Aller au contenu principal





Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Frankfurt U-Bahn


Frankfurt U-Bahn


Frankfurt U-Bahn, cùng với Frankfurt S-Bahn và Frankfurt Straßenbahn, là xương sống của hệ thống giao thông công cộng của Frankfurt, Đức. Tên gọi hệ thống tàu điện ngầm này lấy từ tiếng Đức nghĩa là ngầm Untergrundbahn. Hệ thống tàu điện ngầm U-Bahn được khai trương năm 1968 và nay gồm có 87 nhà ga trên 9 tuyến đường ray, tổng chiều dài 65 km. Khoảng 59% chiều dài tuyến là đi ngầm. Có khoảng 300.000 lượt khách sử dụng hệ thống này mỗi ngày.

Tuyến hiện tại

Hiện có 9 tuyến:

Tham khảo

Tiếng Đức

  • Jens Krakies, Frank Nagel, Stadt Frankfurt am Main (Hrsg.): Stadtbahn Frankfurt am Main: Eine Dokumentation. 2. Auflage. Frankfurt am Main 1989, ISBN 3-923907-03-6, S. 23–42. (Standardwerk zur U-Bahn und ihrer Baugeschichte)
  • Dieter Höltge, Günter H. Köhler: Straßen- und Stadtbahnen in Deutschland. 2. Auflage. 1: Hessen, EK-Verlag, Freiburg 1992, ISBN 3-88255-335-9, S. 23–42. (Alle ehemaligen und bestehenden Straßenbahnbetriebe in Hessen, außerdem ein Kapitel zur Frankfurter U-Bahn, die 2. Auflage besitzt einen Anhang mit Aktualisierungen)
  • Hans-Werner Schleife, Günter Götz: Lexikon Metros der Welt. Geschichte, Technik, Betrieb. transpress, Berlin/Stuttgart 1985. ISBN 3-613-01068-2 (101 U-Bahn-Betriebe der Welt, einschl. Beschreibung des Frankfurter Betriebs)
  • Walter Söhnlein, Jürgen Leindecker: Die Frankfurter Lokalbahn und ihre Elektrischen Taunusbahnen. GeraMond, München 2000. ISBN 3-932785-04-5 (Die U-Bahn ist nicht zentraler Gegenstand des Buches, als Nachfolgerin der Lokalbahnstrecken wird die Entwicklung der A-Strecken jedoch ausführlich beschrieben)
  • Thomas Hanna-Daoud (Red.): Nahverkehr in Frankfurt. Trambahn, U-Bahn, S-Bahn, Omnibus, Eisenbahn. Strassenbahn-Nahverkehr special. Nr. 7. GeraMond, München 2000. ISBN 3-89724-010-6 (Sonderheft des bekannten ÖPNV-Magazins zu allen Frankfurter ÖV-Netzen)
  • Magistrat der Stadt Frankfurt am Main Stadtbahnbauamt (Hrsg.): Die C-Strecke der U-Bahn Frankfurt am Main. Stadtbahnbauamt, Frankfurt am Main 1986. (Informationen über Planung, Bau und Architektur der C-Strecke in Wort und Bild)
  • Stadt Frankfurt am Main (Hrsg.): Gesamtverkehrsplan Frankfurt am Main. Ergebnisbericht 2004 (pdf). (Studie im Auftrag des Stadtplanungsamts zur zukünftigen Entwicklung Frankfurter Verkehrsnetze)
  • Stadt Frankfurt am Main (Hrsg.): Inbetriebnahme der U-Bahn. Übergabe der Hauptwache und Eröffnung des Nordwestzentrums. Publizität des Presse- und Informationsamts, Frankfurt am Main 1969.

Liên kết ngoài

* Transportation Company of Frankfurt (vgF) Lưu trữ 2006-09-24 tại Wayback Machine

  • traffiQ Mobilitätsberatung (German)
  • Nahverkehr Frankfurt am Main (German)

Bản mẫu:U-Bahn


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Frankfurt U-Bahn by Wikipedia (Historical)


Trạm U-Bahn Messestadt West


Trạm U-Bahn Messestadt West


Ga Messestadt West là một trạm xe của hệ thống Tàu điện ngầm München.

Trạm này được khai trương vào ngày 29 tháng 5 năm 1999 và nằm ở Messestadt Riem, phần phía tây của khu phố. Nó nằm dưới Willy-Brandt-Allee, ở giữa có chín mái vòm ánh sáng phía trên nhà ga. Các bức tường phía sau đường rày, giống như trần nhà, được làm bằng bê tông màu đỏ nhạt. Nhà ga được chiếu sáng bởi hai hàng ánh sáng, xuyên qua mái vòm ánh sáng và qua tầng giữa. Sàn được trải bằng các tấm đá granit và do đó phản chiếu ánh sáng. Từ tầng giữa phía đông, nó dẫn tới lối vào phía tây của hội chợ cũng như hồ Messesee và trung tâm mua sắm Riem Arcaden. Ở đầu phía tây của sân ga cũng có một tầng giữa, dẫn tới đường Willy-Brandt-Allee.

Hình ảnh

Các trạm tuyến U2

Chú thích


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Trạm U-Bahn Messestadt West by Wikipedia (Historical)


Helmut Schmidt


Helmut Schmidt


Helmut Heinrich Waldemar Schmidt (23 tháng 12 năm 1918 – 10 tháng 11 năm 2015) là một chính trị gia Đức, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, thủ tướng Tây Đức từ 1974 tới 1982. Trước khi trở thành thủ tướng Tây Đức, ông từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính. Ông cũng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao tạm quyền một thời gian. Schmidt là thành viên của Mạng lưới Đức- Mỹ Atlantik-Brücke (Cầu Đại Tây Dương).

Từ năm 1983 ông là đồng chủ nhiệm tờ báo tuần Die Zeit.

Tiểu sử

Học vấn và nghĩa vụ quân sự

Sau khi lấy tú tài vào tháng 3 năm 1937 tại Hamburg ông đã làm bổn phận lao động 6 tháng. Vào tháng 10 năm 1937 Helmut Schmidt phải thi hành nghĩa vụ quân đội. Từ 1941 cho tới 1942 với chức vụ sĩ quan ông đã tham dự vào trận chiến Đức-Nga, và đã nhận được huy chương Eiserne Kreuz 2. Klasse. Sau đó cho tới năm 1944 ông làm việc tại bộ không quân ở Berlin và ở Bernau.
Là nhân viên của bộ Không quân, trung úy Helmut Schmidt được lệnh theo dõi vụ án Ám sát Hitler ngày 20. tháng bảy 1944. Vì không đồng ý với thái độ của thẩm phán trưởng Roland Freisler, Schmidt đã xin phép tướng trên quyền mình cho ông không phải tham dự vụ xét xử này nữa.
Đầu năm 1945 Schmidt đã chỉ trích Hermann Göring và chế độ NS. Một sĩ quan NS đã muốn đưa ông ra tòa về việc này. Hai tướng trên quyền của ông đã trì hãm chuyện này bằng cách đổi trách nhiệm của ông liên tục. Vào tháng tư 1945 ông bị quân Anh bắt tại Soltau (Lüneburger Heide).
Sau khi quân đội Liên bang (Bundeswehr) được thành lập, Schmidt vào tháng 3 năm 1958 trở thành đại úy dự bị. Vào tháng mười và tháng 11 ông tham dự một cuộc tập trận của quân đội tại Hamburg-Iserbrook Trong lúc ông còn tập trận thì đã bị bỏ phiếu cho thôi chức chủ tịch nhóm dân biểu đảng SPD với lý do là ông theo chủ nghĩa quân phiệt.

Nghề nghiệp

Sau khi ra tù chiến tranh Schmidt học về kinh tế tại Hamburg và được bằng cử nhân năm 1949. Sau đó cho tới năm 1953 ông làm việc cho cơ quan kinh tế và giao thông của thành phố Hamburg. Ở đây từ năm 1952 cho tới 1953 ông chịu trách nhiệm về vấn đề giao thông.
Từ năm 1983 ông là đồng chủ nhiệm tuần báo Die Zeit. Schmidt ist cũng là thành viên hội Atlantik-Brücke và là chủ tịch danh dự hội Đức-Anh (Deutsch-Britische Gesellschaft). Năm 1993 ông sáng lập ra quỹ Quốc gia Đức Deutsche Nationalstiftung, mà ông cũng là chủ tịch danh dự. Quỹ này muốn hỗ trợ nước Đức thật hòa hợp lại với nhau sau những năm chia cách, và cái ý tưởng quốc gia Đức là một phần của một Âu châu thống nhất. Ngoài ra ông cũng là chủ tịch danh dự của hội đồng InterAction Council mà ông cùng sáng lập, một hội đồng của những người đã từng lãnh đạo đất nước. Ông cũng là chủ tịch hội đồng đó từ năm 1985 cho tới 1995.

Hoạt động đảng phái

Ngay sau khi ra khỏi tù chiến tranh năm 1945 Schmidt tham gia đảng SPD, tự cho biết là do ảnh hưởng của người cùng trong tù, ông Hans Bohnenkamp. Ban đầu ông hoạt động trong hội sinh viên Xã hội Đức Sozialistischen Deutschen Studentenbund (SDS) và làm chủ tịch năm 1947/48. Từ năm 1968 cho tới 1984 Schmidt là phó chủ tịch đảng SPD. Trái với 2 người thủ tướng Đức của đảng SPD Willy Brandt và Gerhard Schröder Schmidt không bao giờ làm chủ tịch Đảng của ông ta. Trong số những người ông ngưỡng mộ trong Đảng mình có: Max Brauer, Fritz Erler, Wilhelm Hoegner, Wilhelm Kaisen, Waldemar von Knoeringen, Heinz Kühn và Ernst Reuter.

Về cái động lực, khiến ông tham gia vào các hoạt động chính trị, Schmidt vào năm 2008 cho biết:

Tham vọng là một từ, mà, mà tôi không thể ứng dụng vào mình; dĩ nhiên là tôi cũng cần sự công nhận của quần chúng, nhưng mà động cơ thúc đẩy nó nằm ở chỗ khác. Cái động lực thúc đẩy này là tiêu biểu cho thế hệ của chúng tôi: Chúng tôi vừa qua một cuộc chiến, và đã phải trải qua nhiều khốn khổ và đau thương trong chiến tranh, và chúng tôi quyết tâm, sẽ góp phần, để cho những vấn đề thê lương này sẽ không lập lại lần nữa trên nước Đức. Đó chính là động lực chính.

Đại biểu quốc hội

Từ năm 1953 cho tới tháng giêng 1962 và từ 1965 cho tới 1987 Schmidt là đại biểu quốc hội Đức Mitglied des Deutschen Bundestages. Sau khi ông trở lại quốc hội vào năm 1965 ông được bầu ngay làm phó chủ tịch nhóm đại biểu SPD. Từ 1967 cho tới 1969, trong thời gian 2 đảng nhiều phiếu nhất nắm chính quyền Großen Koalition, ông là chủ tịch nhóm đại biểu SPD. Sau này ông cho biết, chức vụ này làm ông hứng thú nhất trong suốt thời gian ông hoạt động chính trị.
Từ tháng hai 1958 cho tới tháng 11 năm 1961 ông còn là thành viên của quốc hội Âu châu.
Schmidt được vào quốc hội từ năm 1953 và năm 1965 là nhờ danh sách tiểu bang Hamburg, 1957 và năm 1961 là đại biểu được bầu trực tiếp và sau này luôn là đại biểu được bầu trực tiếp.

Những chức vụ chính trị

Bộ trưởng tại bang Hamburg (1961–1965)

Từ tháng 12 năm 1961 cho tới tháng 12 năm 1965 Schmidt làm bộ trưởng nội vụ bang Hamburg. Với chức vụ này ông đạt được nhiều tiếng tăm nhất là khả năng điều hành giải quyết những hoạn nạn như vụ bão lụt 1962 tại bờ biển Bắc Hải. Vào tháng 1 năm 1963 ông bị cơ quan kiểm sát liên bang điều tra vì vụ Spiegel-Affäre với tội giúp đỡ kẻ phản quốc. Nguyên nhân là Schmidt vào mùa thu 1962 theo lời yêu cầu của người bạn cũ Conrad Ahlers đã xem xét những bài viết mà sắp được phát hành xem có vi phạm luật lệ gì không. Việc điều tra này đã được ngưng lại vào năm 1965.

Trưởng nhóm đại biểu SPD tại Quốc hội Đức (1966/67–1969)

Trong cuộc bầu cử quốc hội Đức năm 1965 Schmidt lại giành được một ghế. Năm sau khi chính quyền Ludwig Erhard của đảng CDU từ chức, đảng SPD lập chung với khối bảo thủ CDU/CSU chính phủ đầu tiên của 2 đảng lớn (Große Koalition) với ông Kurt Georg Kiesinger (CDU) làm thủ tướng và Willy Brandt (SPD) phó thủ tướng và ngoại trưởng. Schmidt, do Fritz Erler bị bệnh nặng, từ mùa thu 1966 đã thay thế làm nhóm trưởng SPD trong quốc hội, và Rainer Barzel, nhóm trưởng CDU, cùng nhau giữ vai trò quan trọng trong việc thỏa thuận những quyết định chính trị. Vai trò đó đã đưa tới một tình bạn với người đối lập về chính trị Barzel, kéo dài tới khi Barzel chết vào năm 2006. Những thành công với tư cách là bộ trưởng nội vụ tiểu bang và nhóm trưởng đảng SPD tại quốc hội đã làm cho ông trở thành nhà lãnh đạo trên chính trường quốc gia trong tương lai.

Bộ trưởng (1969–1974)

Sau khi thắng cuộc bầu quốc hội 1969 và đã thỏa thuận thành lập liên minh Xã hội Cấp tiến với đảng FDP thủ tướng Willy Brandt đã chọn Schmidt vào ngày 22.10.1969 làm bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ mới. Trong thời gian làm việc của ông ta nghĩa vụ quân sự được giảm từ 18 xuống còn 15 tháng, cũng như quyết định việc thành lập đại học Quân đội ở Hamburg và München.

Vào ngày 7 tháng 7 năm 1972 ông đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng Tài chính và Kinh tế khi giáo sư Karl Schiller từ chức. Sau cuộc bầu cử quốc hội 1972, "siêu bộ" này được chia ra. Đảng FDP đảm nhiệm bộ Kinh tế và Kỹ thuật; Schmidt tiếp tục lãnh đạo bộ Tài chính.

Thủ tướng (1974-1982)

Chú thích

  • Tư liệu liên quan tới Helmut Schmidt tại Wikimedia Commons

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Helmut Schmidt by Wikipedia (Historical)






Text submitted to CC-BY-SA license. Source: by Wikipedia (Historical)


Tây Đức


Tây Đức


Tây Đức (tiếng Đức: Westdeutschland) là tên thường dùng để gọi nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland - BRD; [ˈbʊndəsʁepuˌbliːk ˈdɔʏtʃlant] ) trong thời kỳ tính từ khi nước này được thành lập ra vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 đến khi nó tái thống nhất 2 miền Tây-Đông vào ngày 3 tháng 10 năm 1990. Trong giai đoạn này, Đức cùng với thủ đô Berlin bị phân chia cho đến khi nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) sụp đổ và 5 bang của nó sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. Cộng hòa Liên bang Đức (thường gọi là Đức) được mở rộng thành 16 bang cùng với việc thành lập 5 bang tại Đông Đức trước đây và như vậy thì chế độ mới trở thành nhà nước kế tục của Cộng hòa Liên bang Đức từ trước năm 1990.

Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập từ 11 bang từ ba khu vực chiếm đóng của Đồng minh do Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp kiểm soát. Thành phố Bonn là thủ đô lâm thời của đất nước. Khu vực thứ tư do Liên Xô chiếm đóng. Nhiều vùng của khu vực này nằm ở phía đông của Oder-Neisse, những nơi này sau đó đã bị Liên Xô và Ba Lan cộng sản sáp nhập; phần trung tâm còn lại quanh Berlin trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik) với thủ đô trên thực tế là Đông Berlin. Theo sau sự phân chia, Tây Đức có một lãnh thổ chỉ bằng khoảng một nửa kích thước của Cộng hòa Weimar, là quốc gia tồn tại giữa hai Thế chiến tại Đức.

Cùng với Cách mạng 1989 bắt đàu từ năm 1988, tượng trưng là việc mở cửa Bức tường Béc-lin, các chuyển động nhanh chóng đã diễn ra hướng tới việc tái Thống nhất nước Đức. Cuộc bầu cử tự do ở Đông Đức diễn ra với kết quả là Quốc hội mới tuyên bố giải thể Cộng hoà Dân chủ Đức và tán thành gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1990. Lãnh thổ Đông Đức được tổ chức lại thành 5 bang như trước chiến tranh cùng với việc hợp nhất Berlin, xóa bỏ tình trạng bị cô lập của Tây Béc-lin. Các bang trên lãnh thổ Đông Đức cũ gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, nâng số bang từ 10 lên thành 16. Nước Đức thống nhất tiếp tục các chính sách của Cộng hòa Liên bang Đức từ trước năm 1990 và tiếp tục là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tên gọi

Tên chính thức của Tây Đức được chọn từ năm 1949 và không thay đổi từ đó là Bundesrepublik Deutschland (Cộng hòa Liên bang Đức). Tên gọi này mặc dù chỉ đề cập đến các bang tạo thành từ Trizone (ba vùng chiếm đóng của Anh, Pháp và Mỹ), đã phản ánh tính chất là một tên gọi cho tất cả nước Đức, đặc biệt là bao gồm từ Deutschland (nước Đức). Điều này tương ứng tinh thần của Hiến pháp Tây Đức, Grundgesetz, cho phép các bang của Đức nằm dưới sự kiểm soát của Đồng Minh gia nhập cộng hòa mới. Mặc dù thuật ngữ Đức có tầm quan trọng trong tên gọi chính thức, vốn mang tính chính trị và tượng trưng to lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cư dân của Cộng hòa Liên bang Đức hầu như chỉ gọi đất nước của mình đơn giản là Đức, gần như là luôn luôn nếu như không cần thiết phải đề cập đến tên chính thức để phân biệt. Từ Tây Đức trong tiếng Đức, Westdeutschland, hầu như không được sử dụng trong ngôn ngữ tại Tây Đức để đề cập đến Tây Đức, nhưng chúng được dùng rộng rãi hơn để đề cập đến Miền Tây Đức, được cho là khu vực Rhine, vốn đã được sử dụng trong một thời gian dài trước chiến tranh. Westdeutsch cũng có thể đề cập đến bang Bắc Rhine-Westphalia: Westdeutscher Rundfunk, Westdeutsche Landesbank, Westdeutsche Allgemeine Zeitung.

Tại Đông Đức, thuật ngữ Westdeutschland ((Miền) Tây Đức) hay westdeutsche Bundesrepublik (Cộng hòa Liên bang Tây Đức) được sử dụng rộng rãi hơn, ngay cả trong truyền thông nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Sự thay đổi này đặc biệt diễn ra khi Đông Đức coi Người Tây Đức và Người Tây Berlin là người nước ngoài theo Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Đức 1968, hiến pháp đã từ bỏ ý tưởng một nước Đức. Thuật ngữ Cộng hòa Liên bang Đức đã chiếm ưu thế tại Đông Đức bắt đầu từ đầu thập kỷ 1970, khi các nguồn chính thức của Đông Đức coi đây là cách diễn đạt chính thống vào năm 1973, sau đó tất cả các nước thuộc khối Liên Xô và khối Đông Âu đều chuyển sang cách dùng tên tương ứng.

Lịch sử

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh đạo các nước Hoa Kỳ, Anh Quốc, và Liên Xô đã tổ chức Hội nghị Yalta để bàn về những dàn xếp cho tương lai của châu Âu thời hậu chiến và thương lượng về các hành động chống lại Nhật Bản. Hội nghị đã đi đến thỏa thuận về chia cắt nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng, Khu vực Pháp chiếm đóng là vùng viễn tây, của Anh là vùng tây bắc, của Hoa Kỳ là vùng phía nam và của Liên Xô là vùng phía đông. Việc này không nhằm mục đích chia cắt nước Đức mà chỉ để định rõ vùng để thuận tiện cho quản lý.

Các khu vực nguyên thuộc về Đức ở phía đông của sông Oder và Neisse nằm dưới sự kiểm soát của Ba Lan, và hàng triệu người Đức đã bị trục xuất khỏi đây và được người Ba Lan thay thế. (Liên Xô cũng đã làm điều tương tự trên một phần đất đai rộng lớn tại miền đông Ba Lan và Đông Phổ) Năm 1946–1949, ba vùng sáp nhập theo từng bước. Đầu tiên là các khu vực của Anh và Mỹ kết hợp lại thành Bizonia và hoạt động giống như một nhà nước, vài tháng sau đó khu vực của Pháp đã sáp nhập vào Trizonia. Cùng lúc đó, các bang (Länder) được thành lập trên các khu vực của Đồng Minh thay thế cho các bang trước chiến tranh.

Ba bang tây nam của Tây Đức sáp nhập thành Baden-Württemberg vào năm 1952, và Saarland gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1957. Ngoài 10 bang được thành lập, Tây Berlin được coi như bang thứ 11 trên thực tế. Mặc dù trên pháp lý Tây Berlin không thuộc Cộng hòa Liên bang Đức và nằm dưới sự kiểm soát của Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh, lãnh thổ này đã có một số cơ quan của liên bang hoạt động một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Năm 1949, với sự gia tăng căng thẳng của Chiến tranh Lạnh (tiêu biểu là Không vận Berlin năm 1948–1949), hai nước Đức đã được thành lập trên cơ sở các vùng kiểm soát của Đồng Minh phương Tây và Liên Xô và được gọi phổ biến là Tây Đức và Đông Đức trong tiếng Việt. Từ 3 tháng 10 năm 1990, Đông Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức như ngày nay.

Lãnh thổ

Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) để thiết lập phạm vi ban đầu của nó, bao gồm chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi lãnh thổ Đức của Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng lãnh thổ và thêm vào phía tây của Đức, trên lãnh thổ Đông Đức, gốc thủ đô nước Đức là Berlin trung tâm thành phố trong nửa phía tây của thời gian. Nó cũng thuộc lãnh thổ trên thực tế được thành lập bất hợp pháp ở Tây Đức. Kết quả là, Tây Berlin trở thành một vùng đất bị bao vây và được bao quanh bởi lãnh thổ Đông Đức.

Nhân khẩu

Thống kê dân số

Tổng dân số của Tây Đức từ 1950 đến 1990, được thu thập bởi Cục thống kê liên bang Đức

Tôn giáo

Quan hệ tôn giáo ở Tây Đức giảm từ thập niên 1960 trở đi. Sự liên kết tôn giáo đã giảm nhanh hơn giữa những người theo đạo Tin lành so với người Công giáo, khiến Giáo hội Công giáo La Mã vượt qua EKD là giáo phái lớn nhất ở nước này trong những năm 1970.

Đối với Đông Đức

Vị trí chính thức của Tây Đức liên quan đến Đông Đức ngay từ đầu là chính phủ Tây Đức là người duy nhất được bầu cử dân chủ, và do đó là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Đức. Theo Học thuyết Hallstein, bất kỳ quốc gia nào (ngoại trừ Liên Xô và Bulgaria) công nhận chính quyền của Cộng hòa Dân chủ Đức sẽ không có quan hệ ngoại giao với Tây Đức.

Đầu những năm 1970, chính sách "Neue Ostpolitik" của Willy Brandt đã dẫn đến một hình thức công nhận lẫn nhau giữa Đông và Tây Đức. Hiệp định Moskva (tháng 8 năm 1970), Hiệp ước Warszawa (tháng 12 năm 1970), Thỏa thuận bốn cường quốc về Berlin (tháng 9 năm 1971), Hiệp định Transit (tháng 5 năm 1972), và Hiệp định cơ bản (1972) (tháng 12 năm 1972) đã góp phần bình thường hóa quan hệ giữa Đông và Tây Đức và dẫn đến cả hai nước Đức gia nhập Liên Hợp Quốc. Học thuyết Hallstein đã bị từ bỏ và Tây Đức đã ngừng yêu cầu một ủy thác độc quyền cho toàn bộ nước Đức.

Sau khi Ostpolitik quan điểm của Tây Đức là Đông Đức là một de facto Chính phủ trong phạm vi một quốc gia Đức duy nhất và một jure de tổ chức nhà nước của các bộ phận của Đức bên ngoài Cộng hòa Liên bang. Cộng hòa Liên bang tiếp tục duy trì rằng họ không thể trong các cấu trúc của chính mình công nhận CHDC Đức de jure là một quốc gia có chủ quyền theo luật pháp quốc tế; đồng thời thừa nhận rằng, trong các cấu trúc của luật pháp quốc tế, CHDC Đức là một quốc gia có chủ quyền độc lập. Bằng cách phân biệt, Tây Đức sau đó xem bản thân như là trong phạm vi ranh giới của riêng mình, không chỉ là de factode jure chính phủ, mà còn là duy nhất de jure đại diện hợp pháp của một "Đức nói chung" không hoạt động. Hai nước Đức từ bỏ mọi yêu sách để đại diện cho quốc tế khác; mà họ công nhận là nhất thiết ngụ ý một sự công nhận lẫn nhau về nhau khi cả hai có khả năng đại diện cho người dân của họ de jure tham gia vào tổ chức quốc tế và các thỏa thuận, chẳng hạn như Liên Hợp Quốc và Hiệp ước Helsinki cuối cùng.

Kinh tế

Lý do cơ bản cho sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Tây Đức có thể được tìm thấy trong mô hình tăng trưởng thông thường. Tây Đức có lực lượng lao động lành nghề và trình độ công nghệ cao vào năm 1946, nhưng nguồn vốn của nó phần lớn đã bị phá hủy trong và sau chiến tranh. Nguồn vốn nhỏ này được kết hợp bởi những khó khăn trong việc chuyển đổi nền kinh tế Đức sang sản xuất hàng hóa dân sự, cũng như các vấn đề tiền tệ và quy định tràn lan, dẫn đến sản lượng kinh tế thấp bất thường trong những năm đầu sau chiến tranh.

Những vấn đề ban đầu đã được khắc phục vào thời điểm cải cách tiền tệ năm 1948, thay thế Reichsmark bằng Deutsche Mark là đấu thầu hợp pháp, ngăn chặn lạm phát tràn lan. Hành động này nhằm củng cố nền kinh tế Tây Đức đã bị cấm rõ ràng trong hai năm mà JCS 1067 có hiệu lực. JCS 1067 đã chỉ đạo các lực lượng chiếm đóng của Hoa Kỳ ở Tây Đức "không thực hiện các bước hướng tới sự phục hồi kinh tế của Đức".

Đồng thời, chính phủ, theo lời khuyên của Erhard, đã cắt giảm thuế mạnh đối với thu nhập vừa phải. Walter Heller, một nhà kinh tế trẻ tuổi với lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ, người sau này trở thành chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thống Kennedy, đã viết vào năm 1949 rằng để "loại bỏ hiệu ứng đàn áp của tỷ lệ cực cao, Luật Chính phủ quân sự số 64 đã cắt giảm một phạm vi rộng trên toàn hệ thống thuế của Đức tại thời điểm cải cách tiền tệ". Thuế suất thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt, giảm đáng kể. Trước đây, thuế suất đối với bất kỳ thu nhập nào trên 6.000 Deutschmark là 95%. Sau cải cách thuế, tỷ lệ 95% này chỉ áp dụng cho thu nhập hàng năm trên 250.000 Deutschmark. Đối với người Tây Đức với thu nhập hàng năm khoảng 2.400 Deutschmark vào năm 1950.

Việc Đồng minh tháo dỡ các ngành công nghiệp than và thép của Tây Đức đã quyết định tại Hội nghị Potsdam gần như đã hoàn thành vào năm 1950; thiết bị sau đó đã được gỡ bỏ khỏi 706 nhà máy sản xuất ở phía tây và năng lực sản xuất thép đã giảm 6.700.000 tấn. Mặc dù Saarland quan trọng về công nghiệp với các mỏ than giàu có đã được trả lại cho Tây Đức vào năm 1957, nhưng nó vẫn được hợp nhất về kinh tế trong một liên minh hải quan với Pháp cho đến năm 1959 và Pháp đã khai thác than từ khu vực này cho đến năm 1981.

Tây Đức đã tiến hành nhanh chóng sau năm 1948 để xây dựng lại vốn cổ phần của mình và do đó để tăng sản lượng kinh tế với tốc độ tuyệt vời. Tỷ lệ đầu tư vốn rất cao nhờ mức tiêu thụ thấp và nhu cầu đầu tư vốn thay thế rất nhỏ (do nguồn vốn vẫn còn nhỏ) đã thúc đẩy sự phục hồi này trong những năm 1950. Mức sống cũng tăng đều đặn, với sức mua của tiền lương tăng 73% từ năm 1950 đến 1960. Theo ghi nhận của nhà báo người Anh Terence Prittie vào đầu những năm 60:

Ngày nay, người đàn ông làm việc người Đức có một cuộc sống thoải mái và mặc một chiếc áo ghi lê đầy đặn. Anh ấy ăn tốt, và thức ăn của anh ấy - mặc dù nấu ăn của Đức thiếu sự thanh lịch của Pháp - rất lành mạnh và ngon miệng. Anh ấy mua quần áo tốt, và anh ấy mặc quần áo cho vợ con rất tốt. Anh thường có tiền để dự phòng cho các chương trình truyền hình, các chuyến du ngoạn cuối tuần và các trận bóng đá. Và anh ấy không sợ ăn mừng đôi khi ở quy mô lớn hơn.

Tăng trưởng năng suất ở Tây Đức cho phép hầu hết người lao động đạt được những cải thiện đáng kể về mức sống và an ninh cuộc sống. Ngoài ra, theo ghi nhận của David Eversley.

Khi thu nhập thực tế tăng lên, các cơ quan công quyền đã được cho phép (và thực sự được khuyến khích) để gây quỹ, cả từ thuế và thông qua vay mượn, để đẩy nhanh tốc độ đầu tư và chi tiêu hiện tại vào các dự án có hiệu quả ngay lập tức, một phần có lợi cho việc tạo ra Cuộc sống tốt đẹp, như đã thấy ở Đức... Bất kỳ cuộc kiểm tra hời hợt nào về cảnh quan thị trấn Đức, hãy để ý đến các số liệu thống kê, cho thấy Đức đã chi tiền cho bệnh viện, thư viện, nhà hát, trường học, công viên, nhà ga, nhà ở hỗ trợ xã hội, đường sắt ngầm, sân bay, bảo tàng, v.v... đơn giản là không thể so sánh với những nỗ lực của Anh theo hướng này.

Phục hồi

Ngoài những rào cản vật lý phải vượt qua để phục hồi kinh tế Tây Đức, cũng có những thách thức về trí tuệ. Đồng Minh đã tịch thu tài sản trí tuệ có giá trị lớn, tất cả các bằng sáng chế của Đức, cả ở Đức và nước ngoài, và sử dụng chúng để tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp bằng cách cấp phép cho các công ty Đồng minh.

Ngay sau khi Đức đầu hàng và trong hai năm tiếp theo, Mỹ đã theo đuổi một chương trình mạnh mẽ để thu hoạch tất cả các bí quyết công nghệ và khoa học cũng như tất cả các bằng sáng chế ở Đức. Cuốn sách "Công nghệ khoa học và bồi thường: Khai thác và cướp bóc ở Đức thời hậu chiến" của John Gimbel đã kết luận "khoản bồi thường trí tuệ" mà Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thực hiện lên tới gần 10 tỷ đô la.

Trong hơn hai năm, chính sách này đã được thực hiện, nghiên cứu công nghiệp mới ở Đức bị cản trở vì nó không được bảo vệ và có sẵn miễn phí cho các đối thủ nước ngoài, được khuyến khích bởi các cơ quan chiếm đóng để truy cập tất cả các hồ sơ và cơ sở.

Kế hoạch Marshall

Trong khi đó, hàng ngàn nhà nghiên cứu và kỹ sư giỏi nhất của Đức đang làm việc tại Liên Xô và tại Hoa Kỳ (Xem Chiến dịch Osoaviakhim, Chiến dịch cái kẹp giấy).

Kế hoạch Marshall chỉ được mở rộng sang Tây Đức sau khi nhận ra sự đàn áp của nền kinh tế đang kìm hãm sự phục hồi của các quốc gia châu Âu khác và không phải là lực lượng chính đứng sau Wirtschaftswunder. Nếu như vậy, các quốc gia khác như Vương quốc Anh, nơi nhận được hỗ trợ kinh tế lớn hơn nhiều so với Tây Đức, cũng đã trải qua hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, thường bị bỏ qua là ảnh hưởng của "những đóng góp không chính thức" của 150.000 quân chiếm đóng Hoa Kỳ, kiếm được tới 4 đô la Đức cho đồng đô la. Những nhãn hiệu này đã được sử dụng trong phạm vi Tây Đức để mua thực phẩm, các mặt hàng xa xỉ, bia và xe hơi, cũng như giải trí cho người dân địa phương và cho gái mại dâm. Trong các cuộc tập trận, số lượng binh sĩ như vậy sẽ tăng lên hơn 250.000. Tuy nhiên, số tiền viện trợ tiền tệ, chủ yếu dưới dạng các khoản vay, khoảng 1,4 tỷ đô la, đã bị lu mờ rất nhiều bởi số tiền mà người Đức phải trả lại khi bồi thường chiến tranh và các khoản phí mà quân Đồng minh đã trả cho người Đức cho chi phí liên tục của nghề nghiệp, khoảng 2,4 tỷ đô la mỗi năm. Năm 1953, Đức đã quyết định sẽ trả lại 1,1 tỷ đô la cho khoản viện trợ mà họ đã nhận được. Lần trả nợ cuối cùng được thực hiện vào tháng 6 năm 1971.

Những đòi hỏi của Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 đã khiến cho tình trạng thiếu hàng hóa trên toàn cầu giúp vượt qua sự kháng cự kéo dài đối với việc mua các sản phẩm của Tây Đức. Vào thời điểm đó, Tây Đức có một lượng lớn lao động lành nghề, một phần là do các vụ trục xuất và di cư đã ảnh hưởng đến 16,5 triệu người Đức. Điều này đã giúp Tây Đức tăng hơn gấp đôi giá trị xuất khẩu của mình trong và ngay sau chiến tranh. Ngoài những yếu tố này, công việc nặng nhọc và thời gian dài hết công suất trong dân số vào những năm 1950, 1960 và đầu 1970 và lao động thêm được cung cấp bởi hàng ngàn Gastarbeiter ("công nhân khách", từ cuối những năm 1950) đã cung cấp một cơ sở quan trọng cho sự bền vững của sự phát triển kinh tế với lực lượng lao động bổ sung.

Từ cuối những năm 1950 trở đi, Tây Đức có một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Các Đông Đức nền kinh tế cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng không nhiều như ở Tây Đức, do hệ thống quan liêu, di cư làm việc trong độ tuổi dân Đông Đức sang Tây Đức và tiếp tục bồi thường cho Liên Xô về nguồn lực. Thất nghiệp đạt mức thấp kỷ lục là 0.7–0.8% vào năm 1961–1966 và 1970–1971.

Ludwig Erhard, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong nội các của thủ tướng Konrad Adenauer từ năm 1949 đến năm 1963 và sau đó sẽ tự mình trở thành Thủ tướng, thường được liên kết với Wirtschaftswunder của Tây Đức.

Chính trị

Trước sự thất bại của hệ thống đại diện theo tỷ lệ nghị viện của Cộng hòa Weimar, đồng thời tránh chế độ độc tài có thể có của hệ thống tổng thống, Tây Đức thực hiện một hệ thống chung và các đảng chính trị cần phải có 5% số ghế để vào quốc hội. Đối với hầu hết Tây Đức, chỉ có bốn đảng trong quốc hội: Liên minh Dân chủ Kitô giáo, Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern, Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Dân chủ Tự do Đức. Đảng Xanh vào Bundestag của Đức sau những năm 1980.

Xã hội

Cho đến những năm 1970, những người đồng tính luyến ái đã bị chính quyền Tây Đức đàn áp. Họ sẽ bị kết án 50.000 người vì đồng tính luyến ái trên cơ sở luật được thành lập dưới chế độ Đức Quốc xã nhưng được Tây Đức bảo tồn.

Văn hóa

Trong nhiều khía cạnh; văn hóa Đức vẫn tiếp tục bất chấp chế độ phong kiến, độc tài và thời chiến. Tuy nhiên thì một điều rất tích cực là các hình thức cũ và mới cùng tồn tại cạnh nhau và ảnh hưởng của Mỹ, vốn đã mạnh mẽ trong những năm 1920, đã tăng lên.

Thể thao

Trong thế kỷ 20, bóng đá hiệp hội trở thành môn thể thao lớn nhất ở Đức. Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức, được thành lập vào năm 1900, tiếp tục truyền thống của mình có trụ sở tại Cộng hòa Liên bang Đức, giành chiến thắng tại FIFA World Cup 1954 trong một cuộc nổi loạn tuyệt đẹp được mệnh danh là phép màu của Bern. Trước đó, đội tuyển Đức không được coi là một phần của hàng đầu quốc tế. Các giải bóng đá vô địch thế giới 1974 được tổ chức tại thành phố Tây Đức và Tây Berlin. Sau khi bị đánh bại bởi các đối tác Đông Đức của họ ở vòng đầu tiên, đội bóng của Hiệp hội bóng đá Đức đã giành được chiếc cúp một lần nữa, đánh bại Hà Lan 2–1 trong trận chung kết. Với quá trình thống nhất hoàn toàn vào mùa hè năm 1990, người Đức đã giành được một World Cup thứ ba, với những cầu thủ được giới thiệu cho Đông Đức chưa được phép đóng góp. Giải vô địch châu Âu cũng đã giành được, vào năm 1972, 1980 và 1996.

Sau khi cả hai Thế vận hội Mùa hè 1936 được tổ chức tại Đức, München đã được chọn để tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1972. Đây cũng là những trò chơi mùa hè đầu tiên mà người Đông Đức xuất hiện với cờ và quốc ca riêng biệt của Cộng hòa dân chủ Đức. Từ thập niên 1950, Đức tại Thế vận hội đã được đại diện bởi một đội thống nhất do các quan chức NOC Đức trước chiến tranh lãnh đạo vì IOC đã từ chối yêu cầu của Đông Đức đối với một đội riêng biệt.

Như năm 1957, khi Đức thu hồi vùng lãnh thổ Saarland từ Pháp, những tổ chức thể thao Đông Đức đã không còn tồn tại vào cuối năm 1990 khi các phân khu của họ và các thành viên của họ gia nhập các đối tác phương Tây. Do đó, các tổ chức và đội bóng Đức hiện tại trong bóng đá, Thế vận hội và các nơi khác giống hệt với những tổ chức được gọi là "Tây Đức" trước năm 1991. Sự khác biệt duy nhất là một thành viên lớn hơn và một tên khác được sử dụng bởi một số người nước ngoài. Các tổ chức và đội này lần lượt chủ yếu tiếp tục truyền thống của những người đại diện cho Đức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, và thậm chí cả Thế chiến thứ nhất, do đó mang lại sự tiếp nối thế kỷ bất chấp những thay đổi chính trị. Mặt khác, các đội và tổ chức Đông Đức riêng biệt được thành lập vào những năm 1950; họ là một tập phim kéo dài chưa đầy bốn thập kỷ, nhưng khá thành công trong thời gian đó.

Tính đến năm 2012, Tây Đức đã chơi kỷ lục 43 trận tại Giải vô địch châu Âu.

Văn học

Bên cạnh sự quan tâm đến thế hệ nhà văn cũ, các tác giả mới nổi lên trên nền tảng của những trải nghiệm chiến tranh và sau thời kỳ chiến tranh. Wolfgang Borchert, một cựu quân nhân chết trẻ vào năm 1947, là một trong những đại diện nổi tiếng nhất của Trümmerliteratur. Heinrich Böll được coi là một quan sát viên của Cộng hòa Liên bang trẻ từ những năm 1950 đến 1970, và gây ra một số tranh cãi chính trị vì quan điểm ngày càng quan trọng của ông đối với xã hội. Frankfurt Book Fair (và nó Giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức) sớm phát triển thành một tổ chức coi. Mẫu mực cho văn học của Tây Đức là – trong số những người khác – Siegfried Lenz (với The German Lesson) và Günter Grass (với The Tin DrumThe Flounder).

Xem thêm

  • Đông Đức
  • Tái thống nhất nước Đức

Chú thích

Tham khảo

  • Bark, Dennis L., và David R. Gress. Lịch sử của Tây Đức Tập 1: Từ bóng tối đến chất, 1945–1963 (1992); ISBN 978-0-631-16787-7; vol 2: Dân chủ và sự bất mãn của nó 1963–1988 (1992) ISBN 978-0-631-16788-4
  • Berghahn, Volker Rolf. Modern Germany: xã hội, kinh tế, và chính trị trong thế kỷ XX (1987) ACLS E-book online
  • Hanrieder, Wolfram F. Đức, Mỹ, Châu Âu: Bốn mươi năm chính sách đối ngoại của Đức (1989) ISBN 0-300-04022-9
  • Jarausch, Konrad H. After Hitler: Phục hồi người Đức, 1945–1995 (2008)
  • Junker, Detlef, ed. Hoa Kỳ và Đức trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh (2 vol 2004), 150 bài tiểu luận ngắn của các học giả bao gồm năm 1945191990 trích đoạn và tìm kiếm văn bản vol 1; trích đoạn và tìm kiếm văn bản vol 2
  • MacGregor, Douglas A Liên minh quân sự Xô-Đông Đức New York, Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1989.
  • Main, Steven J. "Đức chiếm đóng của Liên Xô. Đói, Bạo lực hàng loạt và Đấu tranh vì Hòa bình, 1945–1947." Nghiên cứu Âu-Á (2014) 66#tr 8. 1380–1382.
  • Maxwell, John Allen. "Dân chủ xã hội ở một nước Đức bị chia rẽ: Kurt Schumacher và Câu hỏi tiếng Đức, 1945-52." Ph.D dissertation, Đại học Tây Virginia, 1969.
  • Schwarz, Hans-Peter. Konrad Adenauer: Một chính trị gia người Đức và Chính phủ trong thời kỳ chiến tranh, cách mạng và tái thiết (2 vol 1995) [1]trích đoạn và tìm kiếm văn bản 2; cũng nhủ toàn văn vol 1 Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine; và toàn văn vol 2 Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine
  • Smith, Gordon, ed, Sự phát triển trong chính trị Đức (1992) ISBN 0-8223-1266-2, khảo sát rộng về quốc gia thống nhất
  • Smith, Helmut Walser, ed. Cẩm nang Oxford về lịch sử Đức hiện đại (2011), excerpt, pp. 593–753.
  • Weber, Jurgen. Đức, 1945–1990 (Nhà xuất bản Đại học Trung Âu, 2004) phiên bản trực tuyến

Nguồn chính

  • Beate Ruhm Von Oppen, ed. Tài liệu về Đức theo Nghề nghiệp, 1945–1954 (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1955) online

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Tây Đức tại Wikimedia Commons


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Tây Đức by Wikipedia (Historical)


Quốc huy Đông Đức


Quốc huy Đông Đức


Quốc huy Cộng hòa Dân chủ Đức bao gồm búa và com-pa và được bao quanh bởi lúa mạch đen. Đó là một ví dụ về cái được gọi là "huy hiệu học xã hội chủ nghĩa". Đó là quốc huy duy nhất của một quốc gia cộng sản châu Âu có vòng lúa mà không có ngôi sao đỏ.

Mô tả

Cây búa đại diện cho công nhân trong các nhà máy. Com-pa đại diện cho tầng lớp trí thức và vòng lúa mạch đen tượng trưng cho nông dân. Các thiết kế đầu tiên chỉ bao gồm búa và vòng lúa mạch đen, như một biểu hiện của CHDC Đức với tư cách là một nhà nước "Công nhân và Nông dân" cộng sản (Arbeiter- und Bauernstaat). Được bao quanh bởi một vòng hoa, quốc huy cũng đóng vai trò là biểu tượng cho Quân đội Nhân dân Quốc gia và khi được bao quanh bởi một ngôi sao trắng mười hai cánh thì đó là huy hiệu của Cảnh sát Nhân dân Đức.

Lịch sử

Biến thể khác

Biểu tượng ở Tây Đức

Việc trưng bày quốc huy được coi là vi hiến trong Tây Đức và Tây Berlin và đã bị cảnh sát ngăn chặn. Chỉ đến năm 1969, chính phủ Willy Brandt mới đảo ngược chính sách này trong cái được gọi là Ostpolitik.

Xem thêm

  • Búa liềm
  • Quốc huy Đức

Tham khảo


Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Quốc huy Đông Đức by Wikipedia (Historical)


Tây Berlin


Tây Berlin


Tây Berlin là cái tên được đặt cho nửa phía tây của Berlin nằm dưới sự kiểm soát chính thức của liên quân Mỹ, Anh, Pháp và không chính thức của nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) (trong giai đoạn từ năm 1949 tới năm 1990). Trong nhiều năm nó đã được tích hợp vào, dù về mặt pháp lý không phải là một phần của Tây Đức. Nửa còn lại phía đông của thành phố do quân đội Liên Xô kiểm soát trở thành Đông Berlin, mà sau được nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) tuyên bố là thủ đô của mình. Tuy nhiên Mỹ và các nước phương Tây không công nhận điều này, bởi họ viện dẫn rằng toàn bộ thành phố về mặt pháp lý nằm dưới sự chiếm đóng của bốn cường quốc. Việc Đông Đức xây dựng bức tường Berlin năm 1961 đã đóng kín biên giới với Tây Berlin, mà từ sau Thế chiến II bị vây quanh bởi Đông Berlin và nước Đông Đức cộng sản.

Với khoảng 2 triệu dân, Tây Berlin là thành phố đông dân nhất của Đức thời Chiến tranh Lạnh, dù nó không chính thức thuộc về bên nào trong số hai nước Đức.

Nguồn gốc

Thoả thuận Potsdam thành lập khung pháp lý cho việc chiếm đóng Đức sau Thế chiến II. Theo thoả thuận, Đức sẽ chính thức nằm dưới chủ quyền của bốn cường quốc Đồng Minh thời chiến — Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, và Liên xô — cho tới khi một chính phủ Đức chấp nhận được với tất cả các bên được tái lập. Đức, được đưa vào các biên giới năm 1937 của nó, sẽ bị cắt giảm hầu hết của cái từng được coi là miền đông nước Đức (sau đó được gọi là các lãnh thổ phía đông cũ của Đức) và lãnh thổ còn lại sẽ được chia làm bốn phần, mỗi phần thuộc sự quản lý của một quốc gia đồng minh. Berlin, dù bị bao quanh bởi vùng chiếm đóng của Liên xô - được thành lập trong hầu hết miền trung nước Đức -, cũng sẽ được phân chia tương tự, với việc các đồng minh phương Tây chiếm vùng nằm trong lãnh thổ khác gồm các phần phía tây của thành phố. Theo thoả thuận, việc chiếm đóng Berlin chỉ có thể kết thúc như một kết quả của một thoả thuận bốn bên. (Điều khoản này không áp dụng cho Đức như một tổng thể.) Đồng minh phương Tây được đảm bảo ba hành lang đường không để tiếp cận các khu vực của họ tại Berlin, và người Liên xô cũng chính thức cho phép các đường tiếp cận đường bộ và đường sắt giữa Tây Berlin và các phần phía tây của Đức (để biết thêm chi tiết xem đoạn bên dưới về giao thông).

Ban đầu, thoả thuận này chỉ là một cách quản lý hành chính tạm thời, và toàn bộ các bên tuyên bố rằng Đức và Berlin sẽ nhanh chóng được thống nhất. Tuy nhiên, khi những quan hệ giữa các đồng minh phương Tây và Liên bang Xô viết xấu đi và cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu, việc cùng quản lý Đức và Berlin đổ vỡ. Ngay lập tức vùng chiếm đóng của Liên xô tại Berlin và vùng chiếm đóng của phương Tây tại Berlin có các cơ quan quản lý hoàn toàn riêng biệt. Năm 1948, người Liên xô tìm cách dùng vũ lực và trục xuất các đồng minh phương Tây ra khỏi Berlin bằng cách áp đặt một cuộc phong toả trên bộ với các khu vực phía tây (Phong toả Berlin). Phương Tây trả đũa bằng cách sử dụng các hành lang đường không được đảm bảo của họ để cung cấp cho phần thành phố chiếm đóng của mình trong cái được gọi là Cầu hàng không Berlin. Tháng 5 năm 1949, Liên xô dỡ bỏ lệnh phong toả, và tương lai của Tây Berlin như một khu vực tài phán riêng biệt được đảm bảo. Tới cuối năm đó, hai Nhà nước độc lập mới được thành lập từ nước Đức bị chiếm đóng — Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) ở phía tây và Cộng hoà Dân chủ Đức (GDR, Đông Đức) ở phía đông — với việc Tây Berlin là một vùng lãnh thổ bị bao quanh bởi, nhưng không phải là một phần của Đông Đức.

Vị thế pháp lý

Theo lý thuyết pháp lý được các Đồng Minh phương Tây tuân theo, việc chiếm đóng hầu hết nước Đức chấm dứt năm 1949 với việc tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (23 tháng 5 năm 1949) và Cộng hoà Dân chủ Đức (7 tháng 10 năm 1949). Tuy nhiên, bởi việc chiếm đóng Berlin chỉ có thể chấm dứt bằng một thoả thuận bốn bên, Berlin vẫn là một lãnh thổ chiếm đóng dưới chủ quyền chính thức của Đồng Minh. Vì thế, Grundgesetz (hiến pháp Cộng hoà Liên bang) không được áp dụng ở Tây Berlin. Tương tự luật liên bang Tây Đức cũng không được áp dụng cho Tây Berlin, nhưng Quốc hội Berlin (tiếng Đức: Abgeordnetenhaus von Berlin; cơ quan lập pháp Tây Berlin, đã thống nhất các trách nhiệm pháp lý của Berlin dưới cùng một cái tên) được dùng để bỏ phiếu trong mọi điều luật liên bang mới, họp thường kỳ để xem xét nhiều điều luật mới, mà không tranh luận để duy trì tính bình đẳng pháp luật với nước Cộng hoà Liên bang Đức trước năm 1990.

Đồng Minh phương Tây vẫn là cơ quan chính trị tuyệt đối ở Tây Berlin. Mọi điều luật của "Abgeordnetenhaus", nhà nước nội địa và luật liên bang được thông qua, chỉ được áp dụng dưới điều khoản quy định với sự xác nhận của ba tổng tư lệnh Đồng Minh phương Tây. Nếu họ thông qua một điều luật, nó được ban hành như một phần của luật theo quy định của Tây Berlin. Nếu các tổng tư lệnh bác bỏ một điều luật, như trường hợp các điều luật của Tây Đức về nghĩa vụ quân sự, luật đó sẽ không có hiệu lực ở Tây Berlin. Tây Berlin được điều khiển bởi một Thị trưởng Quản lý được bầu và Thượng nghị viện của Berlin (chính phủ thành phố) có trụ sở tại Rathaus Schöneberg. Thị trưởng Quản lý và các Thượng nghị sĩ (bộ trưởng) được các Đồng Minh phương Tây thông qua và vì thế có quyền lực từ các lực lượng chiếm đóng, chứ không phải từ trách nhiệm uỷ quyền qua bầu cử.

Người Liên xô đơn phương tuyên bố việc chiếm đóng Đông Berlin kết thúc cùng với toàn bộ phần còn lại của Đông Đức, nhưng hành động này không được các Đồng Minh phương Tây thừa nhận, họ tiếp tục coi toàn bộ Berlin là một vùng lãnh thổ chiếm đóng tổng thể không thuộc Đông cũng như Tây Đức. Quan điểm này được áp dụng bằng cách binh sĩ Đồng Minh của cả bốn cường quốc tiếp tục tiến hành tuần tra ở cả bốn khu vực. Vì thế mọi người có thể thỉnh thoảng thấy các binh sĩ Đồng Minh phương Tây đang tuần tra ở Đông Berlin và binh sĩ Liên xô tuần tra ở Tây Berlin. Sau khi bức tường được xây dựng, các Đồng minh phương Tây coi ý định của Đông Đức kiểm soát các cuộc tuần tra của họ, khi vào và ra khỏi Đông Berlin, là một hành động không thể chấp nhận. Vì thế sau những lần phản ứng với Liên xô, những cuộc tuần tra tiếp tục diễn ra ở cả hai hướng mà không bị kiểm soát, với một thoả thuận ngầm rằng các Đồng minh phương Tây sẽ không sử dụng các cuộc tuần tra của mình để giúp người phương Đông chạy sang phương Tây.

Tuy nhiên, theo nhiều cách, Tây Berlin hoạt động như một bang thứ 11 trên thực tế của Tây Đức, và không được thể hiện trên những bản đồ được xuất bản ở phía Tây như là một phần của Tây Đức. Có quyền tự do di chuyển (tới mức độ được cho phép theo địa lý) giữa Tây Berlin và Tây Đức. Không có các quy định nhập cư riêng rẽ cho Tây Berlin: mọi quy định nhập cư cho Tây Đức đều được sử dụng ở Tây Berlin. visas vào Tây Đức được cấp cho du khách được đóng dấu có dòng chữ "có giá trị để vào Cộng hoà Liên bang Đức gồm cả (Tây)", cho phép vào Tây Berlin cũng như vào chính Tây Đức.

Tình trạng pháp lý mập mở của Tây Berlin có nghĩa rằng người dân Tây Berlin không được tham gia vào các cuộc bầu cử liên bang; thay vào đó họ hiện diện gián tiếp trong Bundestag bởi 20 đại diện không bầu cử do Quốc hội Tây Berlin lựa chọn. Tương tự, Thượng viện Tây Berlin gửi các đại biểu không bầu cử tới Bundesrat. Tuy nhiên, vì là công dân Đức, người Berlin có thể ra tranh cử; gồm cả Thủ tướng Dân chủ Xã hội Willy Brandt, người được bầu theo danh sách bầu cử của đảng mình. Tương tự, nam giới được miễn nghĩa vụ quân sự của Cộng hoà Liên bang; sự miễn trừ này khiến thành phố trở thành nơi cư trú của thanh niên Tây Đức, dẫn tới sự nảy nở một sự phản văn hoá trở thành một trong những đặc điểm định nghĩa của thành phố.

Tuy nhiên, các quốc gia cộng sản không công nhận Tây Berlin là một phần của Tây Đức và thường gọi nó - trong các bài viết và bản đồ - là khu vực tài phán "thứ ba" của Đức - được gọi là besondere politische Einheit (thực thể chính trị đặc biệt). Trên các bản đồ của Đông Berlin Tây Berlin thường không xuất hiện như một vùng đô thị liền kề mà như một vùng đất trống, thỉnh thoảng có chữ WB, có nghĩa Tây Berlin, nhưng thường bị che đi một cách khéo léo bởi những người làm bản đồ bằng ô chú thích hay các bức ảnh.

Quốc tịch

Trong khi Đông Đức thành lập theo hiến pháp thứ hai của họ một quốc tịch Đông Đức riêng biệt năm 1967, một quốc tịch Tây Đức riêng biệt không tồn tại. Thay vào đó Tây Đức lấy quốc tịch Đức trước Thế chiến II để tiếp tục cho mọi sắc tộc hay người nhập quốc tịch Đức ở Tây Đức, Đông Đức hay bất kỳ phần nào của Berlin. Vì thế tuy Tây Berlin không được nhất trí coi là một phần của Cộng hoà Liên bang, các công dân của nó được đối xử bình đẳng với các công dân Tây Đức bởi chính quyền Tây Đức, tuy nhiên, vẫn có những giới hạn do quy chế pháp lý của nó đặt ra.

Điều này có nghĩa người Tây Berlin có thể phá vỡ một phần trong những giới hạn đó nếu họ có một ngôi nhà thứ hai ở Tây Đức. Ví dụ, họ có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Bundestag và họ có thể đăng ký vào quân đội Đức nếu họ muốn.

Các thoả thuận gọi tên

Theo thông lệ người phía tây gọi các khu vực phía tây một cách đơn giản là Berlin, hầu như luôn là như vậy nếu không cần có sự phân biệt. Theo chính thức, Tây Berlin được gọi là "Berlin (Tây)" bởi chính phủ Cộng hoà Liên bang ở Tây Đức, và, trong hầu hết giai đoạn tồn tại của nó, "Tâyberlin" bởi chính phủ Đông Đức, vốn cho rằng Tây Berlin không phải là một phần thực sự của "Berlin" như một tổng thể; Đông Đức bắt đầu sử dụng "Berlin (Tây)" hồi cuối những năm 1980. Bắt đầu từ ngày 31 tháng 5 năm 1961 Đông Berlin được chính thức gọi là Berlin, Thủ đô Cộng hoà Dân chủ Đức (tiếng Đức: Berlin, Hauptstadt der DDR, thay thế thuật ngữ được dùng trước kia Berlin Dân chủ), hay đơn giản là "Berlin," bởi Đông Đức, và "Berlin (Ost)" bởi chính phủ Liên bang Tây Đức, "Ost-Berlin", "Ostberlin" hay "Ostsektor" bởi truyền thông Tây Đức.

Những việc gọi tên như thế đã trở thành thói quen sâu tới mức mọi người có thể suy ra nghĩa chính trị từ cái tên được sử dụng cho Berlin hay các phần của nó. Đông Đức, trong thời gian tồn tại của nó, coi Đông Berlin là một phần không thể tách rời của lãnh thổ của họ, cũng như là thủ đô nhà nước. Tây Berlin, không chính thức là một phần của cả Đông và Tây Đức, về kỹ thuật vẫn là vùng chiếm đóng quân sự cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1990, ngày thống nhất Đông Đức, Đông và Tây Berlin với Cộng hoà Liên bang Đức ở Tây Đức. Chính phủ Liên bang Tây Đức, cũng như các chính phủ của hầu hết các quốc gia phương Tây, coi Đông Berlin là một "thực thể tách biệt" khỏi Đông Đức.

Sau khi Bức tường được xây dựng

Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã tới thăm Tây Berlin và có một bài phát biểu trở nên nổi tiếng với câu "Ich bin ein Berliner."

Thoả thuận Bốn bên về Berlin (Tháng 9 năm 1971) và Thoả thuận Quá cảnh (Tháng 5 năm 1972), đã giúp làm giảm căng thẳng về Tây Berlin và ở một mức độ thực tế giúp làm người Tây Berlin dễ dàng hơn, tuy vẫn có những giới hạn, trong việc tới Đông Đức và đơn giản hoá thủ tục cho người Đức đi dọc theo những con đường quá cảnh.

Tại Cổng Brandenburg năm 1987, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã đưa ra một thách thức với người đứng đầu khi ấy của Liên xô: "Tổng bí thư Gorbachev, nếu ông tìm kiếm hoà bình, nếu ông tìm kiếm thịnh vượng cho Liên xô và Đông Âu, nếu ông tìm kiếm tự do hoá: Hãy tới cổng này! Ông Gorbachev, hãy mở cổng này! Ông Gorbachev, hãy phá vỡ bức tường này."

Ngày 9 tháng 11 năm 1989 bức tường được mở, và hai thành phố một lần nữa được thống nhất về tự nhiên — dù vẫn chưa phải về pháp lý. Cái gọi là Hiệp ước Hai Cộng Bốn, được ký kết bởi hai nhà nước Đức và bốn đồng minh thời chiến, đã mở đường cho sự tái thống nhất và đặt dấu chấm hết cho sự chiếm đóng Tây Berlin của phương Tây. Ngày 3 tháng 10 năm 1990 Tây Berlin và Đông Berlin được thống nhất thành thành phố Berlin, sau đó nó gia nhập vào Cộng hoà Liên bang như một bang, cùng với phần Đông Đức còn lại. Tây Berlin và Đông Berlin vì thế chính thức cùng ngừng tồn tại.

Giao thông và Viễn thông

Người Tây Berlin có thể đi tới Tây Đức và mọi nước khác ở phía tây cũng như các quốc gia không liên kết vào bất kỳ thời điểm nào, ngoại trừ giai đoạn Phong toả Berlin của Liên xô (24 tháng 6 năm 1948 tới 12 tháng 5 năm 1949), vì những giới hạn khả năng chuyên chở đường không.

Tuy nhiên việc đi từ và tới Tây Berlin, ngoại trừ bằng đường không, luôn phải qua các trạm kiểm soát của Cộng hoà Dân chủ Đức, vì Tây Berlin là một vùng nằm trong lãnh thổ nước khác bị bao quanh bởi Đông Đức hay Đông Berlin. Người Tây Berlin mang hộ chiếu Tây Đức, được Cộng hoà Liên bang Đức cấp nếu có yêu cầu, thể hiện Tây Berlin là nơi ở của mình, bị từ chối cho vượt bất kỳ biên giới nào dưới quyền kiểm soát của Đông Đức và bị từ chối vào bất kỳ một quốc gia nào thuộc Khối Đông Âu. Theo họ Tây Đức không có quyền cấp giấy tờ tuỳ thân cho người Tây Berlin. Tuy nhiên, người Tây Berlin đi lại với hộ chiếu Tây Đức với một địa chỉ thứ hai dù có thật hay không tại Tây Đức như nơi cư trú hiện tại của mình được đối xử như người Tây Đức bởi Đông Đức tại các trạm kiểm soát biên giới.

Bởi chính Tây Berlin không phải là một nhà nước có chủ quyền, nó không có quyền cấp hộ chiếu của mình. Vì thế một mô hình tạm thời (modus vivendi) được đặt ra, theo đó người Tây Berlin có thể đi lại, bằng chứng minh thư phụ (tiếng Đức: Behelfsmäßiger Personalausweis) của mình, do thành bang Berlin (Tây) cấp, thể hiện địa chỉ của anh ta tại Berlin, và khong thể hiện bất kỳ biểu tượng nào của liên bang Tây Đức, hay việc người mang giấy là công dân nước nào. Từ ngày 11 tháng 6 năm 1968 Đông Đức đã buộc các hành khách quá cảnh Tây Berlin và Tây Đức phải có một visa quá cảnh (tiếng Đức: Transitvisum), được cấp khi vào Đông Đức, bởi hiến pháp thứ hai của Đông Đức coi người Tây Đức và người Tây Berlin là người nước ngoài. Bởi các chứng minh thư không có chỗ để đóng dấu visa, sở cấp visa Đông Đức đóng dấu của họ lên những tờ giấy riêng sau đó gắn vào chứng minh thư, cho tới giữa những năm 1980 nó vẫn là những cuốn số nhỏ. Phí cấp visa là 5 Deutsche Mark Tây Đức (DM) do Đông Đức thu từ các hành khách quá cảnh bị phía tây coi là lệ phí không thích hợp và vì thế phải được trả lại theo yêu cầu của Chính phủ Liên bang Tây Đức.

Một khi đã qua Đông Đức, tiến tới một quốc gia không liên kết hay một quốc gia phương Tây yêu cầu một visa, như Hoa Kỳ, người Tây Berlin lại một lần nữa cần hộ chiếu của Tây Đức - được chấp nhận thể hiện bất kỳ nơi cư trú nào -, bởi một chứng minh thư đơn giản là không đủ. Tuy nhiên, với những quốc gia không yêu cầu người Tây Berlin (và người Tây Đức) phải có visa đóng dấu để nhập cảnh (như Cộng hoà Liên bang Đức, Thuỵ Sĩ, Áo, và nhiều thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu khi ấy, theo các thoả thuận sẽ dẫn tới Hiệp ước Schengen ngày nay), giấy chứng minh thư Tây Berlin cũng có giá trị để nhập cảnh. Một lần nữa Đông Đức lại cấm có chọn lọc một số du khách qua Đông Đức. Từ ngày 13 tháng 4 năm 1968 với các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ Liên bang Tây Đức bị từ chối quá cảnh - cho tới khi có thông báo tiếp theo. Tháng 1 năm 1970 Đông Đức ngừng giao thông quá cảnh nhiều lần, bởi các uỷ ban nghị viện của Bundestag Tây Đức tổ chức các kỳ họp ở Tây Berlin, mà - theo ý của phía đông - họ không được phép làm như vậy, bởi Tây Berlin không phải là một phần của Tây Đức.

Giao thông tới Tây Berlin bằng xe hơi qua Đông Đức

Khi đi lại giữa Tây Berlin và phần còn lại của thế giới qua Đông Đức các trạm kiểm soát biên giới yêu cầu mọi hành khách từ khắp thế giới phải có một hộ chiếu có giá trị, ngoại trừ người Tây Berlin, được chấp nhận với chứng minh thư thay thế. Nếu một người đi giữa Tây Berlin và Đan Mạch, Tây Đức hay Thuỵ Điển, các trạm kiểm soát biên giới Đông Đức sẽ cấp một visa quá cảnh với phí 5 Deutsche Mark Tây Đức khi vào Đông Đức và tại một trong những điểm kiểm tra biên giới bắt buộc của mỗi tuyến đường quá cảnh (tiếng Đức: Transitstrecke) được lập ra. Năm 1968 visa cũng trở nên bắt buộc với người Tây Đức và người Tây Berlin. Việc đi lại giữa Tây Berlin và Ba Lan hay Tiệp Khắc qua Đông Đức, mỗi hành khách còn phải bị yêu cầu đệ trình một visa có giá trị của nước đến, để có được visa quá cảnh của Đông Đức.

Với giao thông đường bộ có các tuyến đường quá cảnh nối Tây Berlin, thường là các autobahn và các đường cao tốc khác, được lắp các biển Quá cảnh. Hành khách quá cảnh (tiếng Đức: Transitreisende) bị cấm rời khỏi đường quá cảnh, những cuộc kiểm soát bất ngờ sẽ kiểm tra những người không tuân theo. Có bốn đường quá cảnh giữa Tây Berlin và Tây Đức. Một giữa Heerstraße của Tây Berlin với chốt gác của Đông Đức tại Staaken tới miền bắc nước Đức ban đầu qua đường cao tốc F 5 tại chốt gác phía đông ở Horst (một phần của Nostorf ngày nay) và tây Lauenburg upon Elbe, dần thay thế cho tới ngày 20 tháng 11 năm 1982 bằng một autobahn mới chạy ngang tại Zarrentin (E)/Gudow (W). Ngày 1 tháng 1 năm 1988 chốt gác Stolpe mới được mở cửa trên con đường này tới Tây Berlin. Nó là một phần của Hohen Neuendorf) (E)/Berlin-Heiligensee (W) ngày nay.

Tuyến đường thứ hai dẫn tới tây bắc và miền tây nước Đức - đi theo A 2 ngày nay - vượt biên giới Đức-Đức tại Marienborn (E)/Helmstedt (W), cũng được gọi là Chốt gác Alpha, tuyến thứ ba tới tây nam nước Đức sử dụng A 9 và A 4 ngày nay và vượt biên giới tại Warta (E)/Herleshausen (W) và tuyến thứ tư (A 9 ngày nay) tới miền nam nước Đức ban đầu cắt biên giới tại Núi Juchhöh (E)/Töpen (W) và sau này tại Hirschberg upon Saale (E)/ Rudolphstein (một phần của Berg tại Thượng Franconia) (W) ngày nay.

Ba tuyến đường sau sử dụng các autobahn được xây dựng thời Phát xít và rời Tây Berlin tại Chốt gác Dreilinden, cũng được gọi là Chốt gác Bravo (W)/Potsdam-Drewitz (E). Sau đó có các tuyến đường quá cảnh tới vùng đông bắc Ba Lan qua A 11 ngày nay tới Nadrensee-Pomellen (Đông Đức, Cộng hoà Dân chủ Đức)/Kołbaskowo (Kolbitzow) (PL), eastwards via today's A 12 to Frankfurt upon Oder (GDR)/Słubice (PL), và đông nam qua A 13 và A 15 ngày nay tới Forst in Lusatia/Baršć (GDR)/Zasieki (Berge) (PL). Các con đường khác dẫn tới Đan Mạch và Thuỵ Điển bằng phà qua Rostock (GDR) và Gedser (DK) và bằng phà giữa Sassnitz (GDR) và Rønne (DK) hay Trelleborg (S) và hai đường khác tới Tiệp Khắc qua Schmilka (GDR)/Hřensko (Herrnskretschen) (ČSSR) và qua Fürstenau (một phần của Geising ngày nay) (GDR)/Cínovec (Cinvald/Böhmisch Zinnwald) (ČSSR).

Các tuyến đường quá cảnh cũng được dùng làm đường giao thông nội bộ của Đông Đức. Điều này có nghĩa hành khách quá cảnh có thể gặp người Đông Đức và người Đông Berlin tại các quán ăn trên đường. Khi rời Đông Đức, biên phòng nước này sẽ tính toán thời gian vào nếu một hành khách mất quá nhiều thời gian để đi qua đất nước. Thời gian quá nhiều sẽ làm tăng nghi ngờ, rằng họ đã rời con đường và gặp gỡ với người Đông Đức. Tuy nhiên, những chiếc xe buýt đường dài từ phía tây thường chỉ được phép dừng lại tại các khu vực dịch vụ đặc biệt dành cho chúng, bởi Đông Đức sợ người dân của mình có thể dùng nó để chạy sang phía tây.

Ngày 1 tháng 9 năm 1951 Đông Đức, vốn luôn thiếu ngoại tệ, bắt đầu thu phí với những chiếc xe chạy qua các tuyến đường quá cảnh. Ban đầu mức phí lên tới Mark Đông Đức 10 mỗi xe khách và 10 tới 50 cho xe tải, theo kích cỡ của chúng. Đồng Mark Đông Đức phải được trao đổi với tỷ giá quy định 1: 1 với Deutsche Mark Tây Đức. Ngày 30 tháng 3 năm 1955 Đông Đức nâng phí với xe chở khách lên 30 Deutsche Mark, nhưng lại giảm nó về mức cũ sau những phản ứng của Tây Đức. Theo một thoả thuận mới giữa Đông và Tây Đức bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1980 Chính phủ Liên bang Tây Đức trả một khoản tiền tổng cả năm (tiếng Đức: Transitpauschale) là 50 triệu Deutsche Mark Tây Đức cho chính phủ Đông Đức, vì thế hành khách quá cảnh không còn phải lo đóng phí nữa, điều khi ấy vẫn không được biết ở cả Đông và Tây Đức.

Giao thông đường sắt tới Tây Berlin qua Đông Đức

Bốn tuyến đường sắt quá cảnh - trước kia được gọi là interzonal train (tiếng Đức: Interzonenzug) -, không mở cửa cho hành khách thông thường bên trong Đông Đức và vì thế chỉ dừng cho việc kiểm soát biên giới phía đông khi vào và ra khỏi Đông Đức, nối Tây Berlin với Hamburg qua Schwanheide (E)/Büchen (W) ở phía bắc với Hanover qua Marienborn (E)/Helmstedt (W) ở phía tây, với Frankfurt upon Main qua Eisenach (E)/Bebra (W) ở phía tây nam và với Nuremberg qua Probstzella (E)/Ludwigsstadt (W) ở phía nam Tây Đức. Cho tới khi Bức tường Berlin được xây dựng interzonal trains cũng sẽ dừng lại một lần trên đường bên trong Đông Đức cho khác hành khách có được visa cần thiết để vào hay rời Đông Đức. Để đi tàu tới Tiệp Khắc, Đan Mạch (bằng phà), Ba Lan, hay Thuỵ Điển (bằng phà) mọi người đầu tiên phải vào Đông Berlin hay Đông Đức với visa cần thiết và sau đó chuyển sang một đoàn tàu quốc tế ở phía đông để đến nơi cần thiết - trên chuyến hành trình bên trong Đông Đức nó cũng phục vụ giao thông nội địa. Một tuyến đường sắt nối giữa Tây Berlin và Oebisfelde (E)/Wolfsburg (W) đã được dành riêng cho các chuyến tàu hàng.

Khi nhận các khu vực chiếm đóng của mình ở Tây Berlin tháng 7 và tháng 8 năm 1945 ba Đồng minh phương Tây và Liên xô quyết định rằng các tuyến đường sắt, được điều hành cho tới thời điểm đó bởi Deutsche Reichsbahn (1920-1949) quốc gia Đức, sẽ tiếp tục điều hành (và tái thiết) bởi cùng một cơ cấu ở cả bốn khu vực. Vì thế Tây Berlin không có - ngoại trừ một số tuyến đường sắt tư nhân nhỏ - một cơ quan quản lý đường sắt riêng. Hơn nữa, hoạt động của mạng lưới vận tài đường sắt đô thị bằng điện Berlin S-Bahn của Reichsbahn, đá phát triển từ các đoàn tàu chở khách, cũng là đối tượng của thoả thuận này. Sau việc thành lập nhà nước Đông Đức ngày 7 tháng 10 năm 1949 chính phủ Đông Đức tiếp tục quản lý mọi tuyến đường sắt trong lãnh thổ của mình dưới cái tên chính thức Deutsche Reichsbahn (1949-1994), vì thế thực hiện trách nhiệm bảo dưỡng cho hầu hết vận tải đường sắt ở cả bốn khu vực của Berlin. Tính cần thiết pháp lý của việc giữ thuật ngữ 'Deutsche Reichsbahn' giải thích việc sử dụng đáng ngạc nhiên của từ 'Reich' trong cái tên của một tổ chức chính thức tại nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức cộng sản. Một sự không bình thường khác là việc GDR kiểm soát 'Bahnpolizei', cảnh sát đường sắt của Reichsbahn, được giao nhiệm vụ tuần tra và kiểm soát các tài sản đường sắt khác trong toàn bộ thành phố gồm cả Tây Berlin; một lực lượng cảnh sát Đông Đức hoạt động tại các ga của Tây Berlin, các kho hàng và dọc theo các tuyến đường sắt.

Sau cuộc Phong toả Berlin các đoàn tàu quá cảnh (tiếng Đức: Transitzüge) sẽ rời và vào Tây Berlin chỉ qua một đường qua ga đường sắt Berlin-Wannsee (W) và ga đường sắt Potsdam Griebnitzsee (E). Tất cả các đoàn tàu quá cảnh sẽ xuất phát hay dừng tại Đông Berlin, vì thế chỉ đi qua Tây Berlin với một lần dừng duy nhất tại ga đường sắt Berlin Zoologischer Garten phía tây, trở thành ga chính của Tây Berlin. Cho tới năm 1952 Reichsbahn cũng được phép dừng ở các ga khác trên đường chạy qua Tây Berlin. Sau khi những căng thẳng Đông-Tây lắng dịu, bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 năm 1976 các đoàn tàu quá cảnh đi về phía tây, phía tây nam và phía nam một lần nữa dựng lại tại ga phía tây của Wannsee. Với các đoàn tàu quá cảnh đi về phía bắc một tuyến đường ngắn hơn được tái mở cửa ngày 26 tháng 9 năm 1976 với một lần dừng nữa tại khi ấy là ga đường sắt Berlin-Spandau, vào Đông Đức tại Staaken. Trong số những nhân viên của Reichsbahn làm việc ở Tây Berlin, có nhiều người Tây Berlin. Bên sử dụng họ, là một thực thể của Đông Đức, thu khoản tiền bán vé bằng Đồng Mark Tây Đức để cung cấp cho nguồn ngoại tệ luôn thiếu hụt của Đông Đức, đã tìm cách chi càng ít càng tốt các đồng Mark Tây Đức cho lương bổng và mạng lưới an sinh xã hội. Vì thế người Tây Berlin làm việc cho Reichsbahn được trả lương một phần bằng đồng tiền Đông Đức, cộng với quyền ưu tiên được tiêu số tiền đó ở phía đông và mang các đồ mua được về Tây Berlin, đây là điều ở một số mức độ là không được phép đối với người phương Tây. Về chăm sóc sức khoẻ, những người Tây Berlin, do Reichsbahn thuê mướn, không được gồm trong hệ thống bảo hiểm y tế phía tây. Reichsbahn có bệnh viện riêng của mình dành cho họ ở Tây Berlin, toà nhà hiện được sử dụng làm trụ sở của Bombardier Transportation. Với những trường hợp nặng họ sẽ được điều trị ở một bệnh viện tại Đông Berlin. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu họ sử dụng các bác sĩ và bệnh viện Tây Berlin và sẽ được Reichsbahn chi trả, nhưng trong những trường hợp khác họ phải tự chi bằng tiền mặt.

Giao thông với Tây Berlin bằng tàu thủy nội địa qua Đông Đức

Hai tuyến đường thủy qua các con sông Havel - giao cắt tại trạm kiểm soát biên giới Đông Đức tại Nedlitz (một phần của Potsdam-Bornstedt) - sau đó hoặc theo Elbe đi về phía tây bắc cắt biên giới một lần nữa tại Lütkenwisch (một phần của Lanz in the Prignitz ngày nay) (E)/Schnackenburg (W) hay về phía tây theo Mittellandkanal tới Wassensdorf (E)/Rühen (W) được mở cửa cho giao thông thủy nội địa, nhưng chỉ những con tàu chở hàng được phép hoạt động. Những tàu chở hàng của phía tây chỉ được dừng tại các khu vực dịch vụ dành riêng cho chúng, bởi Đông Đức sợ rằng công dân của họ có thể trốn trên đó. Theo những tuyến đường thủy này, Tây Berlin được kết nối với hệ thống giao thông thủy nội địa của tây Âu, nối với các cảng biển như Hamburg và Rotterdam cũng như các vùng công nghiệp như Ruhr Area, Mannheim, Basel, Bỉ và đông Pháp.

Sau khi nhận các khu vực chiếm đóng của mình ở Tây Berlin tháng 7 và tháng 8 năm 1945 các Đồng Minh phương Tây và Liên xô đã quyết định rằng việc điều hành và bảo dưỡng các tuyến đường thủy và cửa cống, cho tới lúc đó vẫn do Sở đường thủy nội địa quốc gia Đức (tiếng Đức: Wasser- und Schifffahrtsamt Berlin) điều hành, vẫn sẽ do cơ quan này đảm nhiệm và cả việc tái thiết ở trong cả bốn khu vực. Vì thế Tây Berlin không có - trừ một số kênh và cửa cống được xây sau này - một cơ quan quản lý đường thủy nội địa riêng biệt, cơ quan quản lý tại Đông Đức điều hành và bảo dưỡng mọi tuyến đường thủy và cửa cống.

Lối vào Teltowkanal của phía tây, nối nhiều vùng công nghiệp với Tây Berlin cho chuyên chở hàng nặng, đã bị Đông Đức phong toả tại Potsdam-Klein Glienicke, vì thế các con tàu tới đó phải đi theo một tuyến đường vòng dài qua sông Spree xuyên qua trung tâm thành phố Đông và Tây Berlin để vào kênh từ phía đông. Mãi tới ngày 20 tháng 11 năm 1981 Đông Đức mới mở cửa trở lại lối vào cho phía tây. Vì mục đích này Đông Đức mở thêm hai điểm kiểm soát biên giới nữa - Dreilinden và Kleinmachnow - bởi theo dòng chảy con sông bốn lần cắt ngang biên giới giữa Đông Đức và Tây Berlin. Một tuyến đường thủy quá cảnh khác nối Tây Berlin qua điểm kiểm soát tàu của Đông Đức tại Hennigsdorf và Oder-Havel Canal với con sông Oder và Szczecin (Stettin) của Ba Lan.

Giao thông với Tây Berlin bằng đường không qua Đông Đức

Các chuyến bay là đường kết nối duy nhất giữa Tây Berlin với thế giới phương Tây không nằm dưới sự kiểm soát của Đông Đức. British European Airways khai trương dịch vụ định kỳ đầu tiên cho dân thường ngày 4 tháng 7 năm 1948 giữa Tây Berlin và Hamburg. Vé ban đầu chỉ được bán bằng đồng Pound sterling. Đặc biệt người Tây Berlin và người Tây Đức, từng bỏ chạy khỏi Đông Đức hay Đông Berlin trước kia và vì thế sợ bị bắt giam, một khi đã vào Đông Đức hay Đông Berlin, luôn phải dùng máy bay làm phương tiện đi lại ra bên ngoài. Để cho phép người sợ bị bỏ tù ở phía đông bay từ và tới Tây Berlin Chính phủ Liên bang ở phía tây đã trợ cấp cho các chuyến bay.

Các chuyến bay giữa Tây Đức và Tây Berlin nằm dưới sự quản lý của đồng minh bởi Trung tâm An toàn Hàng không Berlin bốn bên. Theo các quy trình và thoả thuận của nó, đã được biến thành các quy định không thể sửa đổi bởi cuộc Chiến tranh Lạnh, chỉ ba hành lang hàng không tới Tây Đức được cho phép, nó chỉ dành cho các máy bay quân sự của Anh, Pháp, Hoa Kỳ hay các máy bay dân sự được đăng ký của ba quốc gia đó. Không gian hàng không thuộc kiểm soát của Trung tâm An toàn Hàng không Berlin gồm một bán kính 20 dặm (32.12 km) xung quanh địa điểm Trung tâm tại toà nhà Kammergericht ở Berlin-Schöneberg - vì thế bao phủ hầu hết Đông và Tây Berlin và ba hành lang, với cùng chiều rộng - một ở phía tây bắc Hamburg-Sân bay Fuhlsbüttel, một phía tây tới Hanover, một phía tây nam tới Frankfurt upon Main (Rhein-Main Air Base). Tương tự, không gian hàng không mở rộng với chiều rộng 20 dặm trên biên giới Đức-Đức thuộc kiểm soát của Trung tâm An toàn Hàng không Berlin. Không có thay đổi nào cho phép các hãng hàng không dân sự khác hoạt động được đưa ra. Vì thế hãng Lufthansa của Tây Đức và hầu hết cáchãng hàng không khác không thể bay tới Tây Berlin. Các chuyến bay của Lufthansa hay Interflug của Đông Đức giữa Đông và Tây Đức (như giữa Köln và Hamburg của Tây Đức và Leipzig của Đông Đức) có tồn tại từ tháng 8 năm 1989 về sau, nhưng hoặc phải qua không phận Tiệp Khắc hoặc Đan Mạch, vòng qua vùng bị cấm dọc theo biên giới Đức-Đức.

Giao thông giữa Tây Berlin và Đông Đức

Cho tới năm 1953 việc đi lại từ Tây Berlin vào Đông Đức, cho tới ngày 7 tháng 10 năm 1949 vẫn là Vùng chiếm đóng Liên xô tại Đức, sau đó được đổi thành Cộng hoà Dân chủ Đức (GDR), có thể diễn ra theo các quy định do các chính phủ quân sự Đồng minh ba nước (Cơ quan Hành chính Quân sự Liên xô tại Đức (SVAG), Hội đồng Kiểm soát Đức – Anh Quốc, và Văn phòng Chính phủ Quân sự/Hoa Kỳ (OMGUS)) đặt ra cho việc giao thông giữa các vùng giữa các vùng chiếm đóng của họ. Ngày 27 tháng 5 năm 1952 Đông Đức bắt đầu đóng biên giới của họ với Tây Đức và Tây Berlin. Người Tây Berlin chỉ được phép vào Đông Đức, gồm cả các vùng phụ cận bên ngoài các biên giới đô thị ở phía bắc, Tây và Nam của Tây Berlin, với giấy phép, trong hầu hết các trường hợp đều bị chính quyền Đông Đức từ chối. Các trạm kiểm soát của Đông Đức được lập ra trên các con đường ở vùng phụ cân Đông Đức của Tây Berlin. Hầu hết các con phố dần bị đóng với việc đi lại vào Đông Đức. Chốt gác cuối cùng còn mở là chốt gác tại Glienicker Brücke về hướng Potsdam, trước khi Đông Đức đóng cửa nó ngày 3 tháng 7 năm 1953. Tương tự chốt gác tại Staaken's Heerstraße sau đó cũng bị đóng với giao thông vào Đông Đức, nhưng vẫn mở cho việc đi lại quá cảnh tới Tây Đức.

Điều này đặc biệt khó khăn với người Tây Berlin, những người có bạn bè và gia đình tại Đông Đức. Tuy nhiên, ở thời điểm này người Đông Đức vẫn được phép vào Tây Berlin. Việc khó khăn hơn là một số nghĩa trang của Berlin nằm ở Đông Đức. Vì quá trình đô thị hoá nhanh của Berlin cho tới thập niên 1940 nhiều giáo đoàn Tin lành và Cơ đốc chỉ có thể có đất làm nghĩa trang ở bên ngoài thành phố, và khi ấy những giáo đoàn đó ở Tây Berlin trong khi các nghĩa trang lại ở Đông Đức. Các giáo đoàn Cơ đốc tại Berlin-Charlottenburg có nghĩa trang riêng của mình gọi là Friedhof vor Charlottenburg (trong tiếng Anh: Nghĩa trang phía trước/bên ngoài Charlottenburg), nằm ở phía tây vùng phụ cận Đông Đức của Tây Berlin của Dallgow. Một số giáo đoàn Phúc âm tại các quận phía tây nam Berlin đã điều hành giáo phái lớn Nghĩa địa Tây Nam (tiếng Đức: Südwestkirchhof Stahnsdorf) và ngay bên cạnh Thị xã Wilmersdorf của nó, khi ấy đã là một phần của Tây Berlin, điều hành hai nghĩa trang trong rừng phi giáo phái (tiếng Đức: Wilmersdorfer Waldfriedhof StahnsdorfWilmersdorfer Waldfriedhof Güterfelde), từ tháng 6 năm 1913 được nối với Berlin bởi một đường sắt - sau là S-Bahn được điện khí hoá - dừng tại ga Stahnsdorf ở Stahnsdorf hiện đã thuộc Đông Đức, phía nam Tây Berlin. Một số phái đoàn Phúc âm nghèo hơn tại các thị xã trung tâm Berlin của Kreuzberg và Wedding, hiện ở Tây Berlin, có các nghĩa trang tại Nghĩa trang phía đông (tiếng Đức: Ostkirchhof Ahrensfelde) ở vùng ngoại ô phía đông Đông Berlin tại Ahrensfelde. Khi ấy, người Tây Berlin, muốn tới thăm mộ người thân hay bạn bè ở một trong các nghĩa trang đó đều bị cấm - điều này đặc biệt ảnh hưởng tới những tín đồ Cơ đốc giáo trong ngày Lễ các Thánh - cũng như các goá phụ và người goá vợ, những người muốn được chôn cất bên cạnh bạn đời của mình. Mãi tới năm 1961 Đông Đức mới dần cho phép người Tây Berlin tới thăm các nghĩa trang vào các ngày lễ Cơ đocó giáo như Lễ các Thánh ngày 1 tháng 11 và Ngày Ăn năn và Sám hối của Tin lành.

Từ năm 1948 tới năm 1952 Reichsbahn bắt đầu quá trình kết nối các vùng phụ cận của nó về những giới hạn phía tây của Tây Berlin với mạng lưới Berlin S-Bahn của nó. Các đoàn tàu địa phương từ các vùng này trước kia chạy vào và qua Tây Berlin có dừng tại các trạm ở một số nơi trong thành phố, từng tuyến một dần không còn dừng tại các ga ở phía tây hay dừng toàn bộ dịch vụ ở Tây Berlin. Trong trường hợp sau này các đoàn tàu sẽ dừng ở các ga chuyển đổi của S-Bahn. Các tuyến đường sắt tư nhân Tây Berlin như Neukölln-Mittenwalder Eisenbahn (NME), nối Mittenwalde của Đông ĐỨc với Tây Berlin-Neukölln và Bötzowbahn giữa Tây Berlin-Spandau và Hennigsdorf Đông Berlin, bị dừng lại ngày 26 tháng 10 năm 1948 và tháng 8 năm 1950, ở biên giới giữa Tây Berlin và Đông Đức. Các đường tàu điện và xe buýt, được điều hành bởi công ty vận tải công cộng Tây Berlin Berliner Verkehrsbetriebe Gesellschaft (BVG-West) và nối Tây Berlin với các vùng phụ cận thuộc Đông Đức của nó phải dừng lại ngày 14 tháng 10 năm 1950, sau khi các lái xe điện và xe buýt Tây Berlin bị cảnh sát Đông Đức bắt nhiều lần.

Đông Reichsbahn đóng cửa mọi ga đầu cuối Tây Berlin và chuyển hướng những chuyến tàu thường tới đó tới các ga ở Đông Berlin, bắt đầu với Berlin Görlitzer Bahnhof - đóng cửa ngày 29 tháng 4 năm 1951 -, trước khi phục vụ giao thông đường sắt với Görlitz và phía đông nam của Đông Đức, ngày 28 tháng 8 năm 1951 Berlin Lehrter Bahnhof tiếp theo, với các chuyến tàu từ các phần tây và tây bắc của Đông Đức được chuyển hướng tới các ga ở Đông Berlin và các chuyến tàu từ Tây Đức được chuyển hướng tới Tây Berlin Zoologischer Garten. Cuối cùng Reichsbahn đóng cửa cả Berlin Anhalter Bahnhof và Berlin Nordbahnhof, ngày 18 tháng 5 năm 1952. Anhalter Bahnhof cho tới khi ấy vẫn là ga đầu cuối cho các chuyến tàu từ Anhalt và các phần phía tây nam khác của Đông Đức (gọi là Trung Đức) cũng như từ Tây Đức Miền nam nước Đức. Các chuyến tàu từ phía tây một lần nữa được chuyển hướng tới ga Zoo, các chuyến tàu từ Đông Đức có điểm đến ở Đông Berlin. Nordbahnhof, cho tới ngày 1 tháng 12 năm 1950 được gọi là Berlin Stettiner Bahnhof, thường phục vụ giao thông đường sắt từ và tới Stettin và sau Thế chiến II với Hither Pomerania ở đông bắc Đông Đức. Nordbahnhof thực tế nằm ở Đông Berlin, tuy nhiên, hững đường nối của nó với Đông Đức có một đoạn thẳng ngắn qua Tây Berlin Borough of Wedding.

Ngày 28 tháng 8 năm 1951 Reichsbahn mở một đường nối mới - từ Spandau quaa ga Berlin Jungfernheide - cho các đường S-Bahn nối các vùng ngoại ô Đông Đức với Tây Berlin (được gọi là Falkensee, Staaken) với Đông Berlin, phá hỏng trung tâm Tây Berlin. Giai đoạn tiếp theo trong quá trình cắt Tây Berlin khỏi các vùng ngoại ô Đông Đức của Reichbahn là việc đưa ra tàu quá cảnh S-Bahn (tiếng Đức: Durchläufer), bắt đầu tháng 6 năm 1953. Những dịch vụ này khởi động ở các vùng ngoại ô Đông Đức liền kề với Tây Berlin (như Falkensee, Potsdam, Oranienburg, Staaken, và Velten), chạy không dừng qua Tây Berlin để ngừng tại các ga ở Đông Berlin. Từ ngày 17 tháng 6 tới mùng 9 tháng 7 năm 1953 Đông Đức cắt bất kỳ đường giao thông nào giữa Đông và Tây vì cuộc Nổi dậy Đông Đức năm 1953.

Từ ngày 4 tháng 10 năm ấy, tất cả các đoàn tàu S-Bahn vượt biên giới giữa Đông Đức và Đông hay Tây Berlin phải dừng ở phía đông Đức để kiểm soát biên giới. Tương tự các đoàn tuần tra và kiểm soát được tăng cường ở các đường phố Đông Đức dẫn tới Đông hay Tây Berlin Berlin, những người khách từ Đông Đức được kiểm tra trước khi vào bất kỳ phần nào của Berlin, để kiểm tra những người bị nghi ngờ muốn bỏ trốn sang phía tây hay buôn lậu các loại hàng hiếm vào Tây Berlin. Một trong các mục đích khác của những cuộc tuần tra này là để đề phòng người Tây Berlin, những người vẫn được phép tự do vào Đông Berlin, nhưng không vượt qua các biên giới đô thị của nó vào lãnh thổ Đông Đức mà không có một giấy phép đặc biệt.

Bắt đầu từ năm 1951 Reichsbahn xây dựng đường sắt vành đai Berlin (tiếng Đức: Berliner Außenring (BAR)), nối mọi tuyến đường sắt dẫn tới Tây Berlin và tập trung giao thông bên trong Cộng hoà Dân chủ Đức từ đó, đưa thẳng họ tới Đông Berlin, nhưng bằng cách đi qua Tây Berlin. Với sự cạnh tranh dần gia tăng của đường vành đai, các chuyến tàu tốc hành Sputnik tập trung những người dân thành thị ở các vùng ngoại ô Đông Đức quanh tới Berlin để đưa họ vào Đông Berlin và quay trở lại mà không phải vượt qua các vùng phía tây. MỘt khi đã hoàn thành Außenring nhu cầu về các đoàn tàu quá cảnh S-Bahn sẽ không còn nữa và chúng ngừng hoạt động ngày 4 tháng 5 năm 1958. Với việc xây dựng Bức tường Berlin ngày 13 tháng 8 năm 1961 bất kỳ tuyến giao thông đường sắt còn lại nào giữa Tây Berlin và các vùng ngoại ô Đông Đức đều chấm dứt. Giao thông giữa Đông và Tây Berlin bị giảm mạnh và bị giới hạn xuống còn vài chốt gác hoàn toàn dưới sự kiểm tra của Cộng hoà Dân chủ Đức. Người Đông Berlin và người Đông Đức vì thế bị cấm tự do đi vào Tây Berlin. Tuy nhiên, người từ khắp thế giới, ngoại trừ người Tây Berlin, những người đã bị cấm hoàn toàn cho tới năm 1963, vẫn được cấp visa chỉ cho Đông Berlin - không bao gồm lãnh thổ Đông Đức - khi đi qua một trong những chốt gác của Bức tường. Để kiểm soát những du khách vượt biên giới thành thị Đông Berlin vào Đông Đức những đội tuần tra và kiểm soát trên những con phố và những tuyến đường sắt nối Đông Berlin và Đông Đức vẫn được tiếp tục, dù ít thường xuyên hơn, cho tới tận năm 1977.

Sau chính sách giảm căng thẳng của Chính phủ Liên bang dưới thời Thủ tướng Willy Brandt, trước kia gọi là Thị trưởng của Tây Berlin, người Tây Berlin một lần nữa được cho phép xin visa vào thăm Đông Đức, nó được cấp ít hạn chế hơn trong giai đoạn sau đó cho tới tận năm 1961. Vì thế từ ngày 4 tháng 6 năm 1972 công ty điều hành vận tải công cộng Tây Berlin BVG được phép mở tuyến xe bus đầu tiên của họ vào vùng ngoại ô Đông Đức từ năm 1950 (tuyến E tới Potsdam qua Chốt gác Bravo như nó được quân đội Hoa Kỳ gọi). Tất nhiên con đường này chỉ được mở cho những người có đủ mọi giấy phép và visa cần thiết của Đông Đức. Cho những chuyến thăm tới Đông Đức, xin cấp visa, người Tây Berlin có thể sử dụng một trong bốn chốt gác dọc theo biên giới Đông Đức quanh Tây Berlin: Hai chốt gác quá cảnh Dreilinden (W)/Drewitz (E) và Berlin-Heiligensee (W)/Stolpe (E) cũng như chốt gác quá cảnh cũ tại Heerstraße (W)/Staaken (E) và chốt gác tại Waltersdorfer Chaussee (W)/Schönefeld (E), cũng được mở cho các du khách quá cảnh, những người bắt các chuyến bay quốc tế từ Sân bay Schönefeld khi ấy thuộc Đông Đức. Một tuyến xe bus Đông Đức - không mở cho người phía đông - nối sân bay, qua chốt gác Waltersdorfer Chaussee tới ga Zoo của Đông Đức, cũng dừng tại các điểm giao thông khác bên trong Tây Berlin.

Tuy người Đông Đức luôn có thể tự do vào Tây Berlin, nếu Đông Đức cho phép họ đi, đó là trường hợp từ ngày 9 tháng 11 năm 1989 trở về sau, người Tây Berlin và người Tây Đức chỉ được cho phép tự do đi vào Đông Đức từ ngày 22 tháng 12 năm 1989, khi Đông Đức ngừng yêu cầu visa và khoản phí bắt buộc 25 mark Tây Đức mỗi ngày. Ngày 30 tháng 6 năm 1990 mọi hoạt động kiểm tra hộ chiếu ngừng lại.

Giao thông giữa Đông và Tây Berlin

Tuy Đông và Tây Berlin đã chính thức trở thành những khu vực pháp lý riêng biệt từ tháng 9 năm 1948, và tuy có những hạn chế đi lại ở mọi hướng khác, trong hơn một thập kỷ, quyền tự do đi lại vẫn tồn tại ở những khu vực phía tây và phía đông của thành phố. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người Liên Xô và sau này là chính quyền Đông Đức lại áp đặt các hạn chế tạm thời với một số người, một số con đường, và một số phương tiện vận tải. Dần dần chính quyền phía đông cắt đứt và chia tách hai phần của thành phố.

Khi người Liên xô phong toả mọi tuyến đường vận chuyển tới Tây Berlin (Phong toả Berlin từ 24 tháng 6 năm 1948 tới 12 tháng 5 năm 1949) họ đã gia tăng các nguồn cung thực phẩm cho Đông Berlin, để giành thiện cảm của người Tây Đức, những người ở thời điểm ấy vẫn có quyền tự do vào Đông Berlin. Những người Tây Berlin, mua thực phẩm từ Đông Berlin, bị coi là ủng hộ nỗ lực của Liên xô nhằm đẩy lui các Đồng minh phương Tây khỏi Tây Berlin, được hầu hết những người cộng sản coi là người ủng hộ họ và hầu hết những người phía tây coi là những kẻ phản bội. Cho tới thời điểm ấy toàn bộ nguồn cung thực phẩm và các đồ nhu yếu khác trên toàn nước Đức chỉ được bán theo tem phiếu do một chính quyền thành phố cung cấp, tới cuộc nổi dậy Cộng sản trong chính quyền thành phố Berlin tháng 9 năm 1948 - Hội đồng Thành phố đơn nhất của Đại Berlin (tiếng Đức: Magistrat von Groß Berlin) cho Đông và Tây.

Tới tháng 7 năm 1948 chỉ có 19,000 người Tây Berliner trong tổng số gần 2 triệu người kiếm thực phẩm từ Đông Berlin. Vì thế 99% người Tây Berlin muốn sống với các nguồn cung cấp hạn chế hơn trước cuộc Phong toả và ủng hộ lập trường của Đồng minh phương Tây. Tại Tây Đức việc phân phối hầu hết các nhu yếu phẩm đã chấm dứt với việc đưa vào sử dụng đồng Deutsche Mark Tây Đức ngày 21 tháng 6 năm 1948. Đồng tiền mới cũng được đưa vào sử dụng ở Tây Berlin ngày 24 tháng 6 và điều này, ít nhất trên thực tế được lấy làm nguyên nhân cho vụ Phong toả của Liên xô, và vì thế việc cung cấp thực phẩm ở Tây Berlin phải tiếp tục. Tuy nhiên trong quá trình cuộc Không vận Berlin một số đồ nhu yếu phẩm đã tăng cao hơn mức trước cuộc Phong toả và vì thế một số hạn mức cung cấp ở Tây Berlin đã được tăng lên.

Tuy người Tây Berlin được chính thức chào đón sang mua thực phẩm ở Đông Berlin, người Liên xô đã tìm cách ngăn họ mua các mặt hàng thiết yếu ở đó, đặc biệt là than và nhiên liệu. Vì lý do này, ngày 9 tháng 11 năm 1948, họ đã mở các chốt gác trên 70 phố vào Tây Berlin và đóng các chốt khác với các xe ngựa, xe tải và xe hơi, sau này (ngày 16 tháng 3 năm 1949) người Liên xô đã dựng lên các chốt phong toả đường bộ trên những phố đã bị đóng. Từ ngày 15 tháng 11 năm 1948 các tem phiếu của Tây Berlin không còn được chấp nhận ở Đông Berlin nữa. Tương tự, người Liên xô đã khởi động một chiến dịch với khẩu hiệu Người Tây Berlin thông minh mua hàng tại HO (tiếng Đức: Der kluge West-Berliner kauft in der HO, HO là vùng có dãy cửa hàng của Liên xô. Họ cũng mở cửa cái gọi là "Các Cửa hàng Tự do" ở khu phía đông, cung cấp các đồ nhu yếu phẩm mà không cần tem phiếu, nhưng với giá rất cao bằng đồng Deutsche Mark của Đông Đức. Người dân thường Đông và Tây Berlin chỉ có thể mua hàng tại đó nếu họ có các khoản thu nhập bằng đồng Deutsche Mark Tây Đức và đổi được sang đồng Deutsche Mark Đông Đức trên thị trường tiền tệ, được phát triển ở khu vực của Anh tại ga Zoo. Nhu cầu và nguồn cung quyết định tỷ giá trao đổi với ưu thế dành cho đồng Deutsche Mark Tây Đức với hơn 2 Deutsche Marks Đông Đức đổi một Deutsche Mark Tây Đức. Sau cuộc Phong toả - khi những người có Deutsche Marks Tây Đức có thể mua bao nhiêu tuỳ thích nếu có tiền, tỷ lệ lên tới năm hay sáu mark Đông Đức đổi một mark Tây Đức. Tuy nhiên, ở phía đông, người Liên xô quy định tỷ giá 1:1 khi trao đổi và mọi tỷ giá khác đều là phạm pháp.

Ngày 12 tháng 5 năm 1949 cuộc phong toả chấm dứt và mọi điểm phong toả đường bộ và các chốt gác giữa Đông và Tây Berlin bị xoá bỏ. Tuy nhiên, cuộc Không vận Berlin kéo dài tới tận 30 tháng 9 năm 1949 để tích luỹ đủ đồ nhu yếu phẩm ở Tây Berlin sẵn sàng cho khả năng một vụ phong toả khác, đảm bảo rằng một cuộc không vận sau đó có thể được tái lập dễ dàng. Ngày 2 tháng 5 năm 1949 các trạm điện ở Đông Berlin một lần nữa bắt đầu cung cấp đủ điện cho Tây Berlin, vốn đã bị hạn chế ở mức vài giờ mỗi ngay sau khi việc cung cấp bình thường đã bị ngắt khi cuộc phong toả bắt đầu. Tuy nhiên, các Đồng minh phương Tây và Hội đồng thành phố Tây Berlin quyết định tự cấp về khả năng sản xuất điện, để được độc lập khỏi các nguồn cung cấp từ phía đông và không bị chính quyền phía đông gây áp lực. Ngày 1 tháng 12 năm 1949 powerhouse West (tiếng Đức: Kraftwerk West mới, năm 1953 được đổi theo tên cựu Thị trưởng Tây Berlin thành Kraftwerk Reuter West) đi vào hoạt động và ban quản lý điện Tây Berlin tuyên bố độc lập khỏi các nguồn cung từ Đông Berlin. Tuy nhiên, trong một thời gian nguồn điện từ phía đông vẫn tiếp tục được cung cấp dù không liên tục. Việc cung cấp bị ngắt từ ngày 1 tháng 7 cho tới cuối năm 1950 và sau đó khởi động lại cho tới ngày 4 tháng 3 năm 1952, khi phía đông cuối cùng ngắt hoàn toàn. Từ đó về sau Tây Berlin trở thành một hòn 'đảo điện' bên trong mạng lưới điện xuyên châu Âu đã được phát triển từ thập niên 1920, bởi việc chuyển tải điện giữa Đông và Tây Đức không bao giờ ngừng lại hoàn toàn. Tình thế 'đảo điện' được nhắc tới nhiều nhất trong những tình huống nhu cầu tăng đặc biệt cao; tại các khu vực khác của châu Âu nhu cầu tăng cao có thể được đáp ứng bằng cách lấy từ nguồn cung của các nước láng giềng, nhưng ở Tây Berlin cách này không thể thực hiện và với một số người dùng nguồn điện sẽ bị cắt.

Năm 1952 người Tây Berlin bị giới hạn đi vào lãnh thổng Đông Đức bằng cách gây khó khăn cho việc cấp giấy phép đi lại. Việc đi lại tự do vào Đông Berlin vẫn có thể cho tới năm 1961 và việc xây dựng bức tường. Tàu điện ngầm Berlin (Untergrundbahn, U-Bahn) và hệ thống S-Bahn của Berlin (một mạng lưới vận tải công cộng thành thị), được xây dựng lại sau chiến tranh, tiếp tục mở rộng ra mọi khu vực chiếm đóng. Nhiều người sống ở một phần của thành phố và có gia đình, bạn bè, và công việc ở nửa phần bên kia. Tuy nhiên, phía đông tiếp tục giảm các phương tiện vận chuyển giữa Đông và Tây, với việc xe hơi còn là một ưu tiên rất hiếm ở phía đông và vẫn là một mặt hàng xa xỉ ở phía tây.

Bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 1953 mạng lưới tàu điện bị ngắt. Công ty điều hành vận tải công cộng Đông Berlin Berliner Verkehrsbetriebe (BVG-East, BVB ở thời điểm mùng 1 tháng 1 năm 1969) điều hành mọi chuyến tàu điện, với các tuyến xuyên các biên giới khu vực, với các nữ lái tàu, không được BVG (Tây), công ty điều hành vận tải công cộng Tây Berlin cho phép lái tàu. Thay vì thay đổi các quy định của phía tây, nhờ thế việc dự định ngắt quãng việc vận chuyển xuyên biên giới của phía đông sẽ không xảy ra, BVG (West) vẫn khăng khăng việc các lái tàu là nam giới. Vì thế việc vận chuyển tàu điện xuyên biên giới chấm dứt ngày 16 tháng 1. Tại Đông Đức việc tuyên truyền nói rằng đây là một điểm cho phía đông, với lý lẽ phía tây không cho phép các tài xế đi cùng tàu của mình từ phía đông vào tuyến đường của họ ở phía tây, nhưng vẫn giữ im lặng về thực tế rằng việc chấm dứt vận tải bằng tàu điện được phía đông ưa thích hơn. Các mạng lưới tàu điện ngầm và S-Bahn, ngoại trừ các chuyến tàu quá cảnh S-Bahn đã đề cập ở trên, tiếp tục cung cấp dịch vụ giữa Đông và Tây Berlin. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cảnh sát Đông Berlin - trên các đường phố và trên các chuyến tàu xuyên biên giới ở Đông Berlin - xét giấy những người có những hành động khả nghi (như mang theo những đồ nặng sang phía tây) và canh gác những người phía tây không được chào đón.

Trong một thời gian người Tây Đức đã bị cấm đi vào Đông Berlin. Một trường hợp như vậy đã xảy ra từ ngày 29 tháng 8 tới 1 tháng 9 năm 1960, khi cái gọi là những người trở về nhà (tiếng Đức: Heimkehrer) từ khắp Tây Đức và Tây Berlin gặp gỡ trong một cuộc hội họp ở thành phố này. Những người trở về nhà sau một thời gian dài bị giam giữ cưỡng bách ở Liên Xô - với những kinh nghiệm đặc biệt của họ ở đó - rất không được đón chào ở Đông Berlin. Bởi họ không thể được phát hiện theo các giấy tờ mọi người Tây Đức đều bị cấm vào Đông Berlin trong những ngày đó. Những người Tây Berlin lại được phép, bởi quy định trước đó của Đồng Minh bốn bên viết rằng họ được tự do di chuyển tại bốn khu vực. Từ ngày 8 tháng 9 năm 1960 trở về sau, phía đông buộc mọi người Tây Đức phải xin giấy phép trước khi vào Đông Berlin.

Khi chế độ chuyên chính vô sản phát triển ở phía đông, nhưng sự phục hồi kinh tế ở phía tây lại vượt xa hơn sự phát triển ở phía đông, hơn một trăm nghìn người Đông Đức và Đông Berlin đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin để sang phía tây mỗi năm. Đông Đức đã đóng các biên giới giữa Đông và Tây Đức và đóng chặt biên giới với Đông Berlin từ năm 1952; nhưng bởi vị thế bốn Đồng minh chiếm đóng của thành phố, biên giới giữa Đông và Tây Berlin vẫn được mở cửa. Bởi có sự tự do di chuyển giữa Tây Berlin và Tây Đức, những người phía đông có thể sử dụng thành phố này như một điểm chuyển tiếp tới Tây Đức - và thường tới đó bằng máy bay.

Để ngăn dòng người đào tẩu, chính phủ Đông Đức đã xây dựng Bức tường Berlin, nhờ thế đóng hoàn toàn Tây Berlin với Đông Berlin và Đông Đức, ngày 13 tháng 8 năm 1961. Tất cả các con phố, cây cầu, đường, cửa sổ, cửa đi, cổng hay đường ống nước mở sang Tây Berlin đều bị xây tường, đổ bê tông, hàn chắn hay dây thép gai bịt lại. Bức tường có mục đích cản trở những người phía đông, những người từ khi nó được xây dựng đã không được phép rời phía đông nữa, ngoại trừ khi có giấy phép của phía đông, và thường giấy phép không bao giờ được cấp.

Những người phía tây vẫn được trao visa để vào Đông Berlin. Ban đầu tám chốt gác trên đường phố được mở, và một chốt gác tại ga đường sắt Berlin Friedrichstraße, có thể tới được bằng một đường xe điện ngầm phía tây (U 6 ngày nay), hai đường S-Bahn phía tây, một dưới và một trên mặt đất (xấp xỉ S 2 và S 3 ngày nay, tuy nhiên các tuyến đường đã thay đổi nhiều từ năm 1990), và các chuyến tàu quá cảnh giữa Tây ĐỨc và Tây Berlin khởi đầu và chấm dứt tại đó.

Tám chốt gác trên đường phố - từ Bắc xuống Nam dọc theo Bức tường - tại Bornholmer Straße, Chausseestraße, Invalidenstraße, Cổng Brandenburg, Friedrichstraße (Chốt gác Charlie theo cách gọi của Mỹ, bởi đây là điểm đi vào khu vực của họ), Heinrich-Heine-Straße (cũng được gọi là Chốt gác Delta), và Sonnenallee. Khi việc xây dựng Bức tường bắt đầu vào nửa đêm ngày 13 tháng 8, Thị trường Tây Berlin Willy Brandt đang ở trong một tour chiến dịch tranh cử ở Tây Đức. Đi tàu hoả tới Hanover lúc 4 giờ sáng ông được thông báo về Bức tường và đã bay về Sân bay Trung tâm Tempelhof. Trong ngày hôm đó ông đã biểu tình - cùng với nhiều người Tây Berlin khác - tại Potsdamer Platz và tại Cổng Brandenburg phản đối Bức tường. Ngày 14 tháng 8 phía đông đóng cửa chốt gác tại Cổng Brandenburg, trước sự đòi hỏi của những người biểu tình phía tây, cho tới khi có thông báo tiếp sau, kéo dài tới tận ngày 22 tháng 8 năm 1989, khi cuối cùng nó được mở cửa trở lại.

Ngày 26 tháng 8 năm 1961 Đông Đức nói chung cấm người Tây Berlin đi vào khu vực phía đông. Tuy nhiên, người Tây Đức và những người quốc tịch khác vẫn có thể được cấp visa vào Đông Berlin. Bởi những đường điện thoại liên thành phố đã bị phía đông cắt đi vào tháng 5 năm 1952 (xem bên dưới) cách liên lạc duy nhất với gia đình hay bạn bè ở phía bên kia là bằng thư hay gặp gỡ tại các nhà hàng dọc xa lộ trên một tuyến đường quá cảnh, bởi giao thông quá cảnh không bao giờ bị động tới.

Ngày 18 tháng 5 năm 1962 Đông Đức mở cửa - tại ga Berlin Friedrichstraße - cái thường được gọi là sảnh kiểm tra Tränenpalast (Cung điện nước mắt), nơi những người phía đông phải nói một lời chia tay đầy nước mắt với những người phía tây hay người phía đông đang quay trở về, những người đã tìm cách kiếm được giấy phép vào phía tây. Cho tới tháng 6 năm 1963 phía đông đã đào sâu hơn vùng biên giới quanh Tây Berlin tại Đông Đức và Đông Berlin bằng cách phát quang những toà nhà và cây cối để có một khu vực trống, bị hàn kín bởi Bức tường Berlin về phía tây và một bức tường hay hàng rào thứ hai tương tự về phía đông, bị quan sát bởi những tháp canh và nhân viên vũ trang, đã được lệnh bắn những người tìm cách tị nạn.

Cuối cùng, vào năm 1963, người Tây Berlin lần đầu tiên được phép đến thăm Đông Berlin một lần nữa. Nhân dịp này, một trạm kiểm soát dành cho người đi bộ chỉ được mở trên Oberbaumbrücke. Người Tây Berlin được cấp thị thực cho chuyến thăm một ngày giữa ngày 17 tháng 12 năm 1963 và ngày 5 tháng 1 năm sau. 1,2 triệu người Tây Berlin - trong tổng số 1,9 triệu người - đã đến thăm Đông Berlin trong thời gian này. Vào năm 1964, 1965 và 1966, Đông Đức lại mở cửa cho người Tây Berlin, mỗi lần chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn.

Đông Đức có niềm vui đặc biệt khi chơi với các địa vị pháp lý khác nhau được gán cho người Đông Đức - bao gồm cả người Đông Berlin và người Tây Đức khác biệt với người Tây Berlin, cũng như công dân từ tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, Đông Đức ra lệnh cho mọi Cửa khẩu biên giới ở Đông Berlin được mở cho một tổ hợp người khác, chỉ có một trạm kiểm soát đường phố mở đồng thời cho người Tây Berlin và Tây Đức (Bornholmer Straße) và Ga Berlin Friedrichstraße mở cửa cho tất cả khách du lịch.

Vào ngày 9 tháng 9 năm 1964, Đông Đức Hội đồng Bộ trưởng (chính phủ) đã quyết định cho phép những người hưu trí phương Đông đến thăm gia đình ở Tây Đức hoặc Tây Berlin. Theo các quy định được quy định có hiệu lực từ ngày 2 tháng 11, người hưu trí phương Đông có thể áp dụng - và thường được cho phép - đi du lịch mỗi năm một lần trong tối đa bốn tuần tới phương Tây để thăm người thân. Nếu những người hưu trí quyết định không trở về, chính phủ đã không bỏ lỡ họ với tư cách là lực lượng lao động, khác với những người phương Đông trẻ tuổi, những người phải chịu một hệ thống lao động và việc làm, đòi hỏi hầu hết mọi người phải làm việc trong hệ thống sản xuất chỉ huy phía Đông.

On ngày 2 tháng 12 năm 1964 Đông Đức - trong khi đó càng ngắn hơn về ngoại hối - sắc lệnh rằng mọi du khách phương Tây phải mua tối thiểu 5 Mark der Deutschen Notenbank Đông (MDN, 1964-1968 the official name of the East German mark, to distinguish it from the West Deutsche Mark) per day at the still held arbitrary compulsory rate of 1: 1. The five marks were to be spent, exporting Eastern currency was illegal, which is why importing it - after having bargained it at the currency market at Zoo station - was also illegal. Western pensioners and children were spared from the compulsory exchange (officially in tiếng Đức: Mindestumtausch, i.e. minimum exchange). Soon later East Germany could hold the first harvest of the new compulsory exchanges by allowing West Berliners again to visit East Berlin for a day in the Christmas season. Năm sau, Đông Đức đã mở mùa du lịch cho người Tây Berlin vào ngày 18 tháng 12 năm 1965. Năm 1966, họ mở một vụ thu hoạch thứ hai, đó là mùa du lịch cho người Tây Berlin quanh Phục sinh (ngày 10 tháng 4) và Lễ Ngũ tuần (29 tháng 5) ngày lễ và sau đó một lần nữa trong mùa Giáng sinh.

Tình hình chỉ thay đổi căn bản sau ngày 11 tháng 12 năm 1971 khi phương Tây Egon Bahr và Đông Michael Kohl ký cho hai quốc gia Đức Thỏa thuận quá cảnh, theo sau là một so sánh thỏa thuận cho người Tây Berlin, cho phép họ một lần nữa ghé thăm thường xuyên ở Đông Đức và Đông Berlin.

Sau khi phê chuẩn Thỏa thuận và chỉ định các quy định liên quan, người Tây Berlin có thể nộp đơn xin lại thị thực lần đầu tiên cho bất kỳ ngày nào được chọn đến Đông Berlin hoặc Đông Đức từ ngày 3 tháng 10 năm 1972 trở đi. Nếu được cấp, thị thực một ngày cho phép họ rời khỏi miền Đông cho đến 2 giờ sáng. ngày hôm sau. Người dân Tây Berlin hiện đã bỏ ra khoản phí thị thực của 5 Western Deutsche Mark, đừng nhầm lẫn với số tiền trao đổi bắt buộc tương đương với số tiền tương tự, nhưng mang lại lợi nhuận 5 điểm Đông. Việc cứu trợ tài chính này không kéo dài lâu, bởi vì vào ngày 15 tháng 11 năm 1973 Đông Đức đã tăng gấp đôi số tiền trao đổi bắt buộc lên 10 điểm Đông, phải trả bằng Deutsche Marks của Tây Đức ngang bằng.

Thị thực một ngày cho Đông Berlin hiện đã được cấp trong một thủ tục nhanh chóng để vào Đông Berlin; thị thực cho thời gian lưu trú dài hơn và thị thực cho Đông Đức thích hợp cần một đơn đăng ký trước, có thể là một thủ tục dài. Để giảm bớt việc áp dụng người Tây Berlin cho thị thực phương Đông như vậy, Bộ Ngoại giao Đông Đức sau đó đã được phép mở Offices for the Affairs of Visits and Travelling (tiếng Đức: Büros für Besuchs- und Reiseangelegenheiten) ở Tây Berlin, nơi không được phép thể hiện bất kỳ biểu tượng chính thức nào của Đông Đức. Các quan chức phương Đông đang điều hành ở đó đi lại mỗi sáng và tối từ và đến Đông Berlin, đồng phục của họ không có biểu tượng chính thức nào ngoại trừ cái tên Büro für Besuchs- und Reiseangelegenheiten . Họ chấp nhận đơn xin thị thực và trao thị thực xác nhận - được cấp ở phía Đông - cho người nộp đơn Tây Berlin. Một barack trước đây nhà ở một như vậy Büro für Besuchs- und Reiseangelegenheiten can be found on Waterlooufer # 5-7 in Berlin-Kreuzberg, close to Hallesches Tor underground station. Sự bất đồng về vị thế của Berlin là một trong những cuộc tranh luận quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Một hình thức giao thông khác giữa Đông và Tây Berlin là việc chuyển nước thải của Tây Berlin vào Đông Berlin và Đông Đức thông qua các ống cống được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nước thải chảy vào phía Đông vì hầu hết các cơ sở trước chiến tranh để xử lý nước thải, chủ yếu là trang trại nước thải, đã xảy ra ở phía Đông sau khi phân chia thành phố. Tuy nhiên, ống thoát nước, một khi được phát hiện là một cách để chạy trốn khỏi phương Đông, đã bị chặn bởi các thanh. Tây Berlin đã trả tiền cho việc xử lý nước thải ở Western Deutsche Marks, rất cần chính phủ phương Đông. Do kỹ thuật được sử dụng ở phương Đông không đáp ứng các tiêu chuẩn phương Tây, Tây Berlin đã tăng khả năng xử lý nước thải hiện đại trong lãnh thổ của mình, do đó lượng nước thải được xử lý ở phía Đông, có thể giảm đáng kể cho đến khi Bức tường sụp đổ.

Tương tự là tình trạng với rác. Việc loại bỏ, đốt hoặc xử lý lượng rác thải ngày càng tăng của Tây Berlin đã trở thành một vấn đề tốn kém. Cũng ở đây, một thỏa thuận đã được tìm thấy, vì Tây Berlin sẽ trả tiền cho nó ở Western Deutsche Marks. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1974 Công ty tiện ích rác thải của Đông Đức và Tây Berlin BSR đã ký hợp đồng xử lý rác trên bãi rác ngay bên ngoài Bức tường ở Đông Đức Groß-Ziethen (hiện là thành phần của ngày hôm nay Schonefeld). Một trạm kiểm soát bổ sung, chỉ mở cho các xe tải bin phương Tây đã được mở ở đó. Sau đó, một bãi rác thứ hai, xa hơn, đã được mở ở Vorketzin, một thành phần của Ketzin.

Đối với S-Bahn, được vận hành ở toàn bộ Berlin bởi Reichsbahn ở Đông Đức, việc xây dựng Bức tường có nghĩa là cắt sâu vào mạng lưới tích hợp của nó, đặc biệt là cho Berlin tất cả các khu vực nội thành phương Tây và phương Đông. Các dòng đã được tách ra và những người chủ yếu nằm ở Tây Berlin vẫn được tiếp tục, nhưng chỉ có thể truy cập từ Tây Berlin với tất cả các lối vào Đông Berlin đã đóng cửa. Tuy nhiên, trước khi Bức tường được xây dựng, người Tây Berlin đã kiềm chế ngày càng nhiều hơn khi sử dụng S-Bahn, kể từ khi các cuộc tẩy chay chống lại nó được đưa ra, lập luận rằng mọi vé được mua với S-Bahn đều cung cấp cho chính phủ Đông Đức. Vì vậy, việc sử dụng giảm xuống, trong khi nhà điều hành giao thông công cộng phương Tây BVG '(Tây) cung cấp các tuyến xe buýt song song ngày càng mở rộng và mở rộng mạng lưới các tuyến ngầm. Sau khi xây dựng Bức tường, sự tẩy chay bị cắt giảm mạnh, do đó việc sử dụng đã giảm xuống đến mức việc vận hành các dòng S-Bahn ở Tây Berlin đã biến thành một cuộc tập trận thua lỗ: tiền lương và chi phí bảo trì - tuy nhiên nó đã được thực hiện - vượt xa tiền bán vé. Vì vậy, Reichsbahn cuối cùng đã đồng ý từ bỏ hoạt động của S-Bahn ở Tây Berlin, như đã được xác định bởi tất cả các đồng minh vào năm 1945, và vào ngày 29 tháng 12 năm 1983, quân Đồng minh, Thượng viện Berlin (Tây; tức là thành phố) chính quyền tiểu bang) và Reichsbahn đã ký một thỏa thuận thay đổi nhà điều hành từ Reichsbahn thành BVG (phía Tây) với hiệu lực của ngày 9 tháng 1 năm 1984.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 Đông Đức đã mở ra biên giới cho người Đông Đức và người Đông Berlin, những người sau đó có thể tự do đi vào Tây Berlin, bởi vì nó không bao giờ hạn chế việc nhập cảnh của họ. Đối với người Tây Berlin và người Tây Đức, việc mở cửa biên giới để vào cửa miễn phí kéo dài lâu hơn. Quy định để có được thị thực một ngày khi vào Đông và trả tiền trao đổi bắt buộc, lên tới 25 Western Deutsche Marks vào năm 1989, tiếp tục. Tuy nhiên, nhiều hơn các trạm kiểm soát trước đây đã được mở. Cuối cùng vào ngày 22 tháng 12 năm 1989 Đông Đức đã cho người Tây Berlin và người Tây Đức vào cửa miễn phí mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào tại các trạm kiểm soát hiện có, yêu cầu giấy tờ hợp lệ. Các kiểm soát của phương Đông dần dần bị thay đổi thành kiểm tra tại chỗ và cuối cùng bị bãi bỏ vào ngày 30 tháng 6 năm 1990, ngày Đông và Tây giới thiệu một "liên minh liên quan đến tiền tệ, kinh tế và an toàn xã hội" (tiếng Đức: Währungs-, Wirtschafts- und Sozialunion).

Giao thông giữa các phần khác nhau của Tây Berlin qua phía đông

Các biên giới Đông và Tây Berlin có đường đi rắc rối, gồm nhiều phần chia tách và gộp trong, bởi các biên giới đi theo các biên giới thành thị của các thành phần của nó, vốn đã phát triển từ thế kỷ 12 với một số lần tạm thời thay đổi năm 1920 - theo Luật Đại Berlin, năm 1938 - bởi một sự đơn giản hoá một số biên giới thị xã bên trong Đại Berlin và bởi Đồng minh vào tháng 8 năm 1945, ví dụ việc vẽ ra khu vực Berlin theo cách này, nó có thể gồm toàn bộ Sân bay của Wehrmacht tại Berlin-Gatow ở góc tây nam của khu vực này. Đổi lại khu địa lý phía tây của quận Tây Berlin Staaken - ở cực tây của Khu Anh, được trao cho người Liên Xô. Điều này gây ra một thực tế rắc rối, bởi ở thời điểm năm 1951 vùng địa lý phía tây Staaken là một khu vực chia tách của Đông Đông Berlin về chính trị ở vùng ngoại ô phía tây về địa lý của Tây Berlin, trong khi vùng địa lý phía đông Staaken về chính trị vẫn thuộc trong khu vực phía tây của Anh, vì thế là Berlin.

Theo Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin (1971) Đồng minh cho phép Tây Berlin đàm phán việc tái bố trí lãnh thổ với Đông Đức. Ngày 20 tháng 12 năm 1971 lần tái bố trí lãnh thổ đầu tiên diễn ra, liên quan tới các khu vực chia tách số 1–3, 6, 8, 10 và 11 được đề cập dưới đây, gộp các phần sau với Tây Berlin và nhượng sáu phần trước cho Đông Đức cũng như kèm theo một khoản chi trả bốn triệu Mark Tây Đức cho phía đông. Những vùng chia tách còn lại hoặc bị nhượng (số 5, 7 và 12) cho Đông Đức hay các lãnh thổ có liên kết với Tây Berlin (số 4 và 6) trong đợt tái bố trí lần hai năm 1988.

Mười hai phần tách ngoài của Tây Berlin như sau:

  • 1–3 Böttcherberg Bản mẫu:De-icon (0.30 ha/0.74 acre): ba mảnh đất không kết nối, không có người ở và không sử dụng, thuộc Borough of Zehlendorf của Tây Berlin, được nhượng cho Đông Đức năm 1971, từ đó là một phần của Potsdam.
  • 4 Erlengrund Bản mẫu:De-icon (0.51 ha/1.26 acre): Allotment club, thỉnh thoảng có người ở, thuộc Borough of Spandau, kết nối về lãnh thổ với Tây Berlin, khi Đông Đức nhượng dải đất xen giữa năm 1988. Cho tới năm 1988 những người ở đó phải đi lại dưới sự giám sát của Đông Đức trên quãng đường ngắn của họ giữa Erlengrund và phần còn lại của Tây Berlin. Những người khác, như bạn bè và người thân, không nói tới những người lạ, không được phép qua, ngoại trừ những người cứu hộ khẩn cấp. Con đường nối Erlengrund được rào cả hai phía để không cho người phía đông đi vào.
  • 5 Falkenhagener Wiese (45.44 ha/112.28 acre): đồng cỏ không sử dụng, thuộc Borough of Spandau, được nhượng cho Đông Đức năm 1988, từ đó là một phần của Falkensee.
  • 6 Fichtewiese Bản mẫu:De-icon (3.51 ha/8.67 acre): Allotment club, thỉnh thoảng có người ở, thuộc Borough of Spandau, có kết nối về lãnh thổ với Tây Berlin, khi Đông Đức nhượng dài đất xen giữa năm 1988. Cho tới năm 1988 những người ở đó phải đi lại dưới sự giám sát của Đông Đức trên quãng đường ngắn của họ giữa Fichtewiese và phần còn lại của Tây Berlin. Những người khác, như bạn bè và người thân, không nói tới người lạ, không được phép qua, trừ những người cứu hộ khẩn cấp. Con đường nối Fichtewiese được rào cả hai phía để không cho người phía đông đi vào.
  • 7 Finkenkrug, (3.45 ha/8.53 acre): do người Đông Đức ở, 5 km từ biên giới Tây Berlin, thuộc Borough of Spandau, được nhượng cho Đông Đức năm 1971, từ đó là một phần của Falkensee.
  • 8 Große Kuhlake (8.03 ha/19.84 acre): đồng cỏ không sử dụng, thuộc Borough of Spandau, được nhượng cho Đông Đức năm 1971.
  • 9 Laßzins-Wiesen (13.49 ha/33.33 acre): đồng cỏ không sử dụng, thuộc Borough of Spandau, được nhượng cho Đông Đức năm 1988, từ đó là một phần của Schönwalde.
  • 10 Nuthewiesen Bản mẫu:De-icon (3.64 ha/8.99 acre): đồng cỏ ướt không có người ở, thuộc Borough of Zehlendorf, được nhượng cho Đông Đức năm 1971, từ đó là một phần của Potsdam.
  • 11 Steinstücken (12.67 ha/31.31 acre): không có người Tây Berlin sinh sống, thuộc Zehlendorf, có kết nối về lãnh thổ với Tây Berlin, khi Đông Đức nhượng lại dài đất xen giữa năm 1971. Cho tới năm 1971 những người ở đó phải đi lại dưới sự giám sát của Đông Đức trên quãng đường ngắn của họ giữa Steinstücken và phần còn lại của Tây Berlin. Những người khác, như bạn bè và người thân, không nói tới người lạ, không được phép qua, trừ những người cứu hộ khẩn cấp. Con đường nối Fichtewiese được rào cả hai phía để không cho người phía đông đi vào.
  • 12 Wüste Mark Bản mẫu:De-icon (21.83 ha/53.94 acre): dù cái tên như vậy, nó không phải là vùng đất bỏ đi mà tỉnh thoảng được trồng cấy, thuộc Borough of Zehlendorf, được nhượng cho Đông Đức năm 1988, từ đó là một phần của Stahnsdorf. Wüste Mark là một dải đất nằm xen giữa cánh rừng nghĩa địa của Wilmersdorf tại Güterfelde. Cho tới năm 1988 những nông dân Tây Berlin trồng cấy ở đây vẫn được cho phép điều khiển máy cày qua Đông Đức sau khi thông báo theo một quy định từ trước.

Khi bức tường được xây dựng năm 1961 ba đường metro chạy từ các phần phía bắc của Tây Berlin, qua các đường hầm dưới trung tâm thành phố phía đông và chấm dứt ở các vùng phía nam của Tây Berlin. Những đường có liên quan ngày nay là các đường xe điện ngầm U 6 và U 8 và đường S-Bahn S 2 (ngày nay được sử dụng một phần bởi các tuyến khác). Khi Tây Berlin bị chia tách hoàn toàn với Đông Berlin bởi Bức tường Berlin những lối vào các gia trên các tuyến đường đó ở Đông Berlin bị đóng cửa, tuy nhiên các chuyến tàu từ phía tây được phép tiếp tục đi qua mà không phải dừng lại. Các hành khách trong các đoàn tàu đó cảm giác được sự trống trơn và nghèo nàn như đang ở trong 'ga tàu ma' khi thời gian đã dừng lại kể từ ngày 13 tháng 8 năm 1961. Công ty điều hành vận tải công cộng Tây Berlin BVG (West) trả cho phía đông một khoản phí bằng đồng Mark Tây Đức hàng năm cho việc sử dụng những đường hầm dưới Đông Berlin. U 6 và S 2 cũng có một điểm dừng ngầm tại ga đường sắt Berlin Friedrichstraße ở phía đông, ga duy nhất bên dưới Đông Berlin nơi các chuyến tàu từ phía tây vẫn được phép dừng. Hành khách có thể đổi tàu tại đó giữa tuyến U 6 và S 2 hay để bắt các đoàn tàu quá cảnh tới Tây Đức, mua thuốc lá và rượu bằng đồng mark tây đức tại các kiosk của Đông Đức, hay vào Berlin qua một chốt gác vốn có.

Bưu điện và viễn thông

Tây Berlin có cơ quan bưu chính của riêng mình ban đầu được gọi là Deutsche Post Berlin (1947-1955) và sau đó là Deutsche Bundespost Berlin, tách biệt với Deutsche Bundespost của Tây Đức, và phát hành tem bưu chính của riêng mình cho tới năm 1990. Tuy nhiên, việc chia tách chỉ mang tính biểu tượng, trên thực tế dịch vụ bưu chính của Tây Berlin hoàn toàn tích hợp với dịch vụ của Tây Đức, cùng sử dụng hệ thống mã bưu chính. Đông và Tây đều đã khởi sự các cuộc chiến bưu chính năm 1948/1949 (trong cuộc Phong toả) và năm 1959/1960 (Năm Người tị nạn Thế giới) từ chối chuyển các bức thư có dán tem thể hiện các giá trị trên đồng tiền tệ mới của Đông và Tây Đức hay dán những con tem đặc biệt thể hiện các chủ đề liên quan tới cuộc Phong toả hay số phận của những người tị nạn của Thế chiến II.

Bưu điện cũng điều hành mạng lưới điện thoại ở Berlin. Nó ở tình trạng tồi tệ ở cả bốn khu vực, bởi trước tháng 7 năm 1945, trước khi các Đồng minh phương Tây kiểm soát các khu vực khác, người Liên Xô đã tháo và chuyển hầu như mọi tổng đài điện thoại tự động, cho phép thực hiện quay số trực tiếp chứ không phải qua tổng đài thao tác bằng tay. Vì thế mạng lưới điện thoại của Berlin đã giảm từ hàng trăm nghìn số xuống chỉ còn 750 vào cuối năm 1945, tất cả chúng đều thuộc nhân viên Đồng minh hay các dịch vụ hữu ích. Việc xây dựng lại hệ thống trở thành một công việc kéo dài bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thời hậu chiến và cuộc Phong toả Berlin sau đó. Ngày 25 tháng 2 năm 1946 những cuộc gọi giữa Berlin và bất kỳ khu vực nào trong bốn khu vực chiếm đóng của Đồng Minh một lần nữa lại có thể diễn ra. Tháng 4 năm 1949 nhánh phía đông của Deutsche Post ngắt toàn bộ 89 đường điện thoại sẵn có giữa Tây Berlin và vùng chiếm đóng của Liên Xô tại Đức.

Trong lúc ấy Tây Berlin được tích hợp vào trong mạng điện thoại Tây Đức, sử dụng cùng mã quay số quốc tế như Tây Đức, +49, với mã vùng 030. Ngày 27 tháng 5 năm 1952 Deutsche Post phía đông cắt toàn bộ 4,000 nối Đông và Tây Berlin. Để giảm việc phía đông mắc rẽ vào đường viễn thông giữa Tây Berlin và Tây Đức các kết nối radio vi sóng chuyển tiếp được xây dựng, với các cuộc gọi đường truyền phát không dây giữa các trạm ăng ten ở Tây Đức và Tây Berlin, nơi hai ăng ten được xây dựng, một ăng ten tại Berlin-Wannsee và sau này một cái thứ hai tại Berlin-Frohnau, hoàn thành ngày 16 tháng 5 năm 1980 với chiều cao 358m (tháp này bị phá bỏ ngày 8 tháng 2 năm 2009).

Sau thời kỳ giảm căng thẳng, ngày 31 tháng 1 năm 1971 Đông Đức cho phép mở 10 đường điện thoại giữa Đông và Tây Berlin. Mã vùng phía tây cho Đông Berlin khi đó là 00372. Những cuộc gọi từ Đông Berlin chỉ có thể được thực hiện qua tổng đài. Ngày 24 tháng 6 năm 1972 Đông Berlin mở 32 tổng đài chuyển mạch (exchange) địa phương (gồm cả Potsdam) ở vùng phụ cận Đông Đức của Tây Berlin cho những cuộc gọi từ Tây Berlin. Từ ngày 14 tháng 4 năm 1975 người Đông Berlin một lần nữa có thể gọi điện trực tiếp tới Tây Berlin, mà không phải qua tổng đài. Đông Đức đã chấm nhận gia tăng số đường điện thoại giữa Đông và Tây Berlin lên 120 đường ngày 15 tháng 12 năm 1981. Tuy nhiên, các cuộc gọi cá nhân rất hiếm ở phía đông. Năm 1989, 17 triệu người Đông Đức (gồm cả người Đông Berlin) chỉ có 4 triệu điện thoại, chỉ một nửa số này được lắp đặt tại các hộ gia đình, số còn lại thuộc các văn phòng, công ty, kiosk điện thoại công cộng và tương tự.

Các khu của Tây Berlin

Tây Berlin gồm các khu sau:

Trong vùng chiếm đóng của Mỹ:

  • Neukölln
  • Kreuzberg
  • Schöneberg
  • Steglitz
  • Tempelhof
  • Zehlendorf

Trong vùng chiếm đóng của Anh:

  • Charlottenburg
  • Tiergarten
  • Wilmersdorf
  • Spandau

Trong vùng chiếm đóng của Pháp:

  • Reinickendorf
  • Wedding

Xem thêm

  • Thống nhất nước Đức
  • Cách mạng hoà bình
  • Vụ đánh bom vũ trường Berlin năm 1986
  • Berlin
  • Phong toả Berlin
  • Lữ đoàn Berlin
  • Khủng hoảng Berlin năm 1961
  • Bức tường Berlin
  • Bonn
  • Chốt gác Charlie
  • Deutsche Bundespost Berlin
  • Đông Berlin
  • Đông Đức
  • Đức
  • Ga ma
  • Lịch sử Đức từ năm 1945
  • Xét xử tại Berlin
  • RAF Gatow
  • Nhà tù Spandau
  • Stunde Null
  • Quân đội Hoa Kỳ Berlin
  • Tây Đức
  • Danh sách các sĩ quan chỉ huy các khu vực của Berlin

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Berlin 1969 - In the forgotten midpoint of the Cold War
  • Berlin Exclaves
  • History of the Western Allies in Berlin

Text submitted to CC-BY-SA license. Source: Tây Berlin by Wikipedia (Historical)


INVESTIGATION