chí là thay đổi mã nguồn của game. Phiên bản này được phát hành chính thức vào ngày 11 tháng 2 năm 2013

Minecraft: Chinese Edition

Đây là phiên bản Minecraft dành riêng cho thị trường Trung Quốc, được phát hành bởi Mojang AB, NetEase và Microsoft Studio, hiện đã bước qua giai đoạn Closed Beta

Minecraft Earth

Minecraft Earth lần đầu được giới thiệu vào ngày 17 tháng 5 năm 2019, nhân kỉ niệm 10 năm lập trình ra Minecraft. Dự kiến sẽ ra mắt bản chính thức vào cuối năm 2019 trên nền tảng Android và iOS (theo sự kiện Minecoin Live 2019). Minecraft Earth đã được ra mắt chính thức và có thể chơi trên IOS 13 và Android 7 trở lên (cần có AR để chơi). Tuy nhiên theo nguồn tin chính thức từ Microsoft, đến ngày 30/6/2021, Minecraft Earth đã chính thức bị khai tử và xóa khỏi tất cả cửa hàng ứng dụng, những ai đã mua Ruby (hồng ngọc) sẽ được tặng lại Minecoins và một bản sao của Minecraft (phiên bản Bedrock).

Minecraft Dungeons

Minecraft Dungeons được giới thiệu lần đầu vào tháng 10 năm 2018 và được phát hành chính thức vào ngày 26 tháng 5 năm 2020 trên nền tảng Windows, hiện Double Eleven đang làm việc cho Minecraft Dungeons để trò chơi được chuyển sang các hệ máy cầm tay.

Minecraft Legends

Minecraft Legends là một trò chơi chiến lược hành động. Nó được dự kiến sẽ phát hành cho Microsoft Windows, Nintendo Switch, PlayStation 4, PlayStation 5, Xbox One và Xbox Series X/S vào ngày 18 tháng 4 năm 2023 phát triển bởi Mojang Studios và Blackbird Interactive, được xuất bản bởi Xbox Game Studios.

Phát hành

Mojang phát hành phiên bản đầy đủ của Minecraft vào ngày 18 tháng 11 năm 2011. Trò chơi đã được cập nhật liên tục kể từ khi phát hành, với những thay đổi khác nhau, từ nội dung mới đến các host máy chủ mới. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2012, Mojang thông báo rằng họ đã thuê được nhà phát triển của nền tảng máy chủ phổ biến CraftBukkit để hỗ trợ thay đổi máy chủ Minecraft. Mojang dường như nắm quyền sở hữu đầy đủ cho việc sửa đổi CraftBukkit. Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Minecraft với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ, cùng với quyền sở hữu trí tuệ về Minecraft. Thỏa thuận này đã được đề xuất bởi Persson khi anh đăng một tweet trên Twitter hỏi một công ty mua cổ phần của mình và hiện tất cả phiên bản nâng cấp của Minecraft đều thuộc Microsoft.

Collection James Bond 007

Đón nhận

Các phiên bản đầu tiên của Minecraft đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, họ ca ngợi sự tự do mà tựa game mang lại cho người chơi cũng như sự dễ dàng trong việc tiếp nhận các lối chơi mới. Các nhà phê bình đã ca ngợi hệ thống chế tạo phức tạp của Minecraft, nhận xét rằng đó là khía cạnh quan trọng trong lối chơi kết thúc mở của trò chơi. Hầu hết các ấn phẩm đều bị ấn tượng bởi đồ họa "khối vuông" của trò chơi, IGN đã mô tả chúng là "điều đáng nhớ ngay lập tức". Những nhà phê bình cũng thích các yếu tố phiêu lưu của trò chơi, họ lưu ý rằng trò chơi tạo ra sự cân bằng tốt giữa khám phá và xây dựng. Tính năng nhiều người chơi của game nhìn chung được đón nhận tích cực, IGN nhận định rằng "mọi chuyến phiêu lưu đều vui hơn khi có bạn bè". Jaz McDougall của PC Gamer đã chia sẻ Minecraft là một trò chơi "hấp dẫn về mặt trực giác và dễ dàng lan tỏa niềm vui, với phạm vi sáng tạo vô biên cùng với những trải nghiệm đáng nhớ". Trò chơi này được cho là đã giới thiệu thế giới kỹ thuật số đến với hàng triệu trẻ em trong phạm vi tư duy bởi vì cơ chế cơ bản của trò chơi tương tự với các lệnh máy tính về mặt logic.

IGN thì thất vọng và cho rằng việc thiết lập máy chủ nhiều người chơi là "bất tiện" vì cần quá nhiều bước lắp đặt rắc rối. Các nhà phê bình cũng nói rằng tình trạng hình ảnh bị nhiễu xảy ra theo chu kỳ. Mặc dù đã phát hành bản beta vào năm 2011, GameSpot cho biết trò chơi tạo cảm giác "chưa hoàn thiện", họ cũng bổ sung rằng một vài yếu tố trong game có vẻ "chưa hoàn chỉnh hoặc được kết hợp một cách vội vàng".

Trong một bài đánh giá phiên bản alpha của mình trên báo Daily Record, Scott Munro gọi trò chơi là "một thứ gì đó đặc biệt" và kêu gọi độc giả mua nó. Jim Rossignol của Rock, Paper, Shotgun cũng đề xuất phiên bản alpha của trò chơi và gọi nó là "một loại trò chơi Lego Stalker 8-bit có khả năng tự sinh". Ngày 17 tháng 9 năm 2010, trang web truyện tranh trực tuyến về trò chơi điện tử Penny Arcade bắt đầu một bộ truyện tranh và bài đăng về tính gây nghiện của trò chơi. Phiên bản Xbox 360 nhìn chung được giới phê bình đón nhận tích cực nhưng không được khen ngợi nhiều bằng phiên bản trên máy tính. Mặc dù những người đánh giá trò chơi thấy thất vọng vì phiên bản trên máy tính thiếu các tính năng hỗ trợ mod và nội dung, nhưng họ đánh giá cao việc bổ sung cổng hướng dẫn, mẹo trong trò chơi và các công thức chế tạo, giúp cho trò chơi thân thiện hơn với người dùng.

Minecraft: Phiên bản bỏ túi ban đầu nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ giới phê bình. Mặc dù các nhà phê bình đánh giá cao cách điều khiển trực quan của trò chơi, nhưng họ lại thất vọng vì phiên bản này thiếu nội dung. Họ đặc biệt bị chỉ trích việc phiên bản này không có tính năng thu thập tài nguyên và vật phẩm chế tạo, cũng như sự hạn chế các loại khối vật chất và thiếu mob thù địch. Sau khi cập nhật và thêm vào nhiều nội dung hơn, Phiên bản bỏ túi bắt đầu nhận được nhiều lời đánh giá tích cực hơn. Những người đánh giá khen ngợi cách điều khiển và đồ họa nhưng họ vẫn cho rằng thiếu nội dung.

Ghi chú

Tham khảo

Đọc thêm

  • Gallagher, Colin (2014). Minecraft in the Classroom: Ideas, inspiration, and student projects for teachers. United States: Peachpit. ISBN 978-0133858013.
  • Garrelts, Nate (2014). Understanding Minecraft: Essays on Play, Community and Possibilities. Jefferson, North Carolina, United States: McFarland. ISBN 9780786479740.
  • Goldberg, Daniel (2013). Minecraft: The Unlikely Tale of Markus "Notch" Persson and the Game that Changed Everything. New York City, New York, United States: Seven Stories. ISBN 1609805372.

Liên kết ngoài

  • Website chính thức
  • Minecraft Wiki
  • Minecraft Classic

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Minecraft by Wikipedia (Historical)


Times New Roman


Times New Roman


Times New Roman là phông chữ kiểu serif được nhật báo The Times (Luân Đôn) ủy thác Stanley Morison thiết kế năm 1931 cùng với Starling Burgess và Victor Lardent. Nó được phát hành lần đầu tiên bởi Công ty Monotype năm 1932. Tuy The Times không còn sử dụng nó, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong cuốn sách.

Do nó được sử dụng ở khắp mọi nơi, Times New Roman đã có nhiều ảnh hưởng đối với nhiều phông chữ kiểu serif trước và sau thời phông máy tính. Một thí dụ nổi tiếng là Georgia, nó có những nét rất giống với Times New Roman nhưng có serif dày hơn.

Một phiên bản của Times New Roman được phát triển bởi Monotype cho Microsoft, và nó được cung cấp với Microsoft Windows từ khi phiên bản 3.1 được phát hành. Giống như Times trên Apple Macintosh, nó được chọn là phông chữ mặc định trong nhiều phần mềm ứng dụng, nhất là trong trình duyệt mạng và trình soạn thảo.

Times New Roman là tên mà Microsoft đặt cho phiên bản TrueType của Times New Roman PS, một loại hẹp hơn của phông chữ Times New Roman của Monotype. Phiên bản PS được phát hành để hợp với các kích thước của Times Roman (phông PostScript căn bản của Linotype). Các chữ hoa của nó được vẽ nhẹ hơn, mới đầu để in ra tiếng Đức (trong tiếng đó, các danh từ bắt đầu với chữ hoa).

Năm 2004, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng, từ ngày 1 tháng 2 năm 2004, tất cả những văn kiện ngoại giao Mỹ sẽ bắt đầu sử dụng Times New Roman với kích thước 14 point thay vì Courier New với kích thước 12 point như trước.

Phông chữ Unicode này hỗ trợ các ký tự tiếng Việt.

Xem thêm

  • Arial
  • Verdana

Tham khảo


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Times New Roman by Wikipedia (Historical)


Mã lực


Mã lực


Mã lực hay Sức ngựa, viết tắt là Hp - Horsepower (tiếng Anh) hoặc Ps - Pferdestärke (tiếng Đức) là một đơn vị dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgf⋅m/s = 735 W.

Trong thực tế để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:

  • Ở nước Anh: 1 HP = 0,7457 kW
  • Ở nước Pháp: 1 CV (mã lực) = 0,7355 kW
  • 1 kW = 1,36 CV = 1,34 HP

Có nhiều định nghĩa mã lực, với giá trị khác nhau dao động từ 735 đến 746 W.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Horsepower (unit of measurement) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Mã lực tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Mã lực by Wikipedia (Historical)


PlayStation Vita


PlayStation Vita


PlayStation Vita (プレイステーション・ヴィータ, Pureisutēshon Vīta, viết tắt là PS Vita) là một máy chơi game cầm tay được sản xuất và phát hành bởi Sony Computer Entertainment. Là hệ máy kế thừa cho hệ máy PlayStation Portable là một phần của thương hiệu PlayStation. Nó được phát hành tại Nhật Bản và các bộ phận của châu Á ngày 17 tháng 12 năm 2011, ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Singapore ngày 22 tháng 2 năm 2012 cuối cùng tại Úc vào ngày 23 tháng năm 2012, tập trung chủ yếu cạnh tranh với Nintendo 3DS.

Thiết bị cầm tay bao gồm hai cần analog sticks, một màn hình 5-inch (130 mm) OLED đa cảm ứng điện dung, và hỗ trợ Bluetooth, Wi-Fi và 3G phiên bản tùy chọn. Bên trong, Vita có chip xử lý lõi tứ ARM Cortex-A9 MPCore và chip xử lý đồ họa SGX543MP, cũng như phần mềm LiveArea như giao diện người dùng chính của nó, hỗ trợ thành công XrossMediaBar.

Trong tháng 5 năm 2013, Sony đã công bố rằng tất cả các trò chơi PlayStation 4 sẽ tương thích để được chơi thông qua Remote Play trên PlayStation Vita.

Sau 8 năm có mặt trên thị trường, Sony tuyên bố bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 2019 sẽ ngưng sản sản xuất máy Playstation Vita cùng với việc ngưng bán game bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2019.

Lịch sử

Nền tảng thay đổi

Sau thành công vang dội của dòng máy chơi game cầm tay Game Boy của Nintendo trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, với rất ít sự cạnh tranh trên thị trường, và sự thành công lớn của Sony với máy chơi trò chơi điện tử gia đình PlayStation và PlayStation 2 cùng thời điểm, Sony đã quyết định thâm nhập thị trường thiết bị cầm tay. Năm 2004, hãng phát hành PlayStation Portable (PSP) để cạnh tranh với Nintendo DS như một phần của thế hệ máy chơi game video thứ bảy. Sau một khởi đầu chậm chạp trên thị trường toàn thế giới, nó đã được tiếp thêm sinh lực tại Nhật Bản với nhiều bản phát hành trong loạt Monster Hunter. Với việc loạt phim này ít phổ biến hơn ở các khu vực phương Tây, nó đã không thể phục hồi nền tảng theo cách tương tự. PSP cuối cùng là một kết quả hỗn hợp cho công ty. Nó được coi là một thành công ở chỗ nó là nền tảng trò chơi điện tử cầm tay duy nhất từng cạnh tranh đáng kể với Nintendo về thị phần một cách có ý nghĩa, bán được gần 80 triệu đơn vị trong vòng đời của nó, gần bằng với số lượng Game Boy Advance của Nintendo trong thế hệ thứ sáu của bảng điều khiển trò chơi điện tử. Mặc dù vậy, nó vẫn chỉ bán được hơn một nửa số lượng mà đối thủ cạnh tranh thực tế trên thị trường là DS đã bán, là hơn 150 triệu chiếc vào cuối năm 2011.

Tin đồn về người kế nhiệm PSP xuất hiện sớm nhất là vào tháng 7 năm 2009 khi Eurogamer báo cáo rằng Sony đang làm việc trên một thiết bị như vậy, sử dụng bộ xử lý PowerVR SGX543MP và hoạt động ở mức tương tự như Xbox gốc. Đến giữa năm 2010, các trang web tiếp tục đăng các câu chuyện về các tài khoản về sự tồn tại của "PSP 2". Các báo cáo đã phát sinh trong Tokyo Game Show rằng thiết bị đã được công bố nội bộ trong một cuộc họp riêng vào giữa tháng 9 được tổ chức tại trụ sở của Sony Computer Entertainment ở Aoyama, Tokyo. Ngay sau đó, các báo cáo về bộ công cụ phát triển cho thiết bị cầm tay được cho là đã được chuyển đến nhiều nhà phát triển trò chơi điện tử bao gồm cả nhà phát triển bên thứ nhất và bên thứ ba để bắt đầu tạo trò chơi cho thiết bị này, một báo cáo sau đó được Nhà sản xuất điều hành Mortal Kombat Shaun Himmerick xác nhận. Đến tháng 11, Phó chủ tịch cấp cao của Electronic Arts, Patrick Soderlund, xác nhận rằng ông đã thấy rằng người kế nhiệm PlayStation Portable đã tồn tại, nhưng không thể xác nhận chi tiết. Trong cùng tháng, VG247 đã công bố những hình ảnh về phiên bản nguyên mẫu ban đầu cho thấy thiết kế màn hình trượt giống PSP Go cùng với hai thanh analog, hai camera và micrô, mặc dù báo cáo đã đề cập rằng các vấn đề quá nhiệt đã khiến chúng phải rời xa thiết kế thiên về kiểu máy giống với thiết bị PlayStation Portable ban đầu.

Trong suốt năm 2010, Sony sẽ không xác nhận những báo cáo này về người kế nhiệm PSP, nhưng sẽ đưa ra bình luận về việc chế tạo phần cứng trong tương lai. Shuhei Yoshida, Chủ tịch Sony Computer Entertainment Worldwide Studios tiết lộ rằng studio của ông, mặc dù thường tham gia nhiều hơn vào phần mềm, nhưng vẫn có vai trò liên tục trong việc phát triển phần cứng trong tương lai vào thời điểm đó. Vào tháng 12, Giám đốc điều hành Sony Computer Entertainment, Kazuo Hirai, tuyên bố rằng Sony nhắm đến việc thu hút nhiều người bằng cách sử dụng nhiều phương thức nhập trên phần cứng trong tương lai; các nút và cần điều khiển dành cho người dùng hệ thống trò chơi cầm tay truyền thống và màn hình cảm ứng cho người dùng điện thoại thông minh. Thiết bị được Sony chính thức công bố vào ngày 27 tháng 1 năm 2011, tại cuộc họp báo "PlayStation Meeting" do công ty tổ chức tại Nhật Bản. Hệ thống này, chỉ được biết đến với tên mã "Next Generation Portable", được công bố là một thiết bị chơi game cầm tay nhắm đến chất lượng hình ảnh PlayStation 3, sau đó được làm rõ là không được hiểu ở cấp độ nghĩa đen bởi vì, theo David Coombes, giám đốc nghiên cứu nền tảng tại Sony Computer Entertainment America, "Chà, nó sẽ không chạy ở tốc độ 2 GHz [như PS3] vì pin sẽ kéo dài năm phút và nó có thể sẽ đốt cháy quần của bạn". Sức mạnh của nó sau đó được các kỹ sư Sony mô tả là khoảng giữa PSP và PS3. Như những tin đồn đã đưa ra, thiết bị được thiết kế để thể hiện "điều tốt nhất của cả hai thế giới" giữa chơi game di động và cầm tay, bao gồm màn hình cảm ứng OLED 5 inch, bàn di chuột phía sau kết hợp với các nút vật lý và thanh analog kép. Sony cũng tiết lộ rằng thiết bị sẽ sử dụng kết hợp phân phối trò chơi bán lẻ và kỹ thuật số. Các chi tiết khác đã được công bố tại Hội nghị các nhà phát triển trò chơi 2011, bao gồm cả việc Sony sẽ loại bỏ định dạng đĩa UMD của PSP để thay thế cho các hộp mực trò chơi nhỏ có các biến thể kích thước 2 GB hoặc 4 GB cùng với hai camera, khả năng nhận diện khuôn mặt, phát hiện đầu và theo dõi.

Khởi động và những năm đầu Đổi mới

Vào ngày 6 tháng 6 năm 2011, tại E3 2011, Sony đã thông báo rằng tên chính thức của thiết bị sẽ là PlayStation Vita, với từ "vita" là tiếng Latinh có nghĩa là "sự sống". Mặc dù các báo cáo về trận động đất năm 2011 ở Nhật Bản đã làm trì hoãn việc phát hành thiết bị, Sony xác nhận lại rằng thiết bị đang trên đà phát hành vào cuối năm 2011 tại Nhật Bản và ngày phát hành tháng 2 năm 2012 cho các khu vực lớn khác trên thế giới. Ngày phát hành sau đó được thu hẹp xuống ngày 17 tháng 12 năm 2011, phát hành tại Nhật Bản, và ngày phát hành 22 tháng 2 năm 2012 cho Châu Mỹ và Châu Âu, mặc dù một phiên bản giới hạn đã được phát hành trước đó một tuần ở Bắc Mỹ vào ngày 15 tháng 2, 2012, bao gồm mô hình 3G/WiFi của thiết bị, trò chơi Little Deviants, hộp đựng phiên bản giới hạn và thẻ nhớ 4 GB. Vita đã ra mắt với 26 tựa ở Nhật Bản, với việc Sony thông báo rằng có hơn 100 tựa đang được phát triển trước khi phát hành toàn bộ hệ thống. Vita đã ra mắt ở phương Tây với 25 tựa game, bao gồm các tựa game gốc như Uncharted: Golden Abyss và Wipeout 2048, và các bản cập nhật của các trò chơi như FIFA 12 và Rayman Origins.

Doanh số bán ra của Vita bắt đầu mạnh khi ra mắt, nhưng sau đó chững lại và kém hiệu quả. Vita đã ra mắt mạnh mẽ tại Nhật Bản, bán được hơn 300.000 chiếc trong tuần đầu tiên có hàng, mặc dù con số ngay sau đó đã giảm 78% xuống dưới 73.000 chiếc được bán ra trong tuần thứ hai và sau đó đạt khoảng 12.000 chiếc được bán ra mỗi tuần trong những tuần tiếp theo. Tương tự, tại Hoa Kỳ, hệ thống ra mắt với 200.000 chiếc được bán ra trong tháng đầu tiên, trước khi giảm xuống còn khoảng 50.000 chiếc một tháng. 1,2 triệu chiếc đã được báo cáo là đã bán được tính đến ngày 26 tháng 2 năm 2012 - sau khi nó được tung ra ở hầu hết các khu vực. Hệ thống tiếp tục nhận được các trò chơi nổi tiếng trong suốt năm 2012, bao gồm Gravity Rush, LittleBigPlanet PS Vita, Sonic & All-Stars Racing Transformed, Persona 4 Golden, Assassin's Creed III: Liberation, và Call of Duty: Black Ops: Declassified. Mặc dù vậy, hệ thống vẫn chỉ bán được 4 triệu chiếc trên toàn thế giới trong 10 tháng đầu tiên có mặt trên thị trường, và được các nhà phân tích ước tính chỉ ở mức 6 triệu chiếc được bán ra sau hai năm khả dụng. Sau năm 2012, Sony ngừng công bố số liệu bán hàng trực tiếp của Vita, thay vào đó chọn công bố số liệu bán hàng kết hợp với nó và PSP. Tuy nhiên, hệ thống hoạt động kém; trong khi Sony dự kiến ​​bán được 16 triệu đơn vị của hệ thống Vita và PSP kết hợp, họ đã phải giảm dự báo hai lần trong cùng năm — xuống còn 12 và sau đó là 10 triệu đơn vị được bán ra.

Với việc các trò chơi cấu hình cao hơn không đẩy đủ doanh số bán hệ thống vào năm 2012, các công ty bên thứ ba lớn như Ubisoft và Activision bắt đầu giảm hoặc loại bỏ hỗ trợ cho hệ thống, đặc biệt là ở phương Tây. Ngoài ra, trong khi loạt phim Monster Hunter đã thúc đẩy đáng kể doanh thu của PSP, sự vắng mặt của nó lại khiến Vita chịu tổn thất. Nhà phát triển của nó, Capcom, đã quyết định phát hành Monster Hunter Tri và các trò chơi Monster Hunter trong tương lai độc quyền trên Nintendo 3DS, nơi nó sẽ bán được hàng triệu bản cho đối thủ cạnh tranh chính của Sony. Thay vào đó, với sự hỗ trợ ngày càng giảm, Shahid Ahmad, Giám đốc Nội dung Chiến lược của Sony, đã bắt đầu một cách tiếp cận mới đối với phần mềm, thông qua việc tiếp cận trực tiếp và tạo điều kiện cho các nhà phát triển độc lập, nhỏ hơn, những người trước đây đã phát hành trò chơi cho nền tảng di động và PC. Mặc dù không hoàn toàn đảo ngược xu hướng bán hàng của Vita, chi phí sản xuất hoặc chuyển các trò chơi có ngân sách nhỏ hơn đã giúp các nhà phát triển dễ dàng kiếm lợi nhuận trên cơ sở người dùng nhỏ hơn của hệ thống và do đó, tăng sự chú ý của người tiêu dùng trên bảng điều khiển, giữ cho thiết bị nổi. Fez, Spelunky, Hotline Miami và OlliOlli đều đạt được thành công khi phát hành trên Vita. Ahmad cũng duy trì sự quan tâm đến thiết bị bằng cách tương tác trực tiếp với người tiêu dùng trên mạng xã hội; trò chơi Tales of Hearts R chỉ được bản địa hóa sang tiếng Anh vì nó đứng đầu trong một cuộc khảo sát về mong muốn của trò chơi trên nền tảng này. Sony tiếp tục hỗ trợ hệ thống này với các trò chơi trong suốt năm 2013, mặc dù ít hơn, với các tựa game như Killzone: Mercenary và Tearaway, cùng với một số cổng khác do phương Tây phát triển như FIFA 13 và Rayman Legends.

Trong khi sự tập trung vào các trò chơi độc lập đã khiến thiết bị này nổi lên ở phương Tây, thì ở Nhật Bản, không cần các biện pháp như vậy vì Vita duy trì doanh số bán phần cứng ở mức vừa phải. Mặc dù thường bị đối thủ cạnh tranh chính là Nintendo 3DS bán chạy hơn, Vita vẫn trở thành một trong những máy chơi game bán chạy nhất về tổng thể, một phần do sở thích chơi game cầm tay của Nhật Bản. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà phát triển Nhật Bản cũng giúp đỡ, với các công ty như Bandai Namco, Falcom, Koei Tecmo, 5pb, Compile Heart, Spike Chunsoft và Atlus đã phát hành nhiều trò chơi thuộc thể loại JRPG và tiểu thuyết trực quan để giúp duy trì dòng chảy trung cấp ổn định phát hành đến hệ thống. Ngoài ra, các trò chơi lớn như Final Fantasy X / X-2 HD Remaster bán rất chạy và gần tương đương với các đối tác bảng điều khiển gia đình của họ. Ngược lại, sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Nhật Bản cũng giúp hỗ trợ hệ thống ở phương Tây, với nhiều trò chơi trong loạt Atelier, Ys, Danganronpa, Persona và The Legend of Heroes được bản địa hóa sang tiếng Anh trên Vita hoặc có thể chơi được thông qua khả năng tương thích ngược của hệ thống với các trò chơi PSP kỹ thuật số.

Trong khi hệ thống cố gắng duy trì nổi như một thành công nhỏ, các vấn đề khác vẫn tiếp tục tồn tại, bao gồm giá cao của hệ thống so với đối thủ cạnh tranh chính của nó, Nintendo 3DS, và thiết bị anh em của nó, PS3, giá cao của thẻ nhớ được sử dụng cho trò chơi và lưu trữ dữ liệu, và sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Vào tháng 8 năm 2013, Sony đã giải quyết hai vấn đề đầu tiên, giảm giá xuống còn 199 đô la ở Bắc Mỹ và 199 euro ở châu Âu, đồng thời cắt giảm giá bán lẻ đề xuất của thẻ nhớ. Việc giảm giá cũng đồng thời với việc phát hành một thiết kế lại nhẹ của hệ thống, kiểu "PS Vita 2000". Việc thiết kế lại bao gồm làm cho hệ thống mỏng hơn 20% và nhẹ hơn 15%, đồng thời bổ sung thêm 1 GB bộ nhớ trong và thời lượng pin thêm một giờ. Tuy nhiên, thiết kế lại đã loại bỏ màn hình OLED để chuyển sang màn hình LCD rẻ hơn.

Thay đổi tiêu điểm

Vào cuối năm 2013, xung quanh sự ra mắt của thiết bị trò chơi điện tử tiếp theo của Sony, máy chơi trò chơi điện tử gia đình PlayStation 4, Sony đã bắt đầu đưa ra những bình luận liên quan đến sự thay đổi trọng tâm với Vita. Yoshida tuyên bố rằng Sony sẽ phát hành ít trò chơi của bên đầu tiên hơn cho nền tảng này. Giám đốc Đổi mới Phần mềm Nền tảng & Lập kế hoạch Sản phẩm của Sony Computer Entertainment đã tuyên bố rằng "kinh tế học đơn giản không hoạt động với quy trình truyền thống". Sony đã giải quyết vấn đề "tính kinh tế của việc phát triển trò chơi Vita" bằng cách bắt đầu tập trung vào thực tế là hầu hết tất cả các trò chơi PlayStation 4 đều có thể được phát trực tuyến và chơi qua Vita thông qua Remote Play. Sony đã cố gắng gắn thiết bị với PS4 do nó quá phổ biến; chỉ mất vài tuần để doanh số bán hàng vượt qua doanh số của Vita trong suốt gần hai năm. Vào tháng 7 năm 2014, Yoshida tuyên bố rằng công ty sẽ tập trung vào nó ít hơn như một máy chơi trò chơi điện tử cầm tay chuyên dụng mà tập trung nhiều hơn vào sự kết hợp các công dụng của nó, nói rằng "nó không phải là về các trò chơi Vita riêng lẻ nữa. Nó là về cách Vita có thể có nhiều mục đích sử dụng - với PS4 Remote Play, trò chơi PS3 với PS Now và các trò chơi chuyên dụng. Toàn bộ hệ sinh thái với PS4 ở trung tâm, Vita là một phần của điều đó." Sony sau đó đã thông báo rằng Vita sẽ tích hợp PlayStation VR trong cả dạng màn hình thứ hai. Các bản thử nghiệm beta mở cho chức năng PlayStation Now trên PS Vita đã bắt đầu vào ngày 14 tháng 10 năm 2014 tại Bắc Mỹ. PlayStation TV, được phát hành vào cuối năm 2013 và 2014, cũng nhằm mục đích mở rộng cơ sở người dùng của hệ thống bằng cách cho phép chơi các trò chơi Vita trên TV giống như bảng điều khiển gia đình, mặc dù thiết bị này đã bị ngừng sản xuất ở phương Tây vào cuối năm 2015, và cũng không hoạt động tốt ở khu vực tập trung vào thiết bị cầm tay của Nhật Bản. Vào tháng 11 năm 2014, chủ tịch SCEA, Shawn Layden, gợi ý rằng cách tiếp cận mới đang hoạt động ở cấp độ phần cứng, nói rằng doanh số bán Vita đã tăng kể từ khi triển khai PS4 Remote Play, mặc dù ông và một đại diện khác của Sony không đưa ra số liệu cụ thể. Sony vẫn tiếp tục sản xuất trò chơi cho thiết bị này, mặc dù với số lượng ít hơn trước đây. Tựa game lớn cuối cùng do Sony phát triển, Freedom Wars, vẫn thành công khi bán được hơn 188.000 bản trong tuần đầu tiên phát hành tại Nhật Bản. Lần ra mắt này là lần ra mắt trò chơi Sony cao nhất cho hệ máy, và cao thứ hai, chỉ sau bản phát hành God Eater 2 vào cuối năm 2013 của Namco Bandai trên nền tảng này.

Vào tháng 9 năm 2015, Yoshida tuyên bố rằng Sony không có kế hoạch hiện tại cho người kế nhiệm Vita, nói rằng "khí hậu không lành mạnh hiện tại vì sự thống trị lớn của trò chơi di động." Tại E3 2015, ông đã tuyên bố rằng Sony sẽ không đang tạo thêm bất kỳ trò chơi AAA nào, ngân sách lớn cho hệ thống, nhưng đến tháng 10, nhận xét đã được sửa đổi rằng Sony sẽ không tạo thêm bất kỳ trò chơi nào cho nó nữa. Các lý do được trích dẫn bao gồm việc công ty tập trung vào việc hỗ trợ PS4 và thực tế là họ cảm thấy rằng các nhà phát triển bên thứ ba Nhật Bản và các nhà phát triển indie phương Tây đã đủ hỗ trợ thiết bị này. Vào tháng 3 năm 2016, Sony thông báo rằng thay vào đó, họ sẽ thành lập một công ty mới, "Forward Works", và thay vào đó sẽ tập trung vào việc đưa các trò chơi dựa trên PlayStation lên các nền tảng di động như iOS và Android.

Bất chấp việc Sony tập trung vào PS4 và thiết bị di động trong tương lai, Vita vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đáng kể của công ty trò chơi bên thứ ba trong cách trò chơi nhập vai kiểu Nhật Bản và tiểu thuyết hình ảnh và trò chơi điện tử độc lập kiểu phương Tây.Minecraft nói riêng đã thành công cho nền tảng này, với việc bán được hơn 1,2 triệu bản vật lý chỉ tính riêng tại Nhật Bản tính đến tháng 9 năm 2017. Thiết bị này được coi là đã bán khá chạy ở Nhật Bản, và vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của Sony trong khu vực, trong khi Sony thừa nhận rằng thiết bị vẫn có một lượng người dùng rất lớn và đam mê West cũng vậy, với việc công ty vẫn khuyến khích các công ty bên thứ ba tạo trò chơi cho thiết bị. Tại Hội nghị các nhà phát triển trò chơi năm 2016, công ty phân tích nghiên cứu EEDAR đã ước tính doanh số của Vita vào khoảng 10 triệu chiếc được bán đến cuối năm 2015. Các bản phát hành đa nền tảng với PS4 cũng đã tình cờ giúp duy trì luồng phần mềm của Vita, ngay cả ở phương Tây, cho đến năm 2016 và 2017; trò chơi nhận được phiên bản Vita nhiều hơn để thu hút cơ sở người dùng Vita lớn hơn của Nhật Bản và nhận được phiên bản PS4 nhiều hơn để thu hút cơ sở người dùng lớn hơn ở Bắc Mỹ. Sự ra mắt vào tháng 3 năm 2017 của Nintendo Switch, hoạt động trên một khái niệm tương tự là cung cấp các trò chơi video ngân sách cao trên thiết bị di động, càng làm lu mờ Vita, mặc dù sự hỗ trợ thích hợp thông qua các trò chơi indie và JRPG vẫn tiếp tục trong năm. Vào giữa năm 2017, Glixel ước tính cơ sở người dùng Vita vào khoảng 15 triệu.

Vào ngày 20 tháng 9 năm 2018, Sony đã thông báo tại Tokyo Game Show 2018 rằng Vita sẽ bị ngừng sản xuất vào năm 2019, kết thúc quá trình sản xuất phần cứng. Việc sản xuất trò chơi Vita vật lý mới trên toàn thế giới đã ngừng sản xuất vào cuối năm tài chính 2018 của Sony, kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2019. Vào thời điểm thông báo, USgamer ước tính rằng cơ sở người dùng Vita đã tăng lên khoảng 16 triệu đơn vị. Sản xuất phần cứng Vita chính thức kết thúc vào ngày 1 tháng 3 năm 2019.

Đổi phần cứng

Phù hợp với tham vọng của Sony trong việc kết hợp các khía cạnh của bảng điều khiển trò chơi điện tử truyền thống với các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng, Vita chứa vô số phương thức nhập liệu. Thiết bị có hình dạng "siêu bầu dục" tương tự như thiết kế của PlayStation Portable ban đầu, với màn hình cảm ứng điện dung qHD OLED 5 inch (130 mm) ở trung tâm của thiết bị. Thiết bị có hai thanh analog, một D-pad, một tập hợp các nút trên mặt PlayStation tiêu chuẩn (, , ), hai nút ở vai (L và R), nút PlayStation và các nút Bắt đầu và Chọn. Điều khiển chuyển động cũng có thể thực hiện được thông qua hệ thống cảm biến chuyển động Sixaxis của Sony, bao gồm một con quay hồi chuyển ba trục và một gia tốc kế ba trục. Ngoài các phương thức nhập này, chỉ dành riêng cho Vita, là một bàn di chuột phụ nằm ở mặt sau của thiết bị.

Phần cứng khác bao gồm loa âm thanh nổi, micrô, Wi-Fi tích hợp, kết nối Bluetooth 2.1 + EDR và ​​hai camera. Cả hai máy ảnh đều là 0,3 megapixel và chạy ở 640×480 (VGA) ở 60 khung hình/giây hoặc ở 320×240 ở 120 khung hình/giây. Chúng có thể được sử dụng để chụp ảnh hoặc quay video bằng các ứng dụng cài sẵn trên hệ thống. Hai máy ảnh có khả năng nhận diện khuôn mặt, phát hiện đầu và theo dõi đầu. Nền tảng này cũng ra mắt với một mô hình có hỗ trợ dữ liệu di động 3G, yêu cầu một gói dữ liệu riêng biệt thông qua một nhà cung cấp dữ liệu. Dịch vụ 3G đã được hợp tác với NTT DoCoMo ở Nhật Bản, AT&T ở Mỹ, Rogers ở Canada và Vodafone ở Châu Âu và Úc. Mô hình 3G đã ngừng hoạt động vào năm 2013 và không có sẵn trong các mô hình sửa đổi trong tương lai của hệ thống.

Bên trong, thiết bị có hệ thống tùy chỉnh trên chip với bộ xử lý ARM Cortex-A9 MPCore lõi tứ và GPU lõi tứ SGX543MP4 +. Sony đã tuyên bố rằng Vita thường chạy tốt dưới tốc độ xung nhịp tối đa do các vấn đề về quá nhiệt và tiêu thụ pin sẽ xảy ra sau đó, thay vào đó, công suất xử lý của nó nằm ở khoảng giữa PSP hiện tại và PS3. Pin bên trong của Vita có năng lượng từ 3-5 giờ để chơi trò chơi, tùy thuộc vào công suất xử lý cần thiết cho trò chơi, độ sáng màn hình, mức âm thanh và kết nối mạng, cũng như các yếu tố khác. Ngoài ra, pin có thể cung cấp khoảng năm giờ để xem video và lên đến chín giờ nghe nhạc khi tắt màn hình. Hệ thống cũng cho phép bổ sung các giải pháp pin bên ngoài. PlayStation Vita có 512 MB RAM hệ thống và 128 MB VRAM. Dung lượng RAM cho phép trò chuyện giữa các trò chơi được sử dụng trên hệ thống.

Phần mềm dành cho PlayStation Vita được phân phối trên thẻ nhớ flash độc quyền có tên "Thẻ trò chơi PlayStation Vita" chứ không phải trên Universal Media Discs (UMD) như PlayStation Portable sử dụng. Bản thân kích thước và hình dạng của thẻ rất giống với thẻ SD. 5–10% dung lượng của thẻ trò chơi được dành cho dữ liệu lưu trò chơi và các bản vá. PS Vita không tương thích với thẻ nhớ tiêu chuẩn, chẳng hạn như thẻ SD và thay vào đó, lưu trữ dữ liệu trên thẻ nhớ PS Vita độc quyền, có các kích thước 4 GB, 8 GB, 16 GB, 32 GB và 64 GB. Có thể lưu trữ tối đa 500 ứng dụng và trò chơi trên thiết bị cùng một lúc, bất kể bộ nhớ dữ liệu có sẵn. Khi đạt đến giới hạn, các ứng dụng hoặc trò chơi phải được di chuyển hoặc xóa để truy cập những ứng dụng hoặc trò chơi vượt quá giới hạn đó.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Official website – United States Lưu trữ 2014-05-04 tại Wayback Machine
  • Official website – United KingdomLưu trữ 2012-11-03 tại Wayback Machine
  • Official website – Japan

Bản mẫu:Eighth generation game consoles Bản mẫu:Handheld game consoles

Collection James Bond 007


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: PlayStation Vita by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


GMMTV


GMMTV


GMMTV (tiếng Thái: จีเอ็มเอ็มทีวี, RTGS: Chi Em Em Thiwi, trước đây có tên là Grammy Television) là công ty sản xuất chương trình truyền hình của tập đoàn giải trí GMM Grammy, công ty con của The One Enterprise, chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, phim truyền hình, bài hát và video âm nhạc (MV). Công ty được thành lập vào ngày 3 tháng 8 năm 1995. Sataporn Panichraksapong đang là Giám đốc điều hành của công ty.

Lịch sử

Công ty TNHH GMMTV (tiếng Thái: บริษัท จีเอ็มทีวี จำกัด), trước đây là Công ty TNHH Truyền hình Grammy (tiếng Thái: บริษัท แกรมมี่ เทเลวิชั่น จำกัด), được thành lập vào ngày 3 tháng 8 năm 1995 bởi công ty mẹ GMM Grammy vì công ty đã nhìn thấy tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp truyền hình Thái Lan. Bộ phận marketing của công ty đã được thành lập để quản lý ngành sản xuất truyền hình của công ty. GMMTV bắt đầu sản xuất chương trình truyền hình và chương trình ca nhạc cho các đài truyền hình tại Thái Lan vào thời điểm đó là Kênh 3, Kênh 5, Kênh 7 và iTV với Duangjai Lorlertwit và Saithip Montrikul na Ayudhaya làm giám đốc quản lí.

Năm 2007, Saithip Montrikul na Ayudhaya rời công ty để quản lý Công ty TNHH GMM Media Public. Do đó, Sataporn Panichraksapong, là phó giám đốc điều hành lúc bấy giờ, đã lên làm giám đốc điều hành mới và đổi tên công ty thành Công ty TNHH GMMTV.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2009, công ty bắt đầu nhận điều hành một kênh truyền hình cáp có tên Bang Channel bằng cách chuyển nhượng một số chương trình truyền hình đang được phát trên Kênh 5 sang kênh riêng và bắt đầu sản xuất các chương trình truyền hình khác nhau với các thể loại đa dạng ngoài game shows và chương trình âm nhạc. Vào ngày 29 tháng 6 năm 2011, GMMTV đã tiến hành liên doanh với Rungtham Pumseenil để thành lập Công ty TNHH Memiti nhằm mở rộng và đổi mới ngành công nghiệm truyền hình Thái Lan với 70% cổ phần do GMMTV nắm giữ và 30% còn lại là của Rungtham. Do đó, Memiti trở thành công ty con của GMMTV.

Do việc tái cơ cấu kinh doanh của GMM Grammy, vào ngày 24 tháng 6 năm 2015, Hội đồng quản trị của GMM Grammy đã kí quyết định chuyển nhượng toàn bộ 70% cổ phần mà GMMTV nắm giữ trong Memiti sang cho The One Enterprise hoặc nhóm kinh doanh kênh One31 với tư cách là cổ đông mới. Theo đó, Memiti trở thành công ty con của The One Enterprise. Vào ngày 5 tháng 12, Hội đồng quản trị của GMMTV đã quyết định đóng kênh truyền hình cáp trên. Thay vào đó, họ tập trung vào sản xuất chương trình cho các kênh kỹ thuật số One 31 và GMM 25. Do đó, Bang Channel đã phải ngừng phát sóng từ ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2017, sau khi Công ty TNHH Adelfos, công ty con của TCC Group (Thái Lan) đăng kí mua cổ phiếu phổ thông mới của Công ty TNHH GMM Channel Trading, GMM Grammy đã cơ cấu lại hoạt động kinh doanh để phù hợp với thỏa thuận đăng ký cổ phần bằng cách thông qua nghị quyết chuyển toàn bộ cổ phần nắm giữ trong GMMTV cho GMMCH (Công ty TNHH GMM Channel Holding, trước đây là Công ty TNHH GMM Channel Trading) hoặc nhóm kinh doanh của GMM 25 với tư cách là cổ đông mới.

Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 11 năm 2020, cuộc họp HĐQT của GMM Grammy, cùng với Công ty TNHH Siridamrongdham thuộc TCC Group, đã có quyết định lấy lại và chuyển giao toàn bộ cổ phần của họ trong GMMCH sang cho ONE (Công ty TNHH The One Enterprise hay nhóm kinh doanh của kênh One31) để phù hợp với điều kiện và kế hoạch liên quan đến đợt ra mắt công chúng và niêm yết ONE trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan. Vì vậy, công ty đã trở thành công ty con của tập đoàn The One Enterprise với Takonkiet Viravan là giám đốc gián tiếp kể từ ngày 1 tháng 12.

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2022, trong khuôn khổ họp báo GMMTV 2023 Diversely Yours,, Sataporn Panichraksapong thông báo kế hoạch đầu tư 51% cổ phần vào Công ty TNHH Parbdee Taweesuk, công ty sản xuất sáng tạo, từng đồng sản xuất các phim Wake Up Ladies: The Series (2018), The Gifted (2018), F4 Thailand: Boys Over Flowers (2021),... với nỗ lực phát triển mô hình kinh doanh của GMMTV, đồng thời nâng cao tiềm năng và nâng tầm nội dung tiếng Thái lên tầm cao mới trong thị trường toàn cầu. Quá trình này được hoàn thành 1 tháng sau đó, vào ngày 22 tháng 12 năm 2022.

Hiện nay, GMMTV đang sản xuất các chương trình giải trí, phim truyền hình và TV series cho kênh truyền hình số One31 và GMM 25 dưới sự giám sát và quản lí của The One Enterprise, đơn vị có bản quyền phát sóng cả hai kênh. Vì đã sản xuất thành công loạt phim cho thiếu niên của GMMTV và phim boys love trên GMM 25, The One Enterprise đã cung cấp khung giờ vàng vào lúc 20:30 - 21:30 trên GMM 25 cho GMMTV để phát sóng các bộ phim của họ hàng tuần.

Nghệ sĩ

Hiện nay

Dưới đây là các nghệ sĩ trực thuộc GMMTV bao gồm MC, diễn viên, người mẫu và ca sĩ:

Trước kia

Chương trình truyền hình và trực tuyến

Chương trình truyền hình

Ngoài các bộ phim truyền hình phát sóng vào khung giờ vàng 20:30 (ICT) trên GMM 25, GMMTV cũng sản xuất những chương trình thực tế để phát trên nền tảng này. Mỗi tập của mỗi chương trình đều có mặt đầy đủ trên các kênh YouTube chính thức của đài, cùng với đó là các trang mạng xã hội khác hoặc nền tảng phát sóng trực tuyến của đối tác.

Trên GMM 25

  • School Rangers - Thứ bảy, 12:00 (ICT)
  • Talk-with-ToeyS - Thứ bảy, 22:30 (ICT)
  • WOW! THAILAND - Chủ nhật, 12:00 (ICT)

Chương trình trực tuyến

GMMTV cũng phát sóng các chương trình trực tuyến độc quyền thông qua các kênh YouTube, các mạng xã hội khác của đài và các nền tảng phát trực tuyến của đối tác.

Trên GMMTV Official

  • Arm Share - 18:00 (ICT), thứ Tư (từ 16 tháng 4 năm 2019)
  • GMMTV Live House - 22:00 (ICT), thứ Ba - thứ Năm (từ 4 tháng 9 năm 2023)
  • Pepsi MitrChuanKin Guide with Gemini - Fourth - 18:00 (ICT), thứ Sáu (từ 5 tháng 4 năm 2024)
  • High Season - thứ Năm (từ 25 tháng 4 năm 2024)

Trên Toey Tiew Thai & Friend

  • Rot Song Taew - 17:00 (ICT), thứ Tư (từ 20 tháng 7 năm 2022)
  • Cheer Reader - 17:00 (ICT), thứ Năm (từ 21 tháng 7 năm 2022)

Đã phát sóng

Chương trình đặc biệt

Chương trình đặc biệt là một chương trình tài liệu về các bộ phim, series truyền hình và các dự án khác của GMMTV, bao gồm phỏng vấn các dàn diễn viên và đoàn phim, hậu trường và các thước phim từ quá trình sản xuất. Nó thường được lên sóng một tuần trước khi tập đầu tiên hoặc sau tập cuối trên kênh GMM 25 và kênh YouTube chính thức của GMMTV.

Ngành âm nhạc

GMMTV hiện đang sản xuất nhạc phim và các bản cover cho hãng mang tên GMMTV Records. Ca sĩ thể hiện một bài hát có thể là một nghệ sĩ trực thuộc GMMTV hoặc bất kỳ công ty con nào của tập đoàn GMM Grammy.

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2023, GMMTV cho ra mắt hãng thu âm hoàn toàn mới mang tên Riser Music, ban đầu bao gồm các nghệ sĩ Perawat Sangpotirat (Krist), Vachirawit Chiva-aree (Bright) và Korapat Kirdpan (Nanon). Sau đó, vào ngày 5 tháng 4 năm 2023, GMMTV tổ chức buổi họp báo Get Rising to Riser để chính thức ra mắt hãng thu âm với công chúng. Cùng với đó là công bố quản lý của hãng là Tanatat Chaiyaat (Kangsomks) và hai nhóm nhạc mới là LYKN, nhóm nhạc nam đã giành chiến thắng tại Project Alpha, và SIZZY, nhóm nhạc nữ trước đó thuộc quản lý của GMMTV Records.

Album

Ngành điện ảnh

Phim điện ảnh

Trong vai trò là Công ty sản xuất chính

Trong vai trò là Công ty hợp tác sản xuất

Drama

Hầu hết cốt truyện và kịch bản của các phim truyền hình (drama và series) của GMMTV đều dựa trên hoặc chuyển thể từ tiểu thuyết.

Hiện tại, các phim truyền hình do GMMTV sản xuất được phát sóng từ thứ Hai đến Chủ nhật lúc 20:30 - 21:30 (ICT) thông qua kênh GMM 25. Trong khi đó, phiên bản đầy đủ của các tập sẽ có mặt ngay sau khi tập đó được phát sóng trên các nền tảng trực tuyến của đối tác (như AIS Play, Viu, WeTV, Disney+ Hotstar và oneD).

Các tập phim sẽ được chia ra thành các phần nhỏ và phát sóng song song trên kênh YouTubr chính thức của GMMTV để phục vụ khán giả quốc tế. Kèm theo đó có thể có phụ đề tiếng Anh.

Series

Hầu hết cốt truyện và kịch bản phim truyền hình của GMMTV đều dựa trên hoặc chuyển thể từ tiểu thuyết.

Hiện nay, các bộ phim truyền hình do GMMTV sản xuất đều được phát sóng từ thứ Hai đến Chủ nhật vào lúc 20:30 - 21:30 (ICT) trên kênh GMM 25.

Các phần của mỗi tập phim sẽ được phát đồng thời trên kênh YouTube chính thức, trong khi đó các tập hoàn chỉnh sẽ được phát hành ngay sau khi phát sóng hoặc sau đó vài ngày thông qua các nền tảng phát trực tuyến của đối tác. (Ví dụ như LINE TV, AIS Play, Viu, WeTV và Disney+ Hotstar). Mỗi nền tảng đều có phụ đề tiếng Anh kèm theo.

     Đang phát sóng
     Đang hoàn thành hậu kỳ hoặc sắp phát sóng
     Đang sản xuất hoặc đang quay
     Dự án sắp tới

Các dự án bị huỷ

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2020, GMMTV đã thông báo về việc huỷ sản xuất các phim dưới đây do Đại dịch COVID-19:

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2022, trong sự kiện GMMTV 2023 Diversely Yours,, GMMTV đã thông báo về việc huỷ sản xuất bộ phim dưới đây do Đại dịch COVID-19 dẫn đến xung đột lịch trình giữa các diễn viên:

Collection James Bond 007

Sự kiện

Tại Thái Lan

Các sự kiện được tổ chức tại Thái Lan đều được tổ chức trực tiếp bởi GMMTV và các nhà tài trợ (nếu có), bao gồm các buổi họp báo, concert, triển lãm và các sự kiện fan meeting.

Sự kiện quốc tế

Các sự kiện quốc tế không được tổ chức trực tiếp bởi GMMTV mà bởi các tập đoàn và nhà tổ chức sự kiện của quốc gia đó tổ chức. Các sự kiện bao gồm triển lãm và fan meeting.

Sự kiện bị huỷ

Trực tuyến

Các sự kiện tổ chức tại Thái Lan được tổ chức trực tiếp bởi GMMTV và được cung cấp cho khán giả toàn cầu thông qua kênh đối tác truyền thông khác.

Đối tác quốc tế

  • ABS-CBN
  • TV Asahi

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • GMMTV's official website
  • GMMTV trên Facebook
  • Kênh GMMTV trên YouTube
  • GMMTV trên Instagram
  • GMMTV trên TikTok
  • Shop trực tuyến của GMMTV

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: GMMTV by Wikipedia (Historical)


.ps


.ps


.ps là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Nhà nước Palestine.

Vì việc đăng ký tên cấp 2 là không có giới hạn, nên có nhiều từ tiếng Anh kết thúc với -ps, nên có khả năng lách tên miền.

Việc đăng ký thực hiện thông qua nhà đăng ký được chứng nhận.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • IANA.ps whois information
  • Official.ps Web site Lưu trữ 2008-09-15 tại Wayback Machine
  • List of.ps certified registrars Lưu trữ 2007-06-26 tại Wayback Machine

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: .ps by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


INVESTIGATION